Cận cảnh những mặt hàng không bao giờ xuất khẩu của Triều Tiên
Khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cân nhắc những biện pháp cấm vận kinh tế nghiêm ngặt hơn để buộc Bình Nhưỡng phải từ bỏ chương trình vũ khí của mình, Triều Tiên lại đáp trả bằng cách đẩy mạnh phát triển cả về quân sự và kinh tế.
Nhóm phóng viên Reuters có mặt tại Bình Nhưỡng tháng trước đã được phép tới thăm một cửa hàng tạp hóa, nơi các kệ giá chứa đầy sản phẩm địa phương như đồ uống, bánh kẹo và một số đồ thực phẩm cơ bản khác.
Phần lớn các sản phẩm tiêu dùng ở Triều Tiên vẫn đến từ Trung Quốc. Nhưng dưới thời của lãnh đạo Kim Jong Un, chính phủ Bình Nhưỡng đang nỗ lực bán nhiều hàng hóa nội địa hơn để tránh thất thoát tiền tệ cũng như củng cố lý tưởng “juche” hay “tự lực tự cường”.
“Các nhà máy mới đã được mở, vì vậy việc dán nhãn, đóng gói và sản xuất các nguyên liệu trong thực phẩm của chúng tôi được cải thiện đáng kể”, Rhee Kyong-sook, 33 tuổi, trợ lý cửa hàng cho biết.
“Người Triều Tiên ngày càng không muốn sử dụng sản phẩm của Trung Quốc vì họ nghĩ rằng chất lượng của chúng không tốt”, một thương nhân ở Đông Nam Á xuất khẩu hàng tiêu dùng sang Triều Tiên cho hay.
Michael Spavor, đến từ công ty Paektu Exchange, chuyên đưa các đoàn đại biểu, nhà đầu tư, khách du lịch và các học giả sang Triều Tiên, cho rằng: “Những người mẹ ở Triều Tiên cũng không khác gì những người mẹ ở Trung Quốc hay Canada. Họ muốn cho con mình dùng những sản phẩm tốt nhất có thể. Tôi đã thấy trong một cửa hàng ở Triều Tiên, mọi người cũng so sánh sản phẩm của Trung Quốc và trong nước và sau đó chọn sản phẩm trong nước”.
Các doanh nhân và chuyên gia bán lẻ cho biết thị trường Triều Tiên khá hấp dẫn nhờ tầng lớp người tiêu dùng thông minh ngày càng tăng.
Hiện chưa có dữ liệu nào về sản lượng hàng hóa nội địa của Triều Tiên. Trong khi đó, dữ liệu xuất khẩu từ các quốc gia như Trung Quốc và Malaysia, hai nước bán hàng tiêu dùng cho Bình Nhưỡng, có thể không chính xác.
Bộ Thương mại Trung Quốc từ chối bình luận về việc liệu các mặt hàng nước này xuất khẩu sang Triều Tiên có đang giảm sút do Bình Nhưỡng tăng cường sản xuất hàng hóa nội địa hay không.
Dưới đây là cận cảnh các mặt hàng bày bán trong cửa hàng, siêu thị tại Bình Nhưỡng: (Nguồn: Reuters)
![]() |
Một quầy hàng ở khu tổ hợp mới được xây dựng và khai trương tại Bình Nhưỡng trong tháng 4 vừa qua. |
![]() |
Các du khách đã nhìn thấy những sản phẩm do Triều Tiên sản xuất như đồ đóng hộp, cà phê, rượu, kem đánh răng, mỹ phẩm, xà phòng, xe đạp và một số mặt hàng khác. Trong ảnh là một cửa hàng ở khu tổ hợp nhà ở mới trên phố Ryomyong ở Bình Nhưỡng, ngày 13/4/2017. |
![]() |
Cửa hàng chuyên bán đồ tiêu dùng tại Bình Nhưỡng. |
![]() |
Những vật dụng hàng ngày, đồ thời trang cũng được sản xuất trong nước. |
![]() |
Những lon nước hoa quả "made in North Korea". |
![]() |
Một quầy hàng bán đồ bình dân trên đường phố Bình Nhưỡng. |
![]() |
Những quầy hàng truyền thống như này đang dần bị thay thế bởi các cửa hàng lớn, siêu thị. |
![]() |
Hãng hàng không Air Koryo cũng tham gia sản xuất hàng tiêu dùng. |
![]() |
Những chai nước như thế này đang dần phổ biến ở Triều Tiên. |
![]() |
Quầy hàng hoa bên trong sân bay quốc tế ở Bình Nhưỡng. |
![]() |
Những mặt hàng thực phẩm do Triều Tiên sản xuất. |
![]() |
Khách hàng đang xem giày tại cửa hàng ở khu dân cư mới tại Bình Nhưỡng. |