Câu chuyện của nữ sinh từng phải đi rửa bát, bốc vác thuê vì gia đình vỡ nợ

Suốt 2 năm kể từ khi gia đình vỡ nợ, Phương không từ chối làm bất kỳ công việc gì, miễn có thể kiếm ra tiền. Cô đi gia sư, phục vụ nhà hàng, chạy tiệc đám cưới, rửa bát,… thậm chí là bốc vác thuê.

Biến cố thay đổi cuộc đời

Phạm Thu Phương (1999) sinh ra trong gia đình có bố mẹ đều làm kinh doanh. Từ nhỏ, cả Phương và em trai đều được bố mẹ bao bọc, chỉ cần lo học hành mà không phải nghĩ nhiều về chuyện tiền bạc.

“Cuộc sống của em khi ấy rất dễ dàng. Mặc dù sống xa nhà nhưng đều đặn hàng tháng, bố mẹ sẽ gửi tiền vào tài khoản. Số tiền dư dả nên em chưa từng phải nghĩ đến chuyện đi làm thêm”, Phương nhớ lại.

Thế nhưng, giữa năm 2 đại học, một biến cố xảy đến khiến gia đình Phương phá sản. Toàn bộ đất đai, nhà cửa mất trắng. Bố mẹ phải rời bỏ quê hương tới một nơi xa. Mẹ Phương cũng vì thế mà sinh ra trầm cảm

Bố mẹ bỏ đi để lại Phương và em trai khi ấy đang học lớp 11. Không còn cách nào khác, em trai Phương phải bỏ học giữa chừng. Sợ em hư hỏng, Phương thuyết phục để đón em lên Hà Nội sống cùng mình, dù vẫn chưa biết phía trước sẽ như thế nào. 

Khi ấy, Phương vẫn đang là sinh viên Khoa Du Lịch, Trường ĐH Mở Hà Nội.

 Nhìn nụ cười "quên trời đất" của Phương, không ai nghĩ cô đã từng trải qua muôn vàn khốn khó.


Mọi thứ diễn ra chóng vánh, trong vòng chỉ chưa đầy 1 tháng khiến Phương sốc và bế tắc.

“Nhìn em trai còn chưa tốt nghiệp cấp 3, đột nhiên tương lai biến thành dang dở, em chỉ biết ứa nước mắt”.

Nhưng, bằng một động lực nào đó, cô đã tự vực dậy tinh thần để trở thành điểm tựa cho em.

Việc đầu tiên Phương làm là xin rời khỏi ký túc xá, đi tìm phòng trọ cho hai chị em. Trước đó, do thói quen tiêu tiền không cần suy nghĩ, Phương gần như không có khoản tiền dự phòng nào.

“Em cứ đi hỏi khắp nơi, sau đó tìm được một căn nhà trọ xập xệ, lợp tôn, nằm ở ven sông Hồng. Mặc dù ở đó mùa hè nóng khủng khiếp, chỉ cần mưa to là dột lênh láng, nhưng bù lại chủ nhà không bắt cọc tiền và chỉ cần đóng theo tháng”.

Có chỗ ở, Phương bắt đầu lùng sục tìm việc làm thêm. Thời điểm đó, cô làm đủ thứ nghề và làm nhiều việc một lúc, miễn có thể kiếm ra tiền.

“Em đi chạy đám cưới tới khuya, rửa bát hay nhận bốc vác thuê chỉ vì có thể lấy được tiền công ngay trong ngày hoặc mỗi cuối tuần. Mặc dù mệt nhưng em cũng không dám kêu than với ai vì sợ bị người ta đuổi. Không còn ai để dựa đằng sau nên em không cho phép mình yếu đuối hay tủi thân”.

Cứ thế ròng rã suốt 2 năm, cứ 5h sáng Phương lại đạp xe tới khách sạn, buổi trưa vội vã đi học, tối đi dạy thêm hoặc làm những công việc chân tay,…

 


Dù vậy, mọi thứ vẫn không hề dễ dàng. Đỉnh điểm, Phương từng nghĩ tới chuyện bỏ học.

“Hồi đó, em đã suy nghĩ rất nhiều. Sức nặng của đồng tiền, áp lực của việc đi học ngành mình không yêu thích càng làm em bức bí, cùng quẫn. Em định bảo lưu một năm để đi làm công nhân, sau này có điều kiện sẽ quay lại học”.

Khi gọi điện chia sẻ ý định này với bố, bố chỉ nói: “Bố không phản đối việc con muốn nghỉ học đi làm công ty. Nhưng một năm ra trường muộn, con có biết mình sẽ bỏ lỡ mất bao nhiêu cơ hội”. 

Đắn đo suy nghĩ, cuối cùng, Phương quyết định bước tiếp.

Biết ơn những khốn khó

Mặc dù làm nhiều công việc, nhưng Phương vẫn giữ niềm đam mê chụp ảnh và quay video. Không có tiền mua đồ trang trí, Phương lại xin những chiếc bìa, tấm gỗ người ta bỏ đi để tập chụp. Mỗi tối, Phương cũng mày mò học chỉnh sửa video trên mạng để thỏa mãn sở thích cá nhân.

Dần dần, những tấm ảnh chụp và video của Phương được nhiều người thích thú, thậm chí còn liên hệ để cộng tác trong công việc.

Một khách sạn 4 sao đã đề xuất nhận Phương làm nhân viên chính thức và làm marketing với mức lương cao so với mặt bằng chung của sinh viên mới ra trường.

Và rồi, công việc marketing đến như một cơ duyên và gắn bó với Phương cho đến hiện tại. 

Ngoài công việc chính, Phương cũng đang là trưởng nhóm khoảng 10 người, chuyên quản lý nội dung fanpage cho các doanh nghiệp nhỏ.

 Phương hiện đang là một một Marketing Executive.


Phương nói, “từ một người sống hời hợt, đụng tí là bỏ cuộc”, khó khăn đã khiến cô phải thay đổi mỗi ngày để cuộc sống trở nên tốt hơn.

“Em cảm thấy may mắn vì đã gặp được rất nhiều người tốt, sẵn sàng giúp đỡ và tạo điều kiện để em có được công việc mình thích.

Em cũng biết ơn những khoảng thời gian khốn khó đã khiến mình trở nên mạnh mẽ và trưởng thành. 

Đó là những Tết phải cặm cụi đi làm, đến cơm cũng không kịp ăn. Là khi em trai phải bỏ học giữa chừng, muốn cho em học tiếp cũng chẳng lo được. Là lúc nghỉ việc hơn một tuần ở nhà mà sốt ruột đến “điên đầu”. Là những lần luôn phải nghĩ xem tháng này lấy lương sẽ trả nợ ai trước. Là rất nhiều lần tủi thân, tự trách sao mình phải suốt ngày phải nghĩ tới tiền và lo lắng nhiều thế,...

Quả thực, trước đây khi có tiền của bố mẹ, em quyết vấn đề rất nhanh nên không mấy trân trọng. Nhưng khi gặp phải khó khăn mà chỉ dùng tiền mới giải quyết được, em mới hiểu được nó quan trọng tới thế nào.

Cú sốc đầu đời đã khiến em trở nên vững vàng hơn.

Khó khăn nào cũng sẽ qua đi, học cách chấp nhận để tiến về phía trước, dần dần rồi sẽ có được quả ngọt”, Phương chia sẻ. 

Thúy Nga

Nhà báo

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Đang cập nhật dữ liệu !