Cận cảnh bạch tuộc ma ‘anh em sinh đôi’ với voi Dumbo sống dưới đáy biển sâu
Các nhà khoa học ghi hình được bạch tuộc dumbo với chiếc cánh nhỏ dưới đáy biển Ấn Độ Dương.
Video: Giải cứu những chú hải cẩu bị mặc kẹt rác thải nhựa
Clip ghi lại hành trình giải cứu những chú hải cẩu bị mắc kẹt bởi rác thải ở đại dương một lần nữa lại dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh về nạn ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm môi trường biển do rác thải nhựa
Bạch tuộc Dumbo sống dưới mặt nước 7km |
Những nhà sinh vật học biển tại Đại học Newcastle, Anh đã sử dụng máy quay tự động để ghi được hình ảnh hiếm hoi về loài bạch tuộc nhỏ bé sống ở dưới biển cách mặt nước hơn 7 km.
Sở dĩ con bạch tuộc nhỏ bé được gọi tên là dumbo vì có chiếc đầu kỳ lạ, vây nhô ra trên đầu giống như tai của chú voi biết bay Dumbo nổi tiếng trong bộ phim hoạt hình cùng tên Walt Disney năm 1941.
Đây là một trong những loài động vật sống ở vùng nước sâu nhất từng được phát hiện.
Do sống ở vùng nước sâu khắc nghiệt nên hiếm khi người ta ghi hình được về loài bạch tuộc này.
Hình ảnh hiếm hoi về loài động vật sống ở vùng biển sâu có ngoại hình giống voi Dumbo |
Theo báo cáo trên tạp chí khoa học Marine Biology các chuyên gia phát hiện bạch tuộc Dumbo ở rãnh Java, phía đông Ấn Độ Dương gần Indonesia.
Tiến sĩ Alan Jamieson, tác giả nghiên cứu cho biết: "Đây là một bất ngờ lớn, tôi không bao giờ mong đợi chuyện bắt gặp loài bạch tuộc thú vị này ở độ sâu như vậy. Tôi đã thực hiện khoảng 400 cuộc thám hiểm lớn nhỏ trên cạn và dưới nước, thấy nhiều thứ nhưng hiếm khi thấy bạch tuộc Dumbo. Chúng tôi cũng chưa từng nghĩ rằng bạch tuộc sống quá 5km dưới mặt nước. Mất khoảng một tuần để chúng tôi ghi hình về bạch tuộc Dumbo".
Bạch tuộc Dumbo có tên khoa học là Grimpoteuthis. Chính điều kiện môi trường hoàn toàn thiếu ánh sáng cùng với áp lực nước cực mạnh là nguyên nhân khiến loài bạch tuộc này biến đổi hình dạng một cách kỳ lạ. Tuổi thọ trung bình của các loài Grimpoteuthis khác nhau, thường là 3 đến 5 năm.
Các bạch tuộc dumbo không có bao mực, do đó, chúng phải thay đổi màu sắc và kích cỡ từ các tế bào sắc tố giúp chúng bảo vệ mình khỏi những kẻ săn mồi. Một số thay đổi màu sắc có thể là đỏ, trắng, hồng, nâu hoặc trở thành một màu trong suốt có thể hòa trộn với đáy đại dương.
Tiến sĩ Alan Jamieson chia sẻ: "Đối với tôi, ngoài ý nghĩa khoa học, điều khiến cho kết quả tìm kiếm lần này trở nên đặc biệt vì nó khẳng định vẫn còn nhiều loài động vật tương đối lớn và sống ở độ sâu chúng ta chưa từng biết tới, những sinh vật này tiếp tục thách thức nhiều định kiến hoang đường về ngoại hình và hành vi".
Trước đấy, bằng chứng về bạch tuộc sống ở nơi sâu nhất dưới đáy biển là loài cephalepad, sống ở độ sâu hơn 5 km, phát hiện vào năm 1971, ngoài khơi bờ biển Barbados ở Caribbean.
Hoàng Dung