Cảm phục cặp vợ chồng người Mông chữa bệnh miễn phí cho người nghèo

Từ tay trắng lập nghiệp, vợ chồng Cứ A Súa và Phàng Thị Mai (người dân dộc Mông ở Lai Châu) đã mua được đất, làm nhà và có phòng khám riêng. Phòng khám của Súa đã chữa bệnh miễn phí cho rất nhiều người nghèo.

{keywords}
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh gặp mặt các gia đình trẻ tiêu biểu (Cứ A Súa thứ 4 từ trái sang phải ảnh).

Cứ A Súa sinh ra và lớn lên trong một gia đình người Mông có tới 6 anh chị em làm nghề nông ở vùng quê nghèo (bản Sin Chải, xã Mù Sang, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu). May mắn được học tập trong trường nội trú, sau đó là học trường Sĩ quan Chính trị, đây là tiền đề quan trọng nhất để Súa vươn lên và có được ngày hôm nay.

Súa kể lại, tốt nghiệp trường Sĩ quan Chính trị, anh được phân công công tác tại một đồn biên phòng xa nhất nhì, khó khăn cũng xếp vào nhất nhì của tỉnh Lai Châu. Năm 2013, Súa lấy vợ là cán bộ đoàn xã. Gia đình vợ cũng khó khăn. Hai vợ chồng bắt đầu từ con số 0 tròn trĩnh.

Nhớ về những ngày mới cưới, Súa vẫn không thể quên cảnh hai vợ chồng vừa phải thuê nhà ở trọ vừa phải nuôi em trai đang học đại học…

“Có lẽ chúng tôi cùng làm công tác Đoàn nên hiểu và đồng cảm với nhau. Vợ chồng cứ động viên nhau cùng cố gắng”, Súa cười nói.

Không chịu khuất phục trước số phận, vợ chồng Súa tích góp từng đồng một. Đặc biệt, nhờ cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên Lai Châu năm 2018”, hoàn cảnh của vợ chồng Súa đã “sang trang” mới.

{keywords}
Cứ A Súa phát thuốc cho bệnh nhân nghèo.

“Gia đình tôi có truyền thống hái thuốc chữa bệnh bằng các bài thuốc dân gian của dân tộc Mông. Với ước mơ phát triển những bài thuốc quý của gia đình đến với nhiều người bệnh hơn, thân thiện với người dùng hơn, tôi đã đầu tư hệ thống dây chuyền gồm máy nghiền, máy sấy, máy đóng gói dạng trà túi lọc…

Khi Tỉnh đoàn phát động cuộc thi khởi nghiệp, tôi quyết định thử sức… Những dòng đầu tiên cho đề án được bắt đầu với chủ đề khởi nghiệp từ việc phát triển các bài thuốc gia truyền của gia đình. Rất vui khi đề án dự thi của tôi được ban tổ đánh giá cao và đạt giải Nhì”, Súa kể về kỷ niệm đáng nhớ với nụ cười hiền lành.

Cũng chính trong năm 2018, Súa không ngừng tự học tập các kiến thức y học hiện đại về bệnh gan, bệnh phổi, với tư duy là “điều trị bằng thuốc đông y nhưng phải khám và chẩn đoán bệnh bằng y học hiện đại”. Sau 1 năm nỗ lực thuyết phục, bài thuốc của Súa đã trở thành bài thuốc đầu tiên ở tỉnh Lai Châu được Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền.

{keywords}
Vợ chồng Cứ A Súa và các con.

Được biết, theo quy định, để được cấp Giấy Chứng nhận bài thuốc gia truyền phải trải qua nhiều quy trình thẩm định và phải xác minh được 100 bệnh nhân đã dùng bài thuốc và đã khỏi bệnh. Cứ A Súa - chàng thanh niên người dân tộc Mông đã làm được và khởi nghiệp thành công từ chính bài thuốc gia truyền này.

Ông Nguyễn Văn Đối, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lai Châu chia sẻ: "Với Tây y, một số bệnh về gan như viêm gan B, xơ gan… hiệu quả điều trị chưa cao. Chúng tôi đánh giá rất cao một thanh niên khởi nghiệp đã tuân thủ tất cả các quy định và điều kiện hiện nay để mở ra được một cơ sở khám, chữa bệnh bằng thuốc gia truyền của gia đình từ nhiều đời nay. Ngành Y tế tỉnh sẽ hỗ trợ tất cả các điều kiện thuận lợi để cơ sở này tuân thủ, thực hiện tốt các quy định về luật khám chữa bệnh".

Hiện tại Phòng khám y học cổ truyền của gia đình Súa đã hoạt động ổn định. Ngoài việc điều trị cho hàng trăm bệnh nhân bị bệnh gan (viêm gan, xơ gan, xơ gan cổ chướng), phòng khám còn tạo việc làm mang lại thu nhập ổn định cho 3 thanh niên, 3 thanh niên khác có việc làm theo mùa vụ. Gia đình Súa cũng có thêm nhiều điều kiện tham gia các hoạt động xã hội.

{keywords}
Ngoài việc chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, gia đình Cứ A Súa thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội, thiện nguyện.

Vốn xuất thân từ một gia đình vùng sâu vùng xa nghèo khó nên Súa thấu hiểu những khó khăn của đồng bào dân tộc, đặc biệt là khi bị bệnh hiểm nghèo, không có tiền đi bênh viện điều trị. Vì thế, song song với khám chữa bệnh thu tiền, Súa đã quyết định điều trị bệnh miễn phí cho các đối tượng bệnh nhân thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, người già neo đơn, gia đình chính sách, thương binh, bệnh binh…Đã có hàng trăm bệnh nhân được Súa điều trị miễn phí.

Với những nỗ lực không mệt mỏi, từ bàn tay trắng phải thuê nhà trọ, giờ vợ chồng Súa đã mua được đất, làm nhà… đón bố mẹ lên phụng dưỡng tuổi già. Súa cũng mua được ô tô. Anh bảo do gia đình vẫn ở trên bản nên anh mua ô tô vừa tiện cho công việc phòng khám, vừa phục vụ đưa đón các con đi học thêm tiếng Anh trên thành phố.

“Mỗi người có cách nhìn nhận, quan điểm khác nhau về gia đình ấm no, hạnh phúc. Đối với tôi, hạnh phúc chính là các thành viên luôn được khỏe mạnh, cuộc sống vợ chồng bình đẳng, cùng có trách nhiệm vun đắp cho gia đình, con cái được học tập đến nơi đến chốn, ngoan ngoãn, hiếu thảo, vâng lời ông bà, cha mẹ”, Súa bày tỏ.

Năm 2019, gia đình Súa vinh dự được các cấp chính quyền địa phương từ bản đến xã - huyện - tỉnh bình chọn, xét tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu vì “Đã có thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh giỏi năm 2019”. Vừa qua, gia đình Súa tiếp tục được Trung ương Đoàn xét tặng gia đình trẻ tiêu biểu.

N. Huyền

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !