Cảnh lạ ở hẻm ‘nhà thùng’ TPHCM: Trăm năm ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược

Hẻm "nhà thùng", có từ thời Pháp thuộc như ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược với một bên là dãy nhà cao cửa rộng trong khi phía đối diện là những căn nhà bé tí, lụp xụp rộng chưa đầy 10m2.

Hẻm “nhà thùng”

Sáng cuối tháng 9, tranh thủ trời ngớt mưa, bà Trần Thị Mừng (65 tuổi, quận 1, TPHCM) đưa chiếc bếp gas mini ra hẻm để đun ấm trà sớm. Nhà quá chật, bà phải đun xong ấm nước, cất bếp mới có chỗ bày rổ lặt rau.

Bà Mừng là một trong những người gắn bó lâu nhất ở hẻm 24 đường Thủ Khoa Huân (quận 1, TPHCM), nơi còn được biết đến với biệt danh “hẻm nhà thùng các-tông”. Biệt danh ấy xuất phát từ cuộc sống thực tế của người dân trong hẻm ngày trước.

Các bậc cao niên tại đây cho biết, hẻm “nhà thùng” có từ thời Pháp thuộc. Thời điểm ấy, nơi đây chỉ có vài căn nhà lớn, khang trang, diện tích hàng trăm mét vuông.

Đó là những căn nhà thuộc quyền sở hữu của Chú Hỏa, một trong tứ đại phú hào Sài Gòn xưa. Cư dân của những căn nhà này đa phần là người Hoa di cư từ nơi khác đến thuê trọ.

W-hem-nha-thung-1.JPG.jpg
Hẻm 24 Thủ Khoa Huân (quận 1, TPHCM) nhìn từ phía có dãy nhà cao tầng, khang trang. Ảnh: Hà Nguyễn

Sau đó, người dân buôn bán ở lòng, lề đường xung quanh chợ Bến Thành bắt đầu đến khu đất phía trước những căn nhà của Chú Hỏa dựng lều ở tạm. Lâu dần, họ hình thành những ngôi nhà tạm bé xíu, ọp ẹp, xiêu vẹo.

Khi đất nước thống nhất, những người này được vận động đi kinh tế mới. Nhưng vì không quen công việc, cuộc sống tại nơi ở mới, nhiều người quay trở về khu vực hẻm, tiếp tục dựng nhà tạm để mưu sinh.

Lâu dần, nơi đây hình thành dãy nhà siêu nhỏ với diện tích từ 3 - 10m2.

Từ ngày đó, con hẻm nhỏ như ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược với một bên là dãy nhà cao cửa rộng, diện tích lớn của người Hoa, bên còn lại là những căn nhà lụp xụp, bé tí diện tích chưa đầy 10m2 của dân đi kinh tế mới trở về.

W-hem-nha-thung-2.JPG.jpg
Đối diện dãy nhà cao tầng, khang trang là dãy nhà lụp xụp, diện tích cực nhỏ. Ảnh: Hà Nguyễn

Bà Mừng kể: “Mẹ tôi ở đây từ lúc 15 tuổi. Ba mẹ tôi cũng được vận động đi làm kinh tế mới. Nhưng không quen cuộc sống ở nông thôn nên ông bà quay về chốn cũ.

Khi trở về đây, ba mẹ cất nhà tạm bằng gỗ với diện tích 1,8 x 2,8m. Chị em chúng tôi sinh ra, lớn lên trong căn nhà nhỏ xíu, chật chội này.

Lúc đó, hầu hết nhà ở cùng dãy với nhà tôi đều là của người đi kinh tế mới trở về nên dãy nhà còn gọi là 'dãy nhà kinh tế mới', để phân biệt với dãy nhà khang trang đối diện của Chú Hỏa.

Ngày còn nhỏ, tôi vẫn nghe mẹ kể, mỗi tháng bà đều thấy người của Chú Hỏa đến đây thu tiền nhà. Sau này, hầu hết gia đình người Hoa thuê nhà của Chú Hỏa đều chuyển đi hết.

Chỉ có những người như chúng tôi vẫn cố bám trụ. Từ đó đến giờ, những ngôi nhà ở 'dãy kinh tế mới' vẫn gần như giữ nguyên trạng. Nhà nào cũng bé xíu, trông như thùng các-tông”.

W-hem-nha-thung-3.JPG.jpg
Càng vào sâu, những căn nhà "dãy kinh tế mới" càng nhỏ và chật đến nỗi người dân đem đồ ra bày, treo ở một bên hẻm. Ảnh: Hà Nguyễn

Gắn bó

Vì diện tích quá nhỏ, chỉ vài mét vuông nên hầu hết các chủ nhà đều dành diện tích tầng trệt làm nhà vệ sinh, xếp gọn đồ cho 1 - 2 người ngủ. Không có diện tích để cất giữ đồ đạc, vật dụng, họ đành treo, xếp, đặt chúng ở trước nhà, lấn ra một bên hẻm.

Ngồi trước tiệm giặt ủi có chiều rộng chỉ đặt vừa đủ 3 chiếc máy giặt lồng ngang của người cháu, bà Lê Thị Phấn (72 tuổi) cho biết mình đến con hẻm làm dâu từ năm 1969. Những năm ấy, bà sống với chồng trong căn nhà nhỏ như hộp diêm nằm ở "dãy kinh tế mới".

Bà nhớ mãi khoảng thời gian khu đất vắng ngắt, lâu lâu mới thấy có gia đình người Hoa đến ở trong mấy căn nhà của Chú Hỏa. Sau giải phóng, nhà cửa san sát khiến căn nhà của vợ chồng bà càng teo tóp, nhỏ hẹp.

W-hem-nha-thung-5.JPG.jpg
Về làm dâu tại hẻm "nhà thùng" từ năm 1969, bà Phấn chưa bao giờ nghĩ có ngày nơi đây lại trở nên sầm uất, san sát nhà cửa như bây giờ. Ảnh: Hà Nguyễn

Thời ấy, vợ chồng bà mưu sinh bằng công việc buôn bán lặt vặt. Sau này, bà có thời gian trở về quê ở miền Tây sinh sống. Dẫu vậy, khi về già bà vẫn nhớ nhung cảnh cũ, người xưa ở hẻm "nhà thùng".

Bà quyết định trở lại hẻm và làm việc trong tiệm giặt ủi này.

Bà tâm sự: “Già rồi, chồng mất từ lâu, về quê không làm gì ra tiền nên tôi trở lại đây. Vợ chồng tôi không có con nên căn nhà cũ tôi cho cháu chồng vào ở.

Sinh sống ở hẻm gần 60 năm, tôi có nhiều kỷ niệm, gắn bó với từng nếp nhà, viên gạch, con người tại đây. Có lẽ vì vậy mà đi đâu, tôi cũng nhớ về chốn này”.

Trong khi đó, gia đình bà Mừng đã sống 3 thế hệ ở hẻm "nhà thùng". Cho đến bây giờ, bà vẫn không quên cảnh cả nhà hơn chục người chen chúc trong căn nhà chưa đầy 6m2.

Lúc mẹ bà Mừng còn sống, gia đình ưu tiên cho bà cụ nằm ở tầng trệt với các cháu nhỏ. Các thành viên còn lại nằm xếp lớp, chen chúc trên gác lửng.

W-hem-nha-thung-6.JPG.jpg
Bà Mừng gần như gắn bó cả đời với hẻm "nhà thùng". Ảnh: Hà Nguyễn

Bà Mừng chia sẻ: “Nhà chật nên sinh hoạt hàng ngày như tắm giặt, nấu nướng, phơi phóng đều diễn ra ngay ở một bên hẻm. Nhưng vì cuộc sống mưu sinh, chúng tôi phải ở thôi, không còn cách nào khác.

Những năm trở lại đây, nhiều thành viên của gia đình tôi có cuộc sống riêng nên ra ngoài thuê trọ. Nhờ vậy, nhà tôi mới đỡ chật chội.

Người dân sinh sống ở "dãy kinh tế mới” đa phần buôn bán nhỏ. Người ở dãy nhà lầu đối diện đa số khá giả hơn.

Dù người dân trong hẻm gần như có 2 cảnh đời trái ngược nhưng rất yêu thương, hòa thuận và đoàn kết. Vì vậy, hẻm nhỏ và chật chội nhưng cuộc sống của chúng tôi rất bình yên".

Ông Nguyễn Thiện Toàn, Trưởng ban Công tác mặt trận khu phố 8, phường Bến Thành, quận 1, TPHCM cho biết: "Khu vực hẻm 24 đường Thủ Khoa Huân trước đây do người dân đi kinh tế mới trở về dựng nhà lên để ở và tồn tại đến bây giờ.

Đa số những căn nhà ở cuối dãy nhà được người dân gọi là "dãy kinh tế mới" có diện tích rất nhỏ. Dù vậy, chính quyền các cấp cũng tạo điều kiện cho các hộ gia đình tại đây xây, sửa nhà để đảm bảo an toàn. Các hộ dân tại đây đã được cấp số nhà, sổ đỏ, hộ khẩu và đồng hồ điện, nước đầy đủ. 

Vì hẻm nhỏ, cụt nên địa phương rất quan tâm công tác phòng cháy chữa cháy. Chính quyền các cấp trang bị cho mỗi hộ dân các bình chữa cháy mini. Chúng tôi cũng thường xuyên tập huấn cho người dân về việc đảm bảo an toàn điện, phòng cháy chữa cháy, sử dụng bình chữa cháy mini".

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

BAT Việt Nam hoàn thành mục tiêu khoanh nuôi 120ha rừng ngập mặn Cà Mau

Công ty British American Tobacco (BAT) Việt Nam và Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã hoàn thành dự án hợp tác trồng rừng giai đoạn 2022 - 2024. Một trong các mục tiêu là chuyển hóa 120ha bãi bồi thành rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

Du khách hào hứng với loạt trải nghiệm tại Sun KraftBeer Festival 2024

Dù đã qua mùa hè cao điểm, nhưng mỗi ngày Sun World Ba Na Hills vẫn thu hút hàng nghìn du khách đến với Lễ hội bia tươi và ẩm thực Sun KraftBeer 2024.

Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật

Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.

Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt

Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.

Nước ngập trắng đồng ở Chương Mỹ, 100 cảnh sát gặt lúa giúp dân

Dù cơn bão số 3 đã đi qua, nhưng những cánh đồng của xã Mỹ Lương (Chương Mỹ, Hà Nội) vẫn chìm trong biển nước. Để giảm thiểu thiệt hại, hơn 100 chiến sĩ cảnh sát đã xuống đồng gặt lúa giúp người dân.

Chùa cổ gần 1.000 tuổi trên đỉnh núi Long Đọi, Hà Nam

Chùa Long Đọi Sơn vừa mang một vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng của một ngôi cổ tự gần 1.000 năm tuổi, vừa mang đến cho du khách cảm giác bình yên, thanh tịnh.

'Nhìn danh sách ủng hộ của xóm nghèo, giật mình tưởng đọc nhầm con số'

Hay tin người dân miền Bắc oằn mình trong bão lũ, người dân Sơn Trình không ai bảo ai, tự nguyện góp tiền ủng hộ.

Căn hộ Art Residence - nơi sống lý tưởng cho người duy mỹ, yêu nghệ thuật

Sản phẩm Căn hộ Art Residence tại dự án Sun Urban City Hà Nam hứa hẹn là chốn an cư lý tưởng cho những người duy mỹ tìm kiếm một không gian đầy đủ tiện ích, giàu chất nghệ thuật.

Cặp đôi đang gây bão trên sóng giờ vàng, ăn ý hơn cả Hồng Đăng - Hồng Diễm

Doãn Quốc Đam và Duy Hưng đóng anh em trong phim cảnh sát hình sự "Độc đạo" ăn ý hơn cả cặp đôi vàng Hồng Đăng - Hồng Diễm trên màn ảnh một thời.

Đang cập nhật dữ liệu !