Trong khuôn khổ triễn lãm IMDEX 2015, lực lượng Hải quân Hoa Kỳ đã mang tới chiến hạm tác chiến ven biển lớp Freedom USS Fort Worth thuộc Liên đội khu trục hạm Desron.
Hiện tại, Fort Worth đang đóng tại quân cảng Changi, Singapore, đang được nhận nhiệm tuần tra luân phiên giữa Nhật Bản và khu vực Đông Nam Á. Mình vừa có dịp được chứng kiến tận mắt con này dù không được lâu và không thể đi sâu vào bên trong do nó sắp phải rời cảng làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, xin chỉa sẻ một số thông tin và hình ảnh xoay quanh con tàu thú vị này.
Sơ lược lịch sử và các thông số cơ bản của tàu
Khoang điều khiển và tháp radar của USS Fort Worth nhìn từ mạn trái
Từ Freedom là một trong hai lớp tàu chiến tấn công ven biển được phát triển nhằm phục vụ Hải quân Hoa Kỳ (USN). Đây là lớp tàu được USN giao nhiệm vụ phát triển cho tập đoàn thiết bị quân sự Lockheed Martin nhằm tạo ra một hạm đội tàu chiến nhỏ, đa chức năng hoạt động trong khu vực ven bờ. 2 chiếc đã được đóng hoàn tất và chuyển giao cho USN trong tổng số 55 chiếc nằm trong hợp đồng giữa 2 bên. Sau nhiều nỗ lực, vượt qua các rào cản về công nghệ, kỹ thuật, cuối cùng thì vào 3 năm 2009, USS Fort Worth chính thức được hạ thủy với nhiều cải tiến nhằm tăng độ ổn định so với người đàn anh cùng lớp là USS Freedom (LCS-1).
Tới tháng 12 năm 2010, USS Fort Worth đã hoàn tất được 80% quá trình đóng và bắt đầu được cho chạy thử tại khu vực hồ Michigan vào cuối năm 2011. Trong suốt những thử nghiệm hết sức khắc khe tính tới 4/5/2012 thì các quan sát viên chỉ phát hiện ra 10 lỗi nhỏ và đây được xem như một bước tiến vượt bậc so với người tiền nhiệm cùng lớp Freedom. Fort Worth có tải trọng choán nước 3.500 tấn, dài 118 mét, sườn ngang 17,7 mét và mớn nước 3,9 mét. Nó được trang bị 2 động cơ Roll-Royce MT30 36 MW turbine khí, 2 động cơ diesel Colt-Pielstick, 4 waterjet do Rolls Royce phát triển. Toàn bộ cơ cấu này cho phép Fort Worth đạt tốc độ tối đa 45 hải lý/giờ (83 km/h) và tầm hoạt động 6500 km ở tốc độ 18 hải lý/giờ.
Các trang bị vũ khí chính Những trang bị chính trên tàu bao gồm 1 khẩu pháo MK 110 57 mm do BAE Systems phát triển, bệ phóng tên lửa đất đối không tầm nhiệt RIM-116 Rolling Airfram Missile (RAM), ngư lôi Mark 50 phóng đi từ ống phóng 3 nòng MK 32 và các súng máy M2 Browning cỡ nòng 12,7 ly.
Pháo MK 110 57 mm
Đây là mẫu pháo được hãng vũ khí BAE Systems phát triển theo đơn đặt hàng của lực lượng Hải quân Hoa Kỳ và được sử dụng như một loại loại vũ khí chính trên chiến hạm tác chiến ven biển. Toàn bộ khẩu pháo nặng 14 tấn (bao gồm cả 1000 viên pháo sẵn sàng) và điểm đặc biệt nhất chính là được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực bằng điện tử nhằm tăng cường độ chính xác, đặc biệt là khi đang bắn tự động. Mk 100 có tốc độ bắn 220 phát mỗi phút với tầm bắn hiệu quả là 8,5 km (tối đa lên tới 17 km). Hệ thống bắn tự động được lập trình với 6 chế độ bắn gồm phòng không, tàu trên mặt nước hoặc mục tiêu trên cạn. Thời gian từ khi phát hiện, cảnh báo và nổ súng để tiếp cận mục tiêu chỉ diễn ra trong vài giây nhưng vẫn cực kỳ chính xác, ngay cả trong điều kiện sóng mạnh trên biển.
Tên lửa phòng không RIM-116
Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn trị giá gần 1 triệu đô la này sử dụng hệ thống dẫn đường hồng ngoại và sóng vô tuyến bị động để tăng cường độ chính xác khi tiếp cận mục tiêu. Không chỉ USS Fort Worth mà nhiều lực lượng hải quân trên thế giới cũng trang bị RIM-116 cho các mẫu chiến hạm của họ. RIM-116 được phát triển từ năm 1976 và sản xuất từ 1985 bởi General Dynamics (hiện tại là Raytheon). Mỗi hệ thống phóng nặng gần 5,8 tấn trong khi tên lửa dài 2,79 m, nặng 73,5 kg mang theo đầu đạn nổ phá mảnh 11,3 kg. RIM-116 là ngón đòn chủ lực trong những nhiệm vụ đánh chặn nhờ vào tốc độ lên tới Mach 2.0 và tầm bắn trong bán kính 9 km.
Ngư lôi Mark 50
Đây là loại ống phóng ngư lôi hạng nhẹ với nhiều công nghệ tiên tiến nhằm chống lại các loại tàu ngầm có tốc độ nhanh, lặn sâu dưới lòng đại dương. Ngoài khả năng phóng đi từ ống phóng 3 nòng MK 32 trên chiến hạm, Mark 50 còn có thể được triển khai trên những chiếc máy bay săn ngầm. Bên trong mỗi quả ngư lôi có một bình nhỏ chứa khí Sulfur Hexafluoride (SF6), khi được kích hoạt, bình khí sẽ phun vào khối Liti dạng rắn nhằm sinh ra nhiệt lượng cực lớn, từ đó tạo thành hơi nước đẩy tên lửa đây. Loại động cơ đẩy hơi nước bằng hóa chất trên Mark 50 gần như là một chu trình đóng và liên tục cung cấp động năng cho tên lửa.
Mặt khác, một tính chất của quá trình này là nó tạo ra các sản phẩm đốt, lưu huỳnh và Liti Florua với khối lượng ít hơn các chất trước phản ứng, quả ngư lôi không cần phải thải sản phẩm ra bên ngoài nên sẽ dễ dàng tiếp cận tới các tàu ngầm nằm sâu bên dưới đại dương. Chính vì lẽ đó, quả ngư lôi dài 2,9 m, nặng 360 kg này có thể đạt tốc độ 40 hải lý/giờ, tiêu diệt mục tiêu ở độ sâu từ 580 mét trở lên trong bán kính 15 km.
Thêm một số hình ảnh của tàu tác chiến bờ biển USS Fort Worth
USS Fort Worth nhìn từ đuôi
Sân đáp trục thăng trên boong sau của tàu. Hôm nay trực thăng đã được kéo vào trong để bão dưỡng
Khoang phía boong sau của tàu, nơi bảo trì bão dưỡng và chứa các trang thiết bị cần thiết
Một chiếc trực thăng đã được gấp cánh lại và kéo vào cất giữ bên trong khoang
Một anh quân nhân trên tàu
Cận cảnh hệ thống phóng tên lửa phòng không RIM-116
USS Fort Worth nhìn từ mạn trái
Khẩu pháo MK 110 57 mm, một trong những loại khí tài chủ đạo trên tàu
Khoang thuyền cao tốc ở mỗi mạn tàu có thể nhanh chóng triển khai khi cần thiết
Cận cảnh tháp radar trên USS Fort Worth
Chia sẻ từ độc giả của trang tin Tinhte.vn hiện đang có mặt tại Triển lãm IMDEX 2015. Infonet xin trích dẫn lại nhằm giới thiệu chi tiết hơn về một công nghệ quân sự tiên tiến của thế giới tới bạn đọc.
Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.
Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.
Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.