Căn cứ quân sự trên Biển Đỏ quan trọng với Nga như thế nào?

Mới đây, Moscow tuyên bố thành lập căn cứ ở Sudan ngay sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với nước này.

Theo đó, hôm  16/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ thị cho Bộ Quốc phòng nước này ký một thỏa thuận với chính quyền Sudan về việc thành lập một trung tâm hậu cần cho Hải quân Nga tại nước này.

Mục đích của sáng kiến ​​là để “đáp ứng các mục tiêu duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, mang tính chất phòng thủ và không nhằm vào các quốc gia khác”, đồng thời “tăng cường khả năng phòng thủ của Nga và Sudan”.

{keywords}
Cảng Port Sudan ở Biển Đỏ. (Ảnh: Reuters)

Tại sao Nga cần một căn cứ hải quân ở Sudan?

Theo Đại tá Viktor Murakhovsky, chuyên gia quân sự, Tổng biên tập tạp chí Arsenal Otechestva của Nga, nếu có căn cứ trên Biển Đỏ, Nga sẽ giành quyền kiểm soát tuyến đường qua kênh đào Suez, nơi mà khoảng 10% tổng lưu lượng hàng hải thế giới được thực hiện.

“Ngoài ra, Nga sẽ đảm bảo cho mình một sự hiện diện lâu dài ở Ấn Độ Dương, nơi đã bị mất trong những năm hậu Xô Viết. Trong giai đoạn từ năm 1964-1997, Liên Xô có căn cứ hải quân tại thành phố Berbera (bờ biển Vịnh Aden, Somalia), từ năm 1977-1991 là căn cứ Nokra ở Ethiopia (Biển Đỏ)”, ông Murakhovsky nói trong một cuộc phỏng vấn với RBC.

Trong khi đó, ông Andrei Frolov, chuyên gia quân sự, Tổng biên tập tạp chí Xuất khẩu Vũ khí (Export of Arms) lưu ý rằng Sudan là nước mua thiết bị quân sự lớn của Nga. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), nước này là nước mua vũ khí Nga lớn thứ hai ở châu Phi kể từ năm 2000 sau Algeria.

“Kinh nghiệm của chiến dịch ở Syria đã cho thấy tầm quan trọng của việc có các căn cứ hải quân và không quân cách xa lãnh thổ Nga. Khi tổ chức các sự kiện đặc biệt, căn cứ quân sự là nơi có thể tiếp nhiên liệu, lấy đạn dược và thay thế binh sĩ. Căn cứ này cũng sẽ giúp thiết lập quyền kiểm soát các dòng dầu vận chuyển đi qua khu vực”, ông Oleg Krinitsyn, người đứng đầu công ty an ninh tư nhân RSB-Group của Nga giải thích.

Chuyên gia Anton Mardasov tại Hội đồng các vấn đề quốc tế Nga (RIAC) cho biết ngoài việc kiểm soát các tuyến đường thương mại từ Ấn Độ, Đông Á tới châu Âu và bờ biển phía đông của Mỹ, thỏa thuận về việc thành lập một Trung tâm hậu cần còn có các mục tiêu khác.

“Đây chủ yếu là việc ‘hợp pháp hóa’ sự hiện diện của Nga ở Sudan, mà trong những năm gần đây các công ty quân sự tư nhân phải chịu trách nhiệm. Đặc biệt, họ đảm bảo bảo toàn quyền lợi trong quá trình thay đổi quyền lực sau khi Tổng thống Sudan Omar al-Bashir bị lật đổ vào năm 2019”, ông Mardasov nói.

Thỏa thuận của Nga có đầy rẫy các biện pháp trừng phạt mới không?

Được biết, Sudan từ lâu đã bị Mỹ trừng phạt. Tuy nhiên, vào cuối tháng 10 năm nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã loại Sudan khỏi danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố. Trước đó, Washington cáo buộc chính quyền Sudan giúp đỡ nhóm khủng bố Al-Qaeda, tổ chức các vụ đánh bom vào đại sứ quán Mỹ ở Kenya và Tanzania năm 1998, và cũng quy trách nhiệm cho họ về vụ đánh bom tàu ​​khu trục Mỹ USS Cole ở cảng Aden của Yemen vào năm 2000.

“Chính phủ Sudan đã đảm bảo rằng họ sẽ không hỗ trợ cho các hành động khủng bố quốc tế trong tương lai”, ông Trump giải thích. Ngoài ra, theo yêu cầu của Washington chính quyền Sudan đã phải chi trả hơn 300 triệu USD tiền bồi thường cho gia đình nạn nhân của các vụ tấn công khủng bố.

Do đó, vào năm 2018, Mỹ, theo luật CAATSA (Chống lại kẻ thù của Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt), đã đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với các công ty, tổ chức và cá nhân từ bất kỳ quốc gia nào được công nhận có các giao dịch quan trọng với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực quốc phòng Nga.

“Tuy nhiên, Nga đã “tồn tại” và hoạt động trong một thời gian dài mà không quan tâm đến các lệnh trừng phạt”, ông Murakhovsky, Tổng biên tập tạp chí Arsenal Otechestva nói.

“Việc mở căn cứ quân sự trên cơ sở thỏa thuận liên chính phủ sẽ không phải chịu bất kỳ biện pháp trừng phạt nào”, Tổng biên tập tạp chí Xuất khẩu Vũ khí của Nga, ông Frolov chắc chắn.

Theo ông Mardasov tại Hội đồng các vấn đề quốc tế Nga (RIAC), việc thành lập một căn cứ hải quân ở Sudan là cơ sở cho các cuộc đàm phán tích cực với chính quyền tiếp theo của Mỹ, vì thông điệp về nó được lan truyền sau quyết định loại trừ Sudan khỏi cáo buộc tài trợ khủng bố của Mỹ.

Chuyên gia RIAC giải thích: “Về mặt này, các chính sách trừng phạt đang thu hẹp đối với Nga, tuy nhiên, lĩnh vực cạnh tranh với Washington đang mở rộng, vì chính quyền mới của Mỹ có thể được thiết lập để làm việc tích cực với Sudan, quốc gia đã tuyên bố mong muốn bình thường hóa quan hệ với Israel”.

Ông Mardasov tin rằng chính quyền Biden sẽ đi theo con đường của ông Trump, vì đây là một quá trình khách quan đã được quan sát từ lâu trong đó các nước Ả Rập luôn thiết lập quan hệ tốt với Israel.

Hồi năm 2019, Nga và Sudan ký thỏa thuận hợp tác quân sự kéo dài 7 năm và thảo luận bên lề về việc thành lập căn cứ hậu cần.

Căn cứ mới sẽ được xây dựng tại thành phố cảng Port Sudan, được sử dụng để làm nơi neo đậu, sửa chữa tàu của Nga và lưu trữ nhu yếu phẩm tiếp tế cho tàu thuyền hải quân thực hiện các chuyến hải trình dài ngày.

Căn cứ được vận hành với khoảng 300 nhân sự và có thể phục vụ cùng lúc 4 tàu chiến. Theo RT, hợp đồng sơ bộ về việc lập căn cứ có thời hạn 25 năm và tự động gia hạn thêm 10 năm nếu cần.

Vì sao TT Putin quyết định xây căn cứ hải quân Nga ở Sudan?

Vì sao TT Putin quyết định xây căn cứ hải quân Nga ở Sudan?

Với sự xuất hiện của căn cứ hải quân ở Sudan, Nga sẽ mở rộng khả năng cạnh tranh tầm ảnh hưởng với nhiều quốc gia ở châu Phi.

Thanh Bình (lược dịch)

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Đang cập nhật dữ liệu !