Cảnh sát Hungary dùng hơi gas, vòi rồng ngăn dòng người tị nạn

Cảnh sát chống bạo động của Hungary đã phải dùng đến hơi cay và vòi rồng để ngăn chặn những người nhập cư tại biên giới giữa nước này và Serbia sau khi một nhóm người tị nạn đã phá vỡ hàng rào chắn, cố gắng tiến vào khu vực Liên minh châu Âu EU.

Đám đông những người tị nạn tuyệt vọng, chủ yếu chạy trốn khỏi các khu vực xung đột ở Trung Đông, đã bị kẹt lại ở Serbia sau khi Hungary đóng cửa biên giới, chặn hoàn toàn tuyến đường phổ biến của những người nhập cư khi muốn đến Tây Âu.

Tại Horgos, Serbia, trên biên giới với Hungary, phóng viên CNN cho biết sự căng thẳng diễn ra khi một số người nhập cư bắt đầu biểu tình, nói rằng họ cho chính quyền Hungary hai tiếng đồng hồ để mở cửa biên giới trước khi họ phá vỡ nó.

Cảnh sát Hungary dùng hơi gas, vòi rồng ngăn dòng người tị nạn - ảnh 1

Người nhập cư không chịu rời hàng rào bảo vệ tại biên giới Hungary. Nguồn: Ibtimes

Khi nhóm người nhập cư này có những hành động quá khích, các lực lượng an ninh Hungary đã chuẩn bị sẵn các phương tiện vũ trang và đáp trả lại bằng hơi gas cùng các vòi phun nước cỡ lớn. Tuy nhiên, những người di cư này chỉ lùi lại một chút, đợi cho khói gas bay hết, họ lại tiếp tục xông về phía hàng rào biên giới lần nữa, ném chai lọ và gạch đá về phía các lực lượng cảnh sát.

Một người đàn ông cùng những người nhập cư khác khẳng định họ sẽ không lùi bước và họ đã quyết tâm vượt qua biên giới Hungary. Một người đàn ông đến từ Iraq đứng ngay cạnh hàng rào và không có ý định rời đi cho biết: “Chúng tôi sẽ đợi ở đây 6 năm nếu phải như thế. Chúng tôi chẳng còn gì để mất nữa”.

Một người tị nạn Syria đến từ Aleppo khác cho hay anh không hiểu tại sao Hungary lại không cho họ đi qua. “Chúng tôi muốn tới Đức, Áo, hoặc Đan Mạch. Không ai muốn ở lại đất nước này cả”, anh vừa nói vừa ám chỉ tới Thủ tướng Hungary.

Địa điểm mới: Croatia

Việc chính phủ Hungary đóng cửa biên giới đã khiến hàng nghìn người tị nạn ở Serbia chọn một địa điểm khác thay thế, đó là Croatia ở phía Tây. Theo báo cáo của Bộ Nội vụ Croatia, chính quyền nước này đã bắt được 373 người nước ngoài, gồm 75 phụ nữ và 73 trẻ em, thâm nhập trái phép vào vùng biên giới phía Đông của nước này.

Những người nhập cư bị bắt gần Tovarnik được chuyển tới một trung tâm đăng ký bên ngoài Zagreb để điều trị và giúp đỡ. Tại đây, họ nhận được một sự đón tiếp thân thiện hơn so với ở Hungary. Phóng viên CNN đã chứng kiến một nhân viên cảnh sát Croatia chào đón những người tị nạn khi nói: “Đến đây nào mọi người, đừng sợ” khi họ trèo lên đằng sau một chiếc xe tải của cảnh sát.

Cảnh sát Hungary dùng hơi gas, vòi rồng ngăn dòng người tị nạn - ảnh 2

Những người tị nạn tìm mọi con đường để vào được Tây Âu. Nguồn: Times

Trên tài khoản cá nhân, Thủ tướng Croatia Zoran Milanovic cho biết đất nước của ông đã “sẵn sàng tiếp nhận người tị nạn”. “Không quan trọng họ đến từ đâu, theo tôn giáo nào hay đất nước mà họ mong muốn đến. Những người tị nạn đã ở đây, họ muốn được làm việc, được cống hiến. Họ không muốn ở lại Croatia hay Hungary nhưng họ có thể đi qua Croatia”, ông viết.

Chính phủ Croatia cho biết nước này đã chuẩn bị để đón tiếp người tị nạn trong nhiều tuần, thậm chí còn tiến hành diễn tập cách giải quyết và đón tiếp hàng nghìn người trước đó. Ông Milanovic, dự định hôm nay sẽ có cuộc gặp mặt Thủ tướng Áo Werner Faymann để bàn về việc giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư, đã có những lời lẽ chỉ trích việc làm của chính phủ Hungary.

Ông nói: “Tôi cho rằng chính sách của Budapest đối với người tị nạn là rất nguy hiểm và tàn ác. Hàng rào ở châu Âu trng thế kỷ 21 không phải là một câu trả lời đúng đắn, mà đó chỉ tạo nên một mối đe dọa lớn hơn mà thôi”.

Sự nguy hiểm từ những bãi mìn

Những người nhập cư sống sót sau các cuộc hành trình gian khổ qua Địa Trung Hải có thể sẽ phải đối mặt với một mối nguy khác nếu họ chọn tuyến đường Croatia, đó là những bãi mìn. Medecins Sans Frontieres (Bác sĩ không biên giới), một trong những tổ chức hỗ trợ người tị nạn, đã cảnh báo về sự hiện diện của các bãi mìn Balkan.

“Cần có những tuyến đường hợp pháp và an toàn hơn. Những người di cư có thể sẽ gặp nguy hiểm nếu đi vào khu vực cánh đồng mìn ở Balkan khi họ tìm kiếm tuyến đường mới sau khi một loạt nước giới hạn vùng biên của mình”, cơ quan này cảnh báo trên Twitter.

Trung tâm hành động mìn Croatia ước tính có khoảng 51.000 quả mìn vẫn còn chôn dưới lòng đất sau cuộc chiến tranh Balkan những năm 1990. Tuy nhiên, chính phủ Croatia cũng khẳng định những bãi mìn này đều được đánh dấu rõ ràng bằng những tấm biển hiệu lớn. Một số bãi mìn nằm gần với biên giới Serbia, nơi rất nhiều người nhập cư tìm cách đi vào.

Trung tâm trên cũng yêu cầu mọi người cố gắng đi men theo đường cái và không nên mạo hiểm tìm đường đi trong các khu rừng rậm.

Những chuyến tàu tới Đức ngừng hoạt động

Theo thông báo của chính quyền Deutsche Bahn, Đức, những chuyến tàu từ Salzburg, Áo tới Freilassang, Đức sẽ bị hoãn cho đến đêm ngày 21/9 tới. Động thái này được Deutsche Bahn gọi là một vấn đề theo quy định, và đưa ra giữa lúc Đức thắt chặt các biện pháp ngăn chặn người tị nạn đổ vào nước này.

Lệnh này được đưa ra một ngày sau khi 180 người nhập cư đã nhảy khỏi tàu và một số họ đã dùng phanh khẩn cấp để làm đoàn tàu đi chậm lại. Cảnh sát bang Salzburg cho biết, những người di cư này nhảy khỏi tàu có thể là để tránh những điểm kiểm soát mới được lập ra.

Cảnh sát Hungary dùng hơi gas, vòi rồng ngăn dòng người tị nạn - ảnh 3

Những chuyến tàu tới Đức đã tạm ngừng hoạt động. Nguồn: CNN

Tuyến đường từ Salzburg tới Freilassing là tuyến đường xe lửa chính cho những người nhập cư muốn đến Munich. Có một số trạm kiểm soát biên giới ở Freilassing vì vậy những người này phải đăng ký với cảnh sát khi họ đi qua, dù đi bằng ô tô, tàu hỏa hay đi bộ.

Khoảng 1.500 người tị nạn đã rời trạm tàu hỏa chính ở Salzburg bằng đường cách đi bộ, tiến tới biên giới với Đức. Trong khi đó, khoảng 500 người khác vẫn ở lại ga tàu.

Cùng lúc đó, Bộ Nội vụ Áo cũng thông báo nước này đã bắt đầu các biện pháp kiểm soát biên giới phía Nam, gần Slovenia sau khi những người tị nạn tìm cách đổ về Áo từ biên giới Hungary. Slovenia đang cân nhắc các biện pháp kiểm soát biên giới tạm thời cùng với Hungary. Slovenia, nằm giữa Croatia, Hungary, Áo và Italy, cũng sẽ áp dụng các biện pháp kiểm soát hộ chiếu tạm thời như nước láng giềng Hungary.

Bài viết được tham khảo nguồn tin CNN, một kênh truyền hình nổi tiếng của Mỹ, thuộc sở hữu tập đoàn Time Warner. CNN là một trong những kênh thông tin uy tín nhất thế giới.

Tuệ Minh (Lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !