Campuchia nối lại vụ án xét xử tội ác diệt chủng Khmer Đỏ

Trong tuần này, Tòa án xét xử tội ác chiến tranh của Campuchia sẽ tiếp tục công cuộc tìm kiếm công lý cho các nạn nhân Khmer Đỏ sau nhiều lần bị trì hoãn.
Campuchia nối lại vụ án xét xử tội ác diệt chủng Khmer Đỏ - ảnh 1
Nuon Chea - nhà lãnh đạo Khmer Đỏ, người chịu trách nhiệm lớn nhất chỉ sau Pol Pot về tội ác chiến tranh, tội ác diệt chủng và chống lại nhân loại. Hình ảnh Nuon Chea chụp lại tại một phiên tòa ở Phnom Penh.

Gần 4 thập kỷ kể từ sau nạn diệt chủng khủng khiếp xảy ra ở Campuchia, vào thứ Tư (17/10) này, với sự hậu thuẫn của Liên Hợp Quốc, tòa án sẽ bước vào giai đoạn cuối cùng xét xử “Anh thứ” Nuon Chea, 87 tuổi và cựu lãnh đạo nhà nước Campuchia Khieu Samphan, 82 tuổi.

Dưới sự dẫn dắt của Pol Pot, người đã qua đời năm 1998, quân Khmer Đỏ đã thực hiện một nạn diệt chủng kinh hoàng và tồi tệ nhất của thế kỷ 20. Nó đã giết chết hơn 2 triệu người vì chết đói, làm việc quá sức trong những năm 1970.

“Các nhạn nhân đã phải chờ đợi 38 năm để nhìn thấy công lý… thời gian chờ đợi này sẽ sớm kết thúc”, Phát ngôn viên tòa án Lars Olsen cho biết.

Theo hãng tin AFP, hàng trăm người Campuchia dự định sẽ đến thủ đô Phnom Penh để tham dự phiên điều trần kín, mặc dù theo quy định, phiên tòa đã không được mở cửa rộng rãi cho những người quan tâm.

Bản tuyên án cuối cùng – bao gồm cả các các buộc – sẽ được đưa ra vào cuối tháng Mười. Trong khi đó tòa án dự kiến công bố phán quyết cuối cùng vào nửa đầu năm 2014.

Tòa án đã tách các trường hợp phức tạp thành một loạt các phiên tòa nhỏ hơn, vì lo ngại rằng các bị cáo quá già sẽ chết.

Tuy nhiên, các phiên tòa đầu tiên vẫn bị chậm trễ kéo dài bởi tình trạng thiếu tiền chi trả, đình công, các cáo buộc can thiệp chính trị cũng như sức khỏe sa sút của các bị cáo.

Các thủ tục tố tụng đã bắt đầu từ cuối năm 2011, tập trung vào phong trào di cư người ra khỏi Phnom Penh và các cáo buộc khác liên quan đến tội ác chống lại nhân loại. Sự kiện sơ tán thủ đô của Campuchia đã diễn ra ồn ào trong tháng 4/1975, đã biến Phnom Penh thành một thành phố ma chỉ trong vài ngày. Đó cũng là một trong những cuộc di cư lớn nhất trong lịch sử hiện đại.

Hơn 2 triệu người đã bị trục xuất, bị dí súng vào người và buộc phải chuyển đến các trại lao động ở nông thông trong một kế hoạch của Khmer Đỏ nhằm xây dựng một khu nông nghiệp không tưởng.

“Chúng tôi rất vui vì hai nhà lãnh đạo Khmer Đỏ đang bị truy tố. Mặc dù chúng tôi vẫn không thể được bù đắp đầy đủ, phiên tòa sẽ là một điển hình cho cả thế giới trông vào”, Bou Meng, 72 tuổi, nạn nhân nổi tiếng còn sống sót sau vụ thảm sát trả lời phỏng vấn cho biết.

Buổi xét xử chống lại Nuon Chea và Khieu Samphan là phiên tòa thứ hai và cũng là phiên tòa quan trọng nhất cho đến nay. Trước đó, các công tố viên đã kết án chung thân một lãnh đạo nhà tù Khmer Đỏ cũ, người phải chịu trách nhiệm cho cái chết của 15.000 người.

Phiên tòa đã phải tạm dừng ngay tại thời điểm quan trọng khi tiền lương của những người có liên quan đã không được thanh toán hồi tháng trước.

Nuon Chea và Khieu Samphan đã phủ nhận cáo buộc tội ác chiến tranh, tội ác chống lại nhân loại và diệt chủng trong thời gian 1975-1979, thời điểm Khmer Đỏ cai trị đất nước. Tuy nhiên, hồi tháng Năm, lần đầu tiên Nuon Chea thừa nhận một số trách nhiệm và tỏ ra hối hận về những hành động của chế độ ông ta lúc bấy giờ. Tương tự, Khieu Samphan cũng đã đưa ra “lời xin lỗi chân thành” tới những nạn nhân thời Khmer Đỏ.

Tòa án hiện đang điều tra hai trường hợp mới nhất có thể liên quan đến một số cán bộ nhà nước cấp thấp của Campuchia, tuy nhiên gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của chính phủ. Các nhà phân tích cho rằng việc thiếu tiền chu cấp cho tòa án và những ý chí chính trị có thể cản trở bất kỳ phiên tòa mới nào.

Minh Anh

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !