Cách 'ăn dặm cho no' phổ biến này có thể hạn chế phát triển IQ của trẻ nhỏ
Dinh dưỡng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí não của con người, nhất là trẻ nhỏ. Bác sĩ nhi khoa đã chỉ ra các phương pháp cho trẻ ăn dặm để không làm giảm trí thông minh của trẻ.
Bác sĩ cho biết, quan trọng là phải bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Đặc biệt chú ý trong việc bổ sung lượng các thực phẩm từ gạo cho trẻ, nhất là cháo và mì.
Lý do là vì cháo và mì dễ ngấm nhiều nước và nở nhiều trong quá trình nấu nên nếu ăn nhiều thực phẩm này sẽ hạn chế các đồ ăn khác. Đây thực chất là hiện tượng "làm đặc giả" của thực phẩm. Vì vậy, khi trẻ ăn nhiều sản phẩm từ gạo, nhìn có vẻ nhiều, nhưng thực chất trẻ dung nạp chất dinh dưỡng rất hạn chế.
Cụ thể là ăn quá nhiều cháo và mì sẽ hạn chế nạp các chất khác, nhất là chất đạm từ thịt, cá. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc bổ sung và hấp thụ chất sắt.
Điều quan trọng nhất là phải bổ sung chất sắt khi cho trẻ ăn dặm, nên thức ăn bổ sung đầu tiên cho trẻ nên chứa hàm lượng cao chất sắt như thịt xay nhuyễn, gan xay nhuyễn hoặc thức ăn chứa nhiều chất sắt.
Tuy nhiên, nếu trẻ 7-8 tháng tuổi mà luôn ăn cháo và mì thì trẻ sẽ không còn nhiều không gian trong dạ dày để ăn thịt, từ đó không đủ chất sắt cho trẻ.
Một khi trẻ bị thiếu sắt thì hemoglobin và myoglobin sẽ không đủ, ảnh hưởng đến quá trình cung cấp máu và oxy cung cấp cho não, từ đó dẫn đến khả năng phản ứng và trí nhớ của trẻ sẽ giảm sút.
Ngoài ra, thức ăn “đặc giả” không có lợi cho việc rèn luyện khả năng nhai của trẻ. Cháo và mì là những thức ăn tương đối mềm nên không có lợi cho việc hình thành khả năng nhai của trẻ. Vì vậy, cần cho trẻ ăn một số thức ăn dạng hạt khi trẻ khoảng 10 tháng.
Khả năng nhai của trẻ không được luyện tập kịp thời sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng, việc ăn uống không đủ chất dinh dưỡng rất dễ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ, có thể làm cho trẻ chậm nói.
Khi cho trẻ ăn dặm, cần tránh tối đa thức ăn “đặc giả”. |
Cha mẹ nên nắm rõ việc bổ sung thức ăn cho trẻ theo từng bước:
6 tháng đến 7 tháng: Ăn thức ăn nghiền 1 lần/ngày
Ban đầu mẹ nên xay nhuyễn mọi thức ăn của bé và cho ăn 1 lần/ngày vào buổi trưa. Thức ăn có thể xay nhuyễn như cháo, thịt, hoa quả, rau củ.
8 tháng đến 9 tháng: Cháo hoặc mì mềm nát 1 đến 2 lần/ngày
Trẻ đã mọc răng sau 8 tháng, lúc này bạn có thể từ từ luyện khả năng nhai, khả năng nuốt của trẻ. Vì vậy, bạn có thể nấu cháo và mì cho trẻ và nên nấu mềm hơn so với nấu cho người lớn.
Tuy nhiên, cũng nên cho một số loại thịt hoặc rau vào cháo, mì. Không nên cho trẻ ăn cháo, mì đơn thuần sẽ dễ gây mất cân đối dinh dưỡng. Trong tháng này chỉ cần cho trẻ ăn 1 hoặc 2 lần/ngày là đủ.
10 tháng đến 11 tháng: Ăn thức ăn dạng hạt 2 đến 3 lần/ngày
Trẻ được 10 tháng tuổi có thể chế biến một số thức ăn dạng hạt để trẻ tập khả năng nhai, lúc này trẻ cần ăn bổ sung 2-3 lần/ngày, lượng sữa bắt đầu giảm dần và thức ăn bổ sung bắt đầu tăng.
Khi trẻ ăn, hãy cố gắng để trẻ tự ăn, điều này có thể rèn luyện khả năng ăn uống độc lập cũng như kỹ năng nhai và nuốt của trẻ.
Lúc này, cố gắng tránh cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn mềm nát vì lúc này chủ yếu là luyện khả năng nhai của trẻ.
Sau 1 tuổi: Từ từ chuyển các bữa ăn bổ sung thành bữa chính, giảm lượng sữa và cho trẻ chuyển dần sang thức ăn của người lớn
Sau khi trẻ được 1 tuổi, mỗi ngày trẻ cần ăn 3 bữa ăn bổ sung, thông thường mẹ cũng có thể dùng hoa quả hoặc bánh mì nhỏ làm bữa phụ cho trẻ. Thức ăn bổ sung cho trẻ nên đa dạng, có kích thước bằng hạt đậu phộng để trẻ có thể bắt đầu tự ăn.
Lượng sữa mỗi ngày chỉ cần từ 400-600 ml, lượng thức ăn còn lại chủ yếu dành cho các bữa ăn chính.
Sữa là thức ăn chính trước 1 tuổi nhưng sau 1 tuổi trẻ phải ăn các đồ ăn bổ sung. Vì vậy, khi bổ sung thực phẩm, trẻ phải học cách chuyển tiếp từ từ để có đủ dinh dưỡng, đủ sắt, có lợi cho sự phát triển trí não và sự tăng trưởng của trẻ.
Hạ Thảo
Những sai lầm về ăn dặm cha mẹ hay mắc, 'đánh cắp' sức khỏe của trẻ
Cha mẹ cho trẻ ăn dặm sai cách có thể dẫn đến những nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe của trẻ. Sau đây là một số phương pháp cho trẻ ăn cha mẹ nên tránh để có thể vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa phòng tránh bệnh tật.