Cái bắt tay lịch sử của lãnh đạo Liên Triều tại khu vực phi quân sự

Theo hãng tin Reuters, lãnh đạo hai nước Triều Tiên và Hàn Quốc đã lên đường đến khu vực phi quân sự (DMZ) vào sáng sớm ngày 27/4 này, nhằm tìm cách chấm dứt cuộc xung đột kéo dài nhiều thập kỷ và giảm bớt căng thẳng khu vực.

Đúng 9h30 phút sáng 27/4 giờ địa phương (khoảng 7h30 sáng giờ Hà Nội), lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã bước qua đường biên giới ở khu vực phi quân sự và có cái bắt tay lịch sử với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.

Lãnh đạo Triều Tiên bắt tay Tổng thống Hàn Quốc tại đường biên giới. Nguồn: CNN

Ông Kim sẽ là nguyên thủ Triều Tiên đầu tiên đặt chân đến Hàn Quốc kể từ sau khi Chiến tranh Triều Tiên 1950 – 53 kết thúc.

Đoàn xe của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in khi ông lên đường đến DMZ gặp mặt lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Dự kiến hai người sẽ thảo luận về việc giải giáp vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời sẽ cùng nhau trồng cây lưu niệm tại làng đình chiến Panmunjom. Cuộc gặp mặt này cũng là bước đệm để ông Kim gặp mặt Tổng thống Mỹ Donald Trump vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 tới, và đây cũng là một sự kiện lịch sử nữa khi lần đầu tiên lãnh đạo đương chức của hai nước gặp nhau.

Hãng tin KCNA của Triều Tiên cho biết, ông Kim đã rời Bình Nhưỡng để tham gia vào cuộc gặp mặt “lịch sử”, tại đây ông sẽ “thảo luận cởi mở với ông Moon Jae-in về các vấn đề khác nhau nhằm cải thiện quan hệ liên Triều và đưa hai bên đến với sự hòa bình, thịnh vượng và tiến gần đến sự thống nhất”.

Ông Moon cũng đã rời văn phòng Tổng thống của mình trong một chiếc xe bọc thép. Trước đó ông đã dừng lại trong một thời gian ngắn để chào hỏi một số người ủng hộ gần Nhà Xanh của Hàn Quốc. Hàng trăm người dân đã tập trung tại trung tâm thủ đô Seoul từ sáng sớm, có người bày tỏ sự phản đối song cũng có người ủng hộ cuộc gặp mặt này.

Vài ngày trước khi cuộc gặp mặt này diễn ra, ông Kim nói rằng Triều Tiên sẽ ngừng thử nghiệm hạt nhân và tên lửa đạn đạo, đồng thời cho đập bỏ địa điểm thử nghiệm hạt nhân. Nhiều người đã tỏ ra nghi ngờ về việc liệu ông Kim có thực sự muốn từ bỏ kho vũ khí hạt nhân mà nước này đã phát triển trong nhiều thập kỷ để đối phó với Mỹ hay không.

Sau cuộc gặp mặt, hai nước sẽ đưa ra một tuyên bố chung vào cuối ngày 27/4 có tên là Tuyên bố Panmunjom, nói về việc giải giáp vũ khí hạt nhân và an ninh khu vực, cũng như cải thiện quan hệ giữa hai nước.

Cuộc chiến giữa Triều Tiên và Hàn Quốc về cơ bản vẫn đang tiếp diễn do Chiến tranh Triều Tiên kết thúc bằng một lệnh ngừng bắn chứ không phải bằng hiệp ước hòa bình. Cuộc gặp mặt giữa lãnh đạo hai nước diễn ra tại khu vực phi quân sự (DMZ), một dải đất ngăn cách Triều Tiên và Hàn Quốc dài 260km, rộng 4km được thiết lập từ sau năm 1953.

Quang cảnh địa điểm hai lãnh đạo gặp mặt ở làng đình chiến Panmunjom tại khu vực DMZ.

Những thời khắc quan trọng như ông Kim tiến vào lãnh thổ Hàn Quốc, người đứng đầu hai quốc gia bắt tay nhau và bước về phía nơi hội đàm sẽ được tường thuật trực tiếp.

Ông Moon, người đã nhậm chức Tổng thống vào tháng 5 năm ngoái đã từng hứa sẽ khôi phục quan hệ với Triều Tiên và nhiều lần kêu gọi đối thoại và giúp ông Kim và ông Trump gặp mặt nhau.

Sau khi phóng thử tên lửa nhiều lần vào năm ngoái, ông Kim bắt đầu các biện pháp ngoại giao quan trọng vào đầu năm nay. Ông đã cử một phái đoàn quan chức Triều Tiên đến dự Thế vận hội Mùa đông ở Hàn Quốc vào tháng 2 vừa qua, trước khi ông Trump khiến cả thế giới bất ngờ khi chấp thuận lời mời gặp mặt để thảo luận của ông Kim.

Trong quá khứ, nhiều cuộc đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên đã kết thúc thất bại, điều này khiến nhiều quan chức Mỹ nghi ngờ về động cơ thực sự của ông Kim và nghi ngờ những động thái mà ông thực hiện trong thời gian gần đây chỉ là nhằm giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên, đồng thời gây ra chia rẽ giữa Washington và các nước đồng minh.

Anh Tuấn (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !