Cách nhà hàng, quán ăn ở Mỹ, châu Âu mở cửa, sống chung với Covid-19

Người dân Italy bắt buộc phải có “thẻ xanh” để được ngồi ăn trong nhà hàng, quán rượu; New York yêu cầu người dân chứng minh đã tiêm ít nhất 1 liều vắc-xin Covid-19 trước khi vào ăn uống, nhân viên cũng được yêu cầu phải tiêm phòng. 

Theo đó, chính phủ nhiều nước trên khắp thế giới đang khuyến khích người dân học cách sống chung với Covid-19. Một số quốc gia trước đây từng theo đuổi mô hình “không Covid” cũng đang cân nhắc lại chiến lược, trong đó có Australia.

Các nước châu Âu, vốn dồi dào vắc-xin, kỳ vọng chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn sẽ là tấm vé để tái mở cửa nền kinh tế và giữ số ca bệnh nặng ở mức thấp.

Đức

Từ ngày 23/8, chính quyền nhiều bang ở Đức bắt đầu áp dụng quy tắc 3G (viết tắt của 3 chữ “đã tiêm phòng, đã khỏi bệnh và đã xét nghiệm”) để những người thuộc diện 3G có thể dễ dàng tham gia vào cuộc sống bình thường.

{keywords}
Nhiều nước trên thế giới đã và đang áp dụng chính sách “thẻ xanh” như một "tấm vé" cho phép người dân quay trở lại nhịp sống bình thường. (Ảnh: TASS)

Cụ thể, những ai muốn vào nhà hàng, rạp chiếu phim, nhà hát, cửa hàng làm tóc, phòng tập gym, bể bơi, bệnh viện, viện dưỡng lão và các cơ sở tương tự... cần phải mang theo giấy tờ hoặc thông tin chứng minh đã tiêm đủ, đã khỏi bệnh hoặc vừa làm xét nghiệm với kết quả âm tính (xét nghiệm nhanh có giá trị trong 24 giờ, xét nghiệm PCR trong 48 giờ).

Đan Mạch

Từ ngày 10/9, chính phủ Đan Mạch đã dỡ bỏ tất cả các quy định hạn chế còn lại liên quan đến dịch Covid-19, với quan điểm rằng dịch bệnh đã không còn là “một mối đe dọa nghiêm trọng với xã hội”.

Người Đan Mạch giờ đây có thể vào các hộp đêm và nhà hàng mà không cần xuất trình “hộ chiếu Covid-19”, sử dụng phương tiện giao thông công cộng mà không cần khẩu trang và gặp gỡ với số lượng lớn mà không bị hạn chế, về cơ bản là quay trở lại cuộc sống trước đại dịch. Chìa khóa cho sự thành công của Đan Mạch một phần nằm ở tiến trình tiêm vắc-xin của nước này.

Anh

Anh là nước quyết liệt nhất trong chiến lược sống chung với Covid-19. Từ ngày 19/7, nước này chấm dứt mọi biện pháp hạn chế bất chấp số ca nhiễm biến chủng Delta vẫn ở mức đáng lo ngại, đặc biệt ở nhóm dân số trẻ. Mọi lệnh cấm hội họp và quy định đeo khẩu trang được dỡ bỏ. Người dân lấp kín nhà hàng, quán rượu và sân bóng đá vào cuối tuần như chưa từng có đại dịch.

{keywords}
Chính phủ nhiều nước đang khởi động mở cửa trở lại các không gian ăn uống ngoài trời và dỡ bỏ lệnh giới nghiêm. Tuy nhiên, quyết định chính thức còn tùy thuộc vào diễn biến dịch bệnh. (Ảnh: TASS)

Mục đích Anh mở cửa trở lại là để tăng tốc phục hồi kinh tế sau khi nước này là một trong số các nền kinh tế phát triển phải hứng chịu ảnh hưởng lớn nhất từ ​​đại dịch vào năm ngoái.

Mỹ

Từ ngày 16/8, New York sẽ trở thành thành phố lớn đầu tiên của Mỹ áp đặt yêu cầu tiêm chủng đối với các hoạt động ăn uống trong nhà.

Theo đó, New York yêu cầu người dân chứng minh họ ít nhất đã tiêm 1 liều vắc-xin Covid-19 trước khi tham gia một số hoạt động trong nhà như ăn uống, thể thao và các buổi biểu diễn nghệ thuật. Nhân viên của những địa điểm đó cũng được yêu cầu phải tiêm phòng.

Chính sách mới này dự kiến khiến các chủ điều hành nhà hàng trên khắp năm quận của thành phố phải đối mặt với một loạt thách thức mới.

Do nhiều địa phương và chính các quán ăn cũng đưa ra nhiều yêu cầu tiêm chủng hơn, nên công ty chuyên về dịch vụ đặt bàn trực tuyến OpenTable đã triển khai tính năng cho phép các nhà hàng hiển thị yêu cầu tiêm chủng cho khách hàng. Dịch vụ này cũng có kế hoạch công bố danh sách các nhà hàng có yêu cầu như vậy trên phạm vi toàn quốc.

Italy

Từ ngày 6/8, người dân Italy bắt buộc phải có “thẻ xanh” để tiếp cận các dịch vụ và hoạt Hơn 18 tháng kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nhiều nước trên thế giới quyết định đã đến lúc mở cửa và áp dụng mô hình sống chung với Covid-19.động không thiết yếu như ngồi ăn trong không gian kín, nhà hàng, quán rượu; các sự kiện thể thao, các buổi biểu diễn; bảo tàng, nhà hát, rạp chiếu phim, công viên giải trí, sự kiện văn hóa và triển lãm; bể bơi, phòng tập gym, trung tâm chăm sóc sức khỏe.

“Thẻ xanh” được gọi theo nhiều tên khác nhau ở mỗi nước, như chứng nhận kỹ thuật số về Covid-19, hộ chiếu Covid-19, hộ chiếu vắc-xin, giấy thông hành y tế, thẻ an toàn, thẻ thông hành corona.

Sau đó, Chính phủ Italy đã mở rộng yêu cầu “thẻ xanh” cho tất cả giáo viên, sinh viên đại học và những người sử dụng các phương tiện giao thông công cộng như máy bay, tàu cao tốc, phà, xe bus đường dài từ ngày 1/9.

Theo sắc lệnh vừa được Chính phủ Italy phê chuẩn ngày 16/9, từ ngày 15/10, bắt buộc tất cả các nhân viên công vụ và những người lao động trong khu vực tư nhân phải xuất trình “thẻ xanh” ở nơi làm việc.

Bất kỳ người lao động nào không xuất trình được “thẻ xanh” sẽ bị đình chỉ làm việc không lương, nhưng không thể bị sa thải. Những người phớt lờ sắc lệnh trên và đi làm sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt từ 600-1.500 euro (705-1.175 USD).

Trong khi đó, tại châu Á, Singapore bắt đầu nới lỏng một số hạn chế vào tháng 8, cho phép những người đã được tiêm chủng đầy đủ dùng bữa tại các nhà hàng và tụ tập đến 5 người, thay vì 2 người như trước đó. Tuy nhiên, các nhà hàng phải tuân thủ lệnh giới nghiêm từ 22 giờ 30.

Ngoài ra, trong nước, quy định bắt buộc đeo khẩu trang vẫn giữ nguyên, việc đi thăm nhà người thân hay dự các sự kiện, đi tham quan các nơi đều bị giới hạn số lượng, các ứng dụng truy vết tiếp xúc vẫn được sử dụng.

Tại Thái Lan, từ ngày 1/9, đối với các quán ăn, nhà hàng, thực khách sẽ không cần phải tiêm ngừa đầy đủ hay xét nghiệm âm tính với Covid-19 trong vòng 7 ngày để vào quán. Quy định này sẽ bắt buộc từ tháng 10-2021. Dù vậy, các hàng quán vẫn phải đảm bảo thông khí, giãn cách xã hội, cho nhân viên tiêm ngừa và xét nghiệm hàng tuần.

Chính quyền Thái Lan cũng sẽ bỏ hạn chế đi lại liên tỉnh ở các vùng đỏ. Các hãng hàng không cũng được chở khách nội địa trở lại nhưng chỉ với 75% số ghế.

Pfizer tiết lộ ‘sốc’ về hiệu quả của vắc xin Covid-19

Pfizer tiết lộ ‘sốc’ về hiệu quả của vắc xin Covid-19

Công ty Pfizer của Mỹ, cùng với BioNTech của Đức đã tạo ra vắc xin mRNA ngừa Covid-19, mới đây đã công bố dữ liệu nghiên cứu cho thấy hiệu quả của vắc xin đã giảm đáng kể theo thời gian.

Thanh Bình (tổng hợp)

Hành khách cố tình giấu ốc sên trong hành lý đi qua sân bay

Nhân viên hải quan tại một sân bay của Mỹ đã tịch thu 6 con ốc sên châu Phi khổng lồ được giấu trong vali của hành khách.

Chuyến thăm ‘chưa từng có’ của cựu lãnh đạo Đài Loan tới Trung Quốc đại lục

Văn phòng của ông Mã Anh Cửu xác nhận cựu lãnh đạo Đài Loan (Trung Quốc) sẽ tới thăm Trung Quốc đại lục trong tháng này.

Câu chuyện về tiếp viên hàng không Canada vướng vòng lao lý vì 210kg ma túy

Nữ tiếp viên hàng không người Canada Christina Carello đã bị bắt giam ở Dominica vì liên quan tới nghi án vận chuyển 210kg ma túy, nhưng sau rất nhiều nỗ lực, cô đã được minh oan.

Cựu ‘phó tướng’ nói về nguy cơ ông Trump bị bắt và chuyện biểu tình

Cựu Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence lên án cuộc điều tra của Công tố viên quận Manhattan nhằm vào cựu Tổng thống Donald Trump, đồng thời nêu quan điểm về chuyện biểu tình nếu ông Trump bị bắt.

Biết sự thật sau 18 năm, cô gái vẫn khăng khăng gọi kẻ bắt cóc là ‘Mẹ’

Mất tích tại bệnh viện chỉ 8 tiếng sau khi chào đời, thiếu nữ biết sự thật sau 18 năm vẫn gọi kẻ bắt cóc là ‘Mẹ’.

Điều gì sẽ xảy ra nếu ông Trump bị truy tố?

Chính trường Mỹ đang dậy sóng trước thông tin cựu Tổng thống Donald Trump có khả năng bị truy tố ở New York vì một cáo buộc vi phạm xảy ra cách đây gần 7 năm, trong lúc ông vận động tranh cử năm 2016.

Trung Quốc lên án các nhà lập pháp Anh thăm đảo Đài Loan

Đại sứ quán Trung Quốc tại Anh lên án một nhóm các nhà lập pháp của xứ sở sương mù tới thăm đảo Đài Loan (Trung Quốc) bất chấp sự cực lực phản đối của Bắc Kinh.

Vụ cướp ngân hàng táo bạo nhất trong lịch sử

Tại Anh, trong thập niên 70, một băng cướp đã biến câu chuyện về thám tử Sherlock Holmes thành sự thật khi tạo ra vụ cướp ngân hàng táo bạo nhất lịch sử thế giới.

Bị khỉ lao vào tấn công, người phụ nữ phải khâu hơn 180 mũi

Con khỉ lao vào xé toạc tai, giật tóc của nạn nhân, và còn tát vào mặt một người đàn ông, trước khi nó bị bắn chết.

Lý do Bull Pháp là giống chó được yêu thích nhất ở Mỹ

Theo thống kê năm 2022 của American Kennel Club (AKC) – câu lạc bộ chó kiểng Mỹ, lần đầu tiên sau 31 năm, Labrador Retriever không còn là giống chó được ưa chuộng nhất ở Mỹ. Thay thế vị trí của nó là chó Bull Pháp dễ thương và nhỏ nhắn.

Đang cập nhật dữ liệu !