Cặp đôi hạnh phúc 70 năm nhờ một điều nhiều người không thực hiện

MỸ - Từ lời mời rủ đi xem phim, cặp đôi đã phải lòng nhau. Giữa 2 người nảy nở tình yêu rồi kết thúc bằng hôn nhân viên mãn suốt 70 năm qua.

 

Ông Walt Florquist và bà Betty Brown khi còn trẻ. Ảnh: Skyhinews


Kỳ nghỉ phép đáng nhớ

Mọi chuyện bắt đầu vào tháng 5/1951. Thanh niên Walt Florquist được giới thiệu với cô gái tên là Betty Brown khi về thăm quê hương Fraser của mình trong thời gian nghỉ phép.

"Tôi thấy Betty ở đó và hỏi cô ấy có muốn đi xem phim không. Betty đã nhận lời", ông Walt nói.

Cuộc hẹn hò đó đã dẫn đến một câu chuyện tình yêu kéo dài 70 năm qua với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Có lúc khó khăn, cũng có lúc thuận lợi, đủ những cuộc phiêu lưu để lấp đầy 2 kiếp người.

Walt cho biết ông không thể nhớ bộ phim mà cặp đôi đã xem trong buổi hẹn hò đầu tiên, nhưng mọi thứ diễn ra rất suôn sẻ. Sau đó, ông và bà thường xuyên đi chơi với nhau trong suốt thời gian ông về nhà nghỉ phép.

Không từ ngữ nào có thể diễn tả được cảm xúc của ông Walt dành cho người phụ nữ mình yêu nhưng ông biết rằng mình không thể rời xa cô ấy. 

"Khi tôi ở nước ngoài, chúng tôi thường xuyên gửi thư cho nhau. Tôi đã mua sẵn một chiếc nhẫn để tặng cô ấy trong một cửa hàng ở Yokohama, Nhật Bản", ông Walt nhớ lại.

Chặng đường mới

Cặp đôi đã kết hôn vào ngày 27/2/1953. Ngay sau đám cưới, cô dâu chú rể chở nhau trên chiếc xe Chevy đời 1941 mà chị gái ông Walt tặng cho cặp đôi và đi đến Bremerton, Washington.

Hai vợ chồng sống ở Washington trong 3 tháng trước khi chuyển đến San Diego. Tại đây, gia đình Florquist chào đón đứa con trai đầu lòng Keith ra đời.

Những năm tiếp theo, cặp đôi trải qua những cuộc phiêu lưu mới. Ông Walt thừa nhận có những lúc thiếu thốn, người gầy gò, nhưng ông biết mái ấm gia đình mình luôn tràn ngập yêu thương.

"Hồi đó, chúng tôi làm mọi thứ mà chúng tôi có thể làm được nhưng hầu như không kiếm được đồng nào. Khó khăn vô cùng", ông Watt tâm sự.

Tuy nhiên, cặp đôi vẫn ở bên nhau và từng bước cải thiện kinh tế gia đình. Rồi họ sinh người con thứ 2, đặt tên là Kraig.

 

Ông bà Florquist hạnh phúc viên mãn với hôn nhân kéo dài 7 thập kỷ. Ảnh: Skyhinews

Sau này, ông Watt xin làm nhân viên bán ô tô cho một đại lý Chevrolet, còn bà Betty làm trợ lý tại một trường tiểu học địa phương, giúp đỡ các lớp học. Công việc kéo dài khoảng 8 năm, nhưng khi thời thế thay đổi, gia đình ông phải chuyển đi. 

Cuối cùng, gia đình ông chuyển đến thành phố Steamboat Springs bang Colorado sinh sống và ở đó cho đến ngày hôm nay.

Ông Watt mở một vài trạm xăng, kinh doanh trong nhiều thập kỷ, rồi trở thành một doanh nhân nổi tiếng ở thành phố Steamboat Springs.

Hạnh phúc viên mãn

Ở tuổi 90, Walt vẫn sống trong một ngôi nhà khiêm tốn ở chân đèo Tai Thỏ kể từ khi chuyển đến khu vực này vào những năm 1970. Ông vẫn khoẻ mạnh, vẫn tự cào tuyết trên đường để xe ô tô đi lại dễ dàng. 

Con trai Keith của họ cho biết: "Cha mẹ ở bên nhau mọi lúc, dẫu nhiều thăng trầm, lúc tốt lúc xấu. Đó là tấm gương tốt cho chúng tôi noi theo. Bạn sẽ vượt qua được những thời điểm khó khăn bằng cách luôn ở bên nhau".

Ông rất quan tâm đến bà Betty, người mà ông dành cả đời để yêu thương. Ngay cả khi bà phải vật lộn với chứng mất trí nhớ trong vài năm gần đây.

"Bà khó giao tiếp với mọi người, sức khoẻ kém hơn. Tôi phải cho bà ăn, uống thuốc, chăm sóc mỗi ngày", ông nói.

Khi hỏi về bí quyết duy trì hôn nhân lâu dài, ông Watt chia sẻ rằng hầu hết mọi người thề nguyện khi kết hôn nhưng không thực sự thực hiện theo đúng như vậy. Ông luôn tôn trọng và tuân thủ cam kết với bà, luôn yêu thương và cứ vậy qua ngày qua tháng. 

"Chúng tôi đã đồng ý ở bên nhau lúc khoẻ mạnh hay ốm yếu. Trong 2-3 năm qua, sức khoẻ của bà ấy giảm đi nhiều nhưng tôi vẫn ở đây, vẫn luôn nhớ về cam kết năm xưa", ông chia sẻ.

Tình yêu ông dành cho bà Betty dễ dàng nhận thấy qua những bức ảnh treo đầy bên trong ngôi nhà. Ông tự hào khi cùng bà có 6 đứa cháu và 11 đứa chắt.

Con trai Kraig nói: "Cha mẹ tôi luôn cùng nhau giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Họ quan tâm đến nhau mỗi ngày. Đó là những gì chúng tôi luôn hướng đến. Cha mẹ là một câu chuyện tình yêu tuyệt vời, đó là điều chắc chắn, không thay đổi".

Hoàng Dung

45 năm bám nghề mẹ chồng dạy, người phụ nữ được khách nước ngoài khen hết lời

Hơn 40 năm học nghề từ mẹ chồng, người phụ nữ chăm chỉ rèn luyện để rồi trở thành người truyền lửa, lưu giữ nghề sang sợi truyền thống.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Đang cập nhật dữ liệu !