Câu hỏi Đường lên đỉnh Olympia 'hack não', cả thí sinh và nhiều khán giả 'bó tay'!

Câu hỏi nghe thì dễ nhưng để nghĩ ra được đáp án trong thời gian quy định thì cũng toát hết mồ hôi.

Các câu hỏi trong Đường lên đỉnh Olympia luôn được đánh giá cao vì sự đa dạng, không chỉ là kiến thức sách vở đơn thuần mà còn trải dài trong nhiều lĩnh vực đời sống, xã hội. Có những câu ban tổ chức đưa ra rất hóc búa, khiến thí sjnh toát mồ hôi hột cũng không trả lời được. Lại có những câu rất dễ nhưng vẫn đánh lừa được thí sinh bởi đó là một câu đố mẹo. Trong thời gian trả lời ngắn, cộng thêm áp lực cuộc thi khiến thí sinh không khỏi rối bời và mất điểm đáng tiếc.

Mới đây, một câu hỏi Olympia bất ngờ được chia sẻ lại, khiến cộng đồng mạng không khỏi thích thú, bàn tán. Rất nhiều người đã thử sức, đưa ra câu trả lời nhưng không chính xác. 

Cụ thể cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia quý 2 phát sóng chiều 21/3/2021 chứng kiến cuộc so tài của 4 thí sinh: Nguyễn Việt Thái (THPT chuyên Ngoại Ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội); Nguyễn Nghĩa (trường THPT Chợ Gạo, Tiền Giang); Nguyễn Đỗ Duy Quân (trường THPT chuyên Bến Tre, Bến Tre); Nguyễn Tấn Khải (trường Quốc tế TP.HCM - Học viện Mỹ). Trong phần thi khởi động, thí sinh Nguyễn Đỗ Duy Quân đã nhận được một câu hỏi khá thú vị như sau: “Trong bức ảnh chụp gia đình có 2 người cha và 2 người con. Hỏi trong bức ảnh có ít nhất mấy người”.

 

Câu hỏi hack não trong trận thi Quý 2 Đường lên đỉnh Olympia.

Duy Quân lúc đó đưa ra câu trả lời là 2 người, tuy nhiên đáp án đúng là 3. Được biết, rất nhiều khán giả khi xem chương trình đã “nảy số” luôn đáp án là 4 và khá bất ngờ khi MC Diệp Chi công bố câu trả lời đúng. Thực chất, đây là một câu hỏi mẹo và bạn cần phải để ý đến một dữ liệu đẵ biệt, đó là “có ít nhất mấy người”. Nếu không có cụm từ này, ta có thể nghĩ trong bức ảnh có tới 4 người, bao gồm 2 người cha + 2 người con.

Tuy nhiên, để có giá trị nhỏ nhất thì bức ảnh phải là 3 người, và 3 người này thuộc 3 thế hệ: ông - bố - con trai. Như vậy, ông và bố là 2 người, còn bố và con trai cũng là 2 người con. Vừa hợp lý, lại thoả mãn câu hỏi đưa ra.

Đáp án nghe thì dễ nhưng thực sự, đứng trên sân khấu của cuộc thi học thuật lớn nhất cả nước dành cho lứa phổ thông thì chuyện thí sinh bối rối, trả lời sai cũng không khó trách. Với những bạn trả lời đúng câu này trong vòng vài giây thì quả thực khả năng tư duy rất nhạy bén.

Được biết chung cuộc, thí sinh Việt Thái về đích với 295 điểm- nhất quý 2. Lần lượt về sau Việt Thái là Nguyễn Nghĩa (Trường THPT Chợ Gạo - Tiền Giang) với 140 điểm; Nguyễn Đỗ Duy Quân (Trường THPT Chuyên Bến Tre - Bến Tre) với 110 điểm và Nguyễn Tấn Khải (Trường Quốc tế TP. Hồ Chí Minh - Học viện Mỹ) với 35 điểm. Việt Thái cũng chính là 1 trong 4 thí sinh góp mặt trong trận Chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia cùng với 3 thí sinh khác là Nguyễn Hoàng Khánh (THPT Bạch Đằng - Quảng Ninh - 375 điểm); Nguyễn Thiện Hải An (THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên - Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội - 325 điểm) và cuối cùng là Nguyễn Đình Duy Anh (THPT Chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An - 250 điểm).

Thí sinh Olympia 'quên' số cứu hỏa: Giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường thế nào?

Thí sinh Olympia 'quên' số cứu hỏa: Giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường thế nào?

Tại chương trình Đường lên đỉnh Olympia phát sóng hôm 26/9, cả 4 thí sinh tranh tài đều không thể nhớ ra số khẩn cấp gọi PCCC là 114 khiến nhiều khán giả bất ngờ.

Theo Pháp luật và Bạn đọc

Nữ sinh 13 tuổi đạt 8.0 IELTS, nói không với việc ‘học chỉ để đi thi’

Đạt 8.0 IELTS năm 13 tuổi, Bùi Hương Linh Giang nói rằng em chưa từng xem bất kỳ chứng chỉ ngoại ngữ nào là mục đích cuối cùng của quá trình học. Tiếng Anh là một phương tiện giúp em tiếp cận với nguồn tri thức bất tận.

Phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 với 4 môn 'phá bỏ' nhiều bất cập, nghịch lý

Phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được đánh giá có nhiều ưu điểm vượt trội, “phá bỏ” nhiều bất cập, nghịch lý.

Giáo viên trường công được dạy thêm với điều kiện nào?

Theo quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT, giáo viên trường công lập không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

Các trường đại học 'mạnh tay' rót tiền, trải thảm đỏ thu hút tiến sĩ, giáo sư

Nhiều trường đại học trả lương cao, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp để thu hút nguồn nhân lực có trình độ tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về làm việc.

Nữ sinh giành học bổng Chính phủ Hàn Quốc từ lời can 'học ở Việt Nam rồi tính'

Khi tham khảo ý kiến mọi người, Mai Anh thường nhận được câu trả lời: “Hồ sơ không đủ mạnh”, “Em nên theo học đại học ở Việt Nam rồi sau này học cao lên tính tiếp”… Tuy nhiên, cô gái đã không bỏ cuộc.

Tranh cãi việc ký túc xá cấm sinh viên nằm nệm

Quy định mới của ký túc xá Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cấm sinh viên nằm nệm gây nhiều ý kiến trái chiều.

Diễn biến mới vụ phụ huynh tố trường 'ăn bớt' giờ chính khóa để dạy ngoại khóa

Sau phản ánh của VietNamNet về việc phụ huynh tố trường bớt giờ chính khóa để dạy chương trình ngoại khóa, Trường Mầm non Tam Hưng A (huyện Thanh Oai) đã thông báo dừng tổ chức các hoạt động ngoại khoá.

'Mẹ ơi, các bạn học thêm ở nhà cô điểm cao hơn'

Chị T. chia sẻ, vì tâm lý lo lắng con không được quan tâm nên khi biết cô giáo mở lớp học thêm tại nhà, dù con chỉ mới học lớp 1, chị cũng đã đăng ký.

‘Không học thêm, con tôi khó đỗ vào trường top’

“Để chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 6 trường chất lượng cao, các bạn trong lớp của con đã theo thầy cô chuyên luyện thi suốt từ năm lớp 4. Nếu không cho con đi ôn luyện, tôi sợ rằng cháu rất khó đỗ vào trường tốt”.

Mặc lời đàm tiếu, người phụ nữ sáng mải miết bán vé số, chiều 'đứng lớp' dạy học

Đi qua hơn nửa đời người, bà giáo Nguyễn Thị Ba hàng ngày vẫn mải miết trên khắp các con hẻm của TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương bán từng tờ vé số, tích góp tiền lo con chữ cho học trò nghèo ở lớp học tình thương.

Đang cập nhật dữ liệu !