Các trường ĐH top đầu xử lý giảng viên dùng bằng ĐH Đông Đô ra sao?

Nhiều trường sau khi phát hiện học viên dùng văn bằng của ĐH Đông Đô làm luận án tiến sĩ thì ngay lập tức yêu cầu bằng thay thế, nhiều trường chờ ý kiến chỉ đạo của Bộ GD&ĐT để xử lý những người dùng bằng giả

Liên quan đến vụ án “Giả mạo trong công tác” xảy ra tại trường Đại học Đông Đô khiến dư luận xôn xao những ngày qua, nhiều người thắc mắc các trường đại học xử lý sao với giảng viên, nghiên cứu sinh dùng bằng giả của ĐH Đông Đô?

Nhất là khi trong số đó nhiều trường ĐH top đầu có giảng viên dùng bằng giả.

Cụ thể, ĐH Quốc gia Hà Nội có 5 trường hợp, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: 8 trường hợp, Học viện Báo chí & Tuyên truyền và ĐH Huế mỗi đơn vị có 4 trường hợp dùng văn bằng 2 ngôn ngữ Anh của ĐH Đông Đô.

{keywords}
Văn phòng ĐH Đông Đô

Chiều 21/12, trao đổi với Infonet, PGS.TS Lưu Văn An – Phó Giám đốc Học viện Báo chí & Tuyên truyền cho biết nhà trường đã nắm được danh sách những giảng viên, nghiên cứu sinh tại trường dùng văn bằng 2 tiếng Anh của Trường ĐH Đông Đô.

“Sau khi kiểm tra, những trường hợp này đều có tham gia các lớp học của ĐH Đông Đô, nộp học phí theo quy định, tức là họ có học thật theo chương trình quy định.

Những trường hợp này, Học viện Báo chí & Tuyên truyền đã làm văn bản báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, hiện Bộ GD&ĐT vẫn chưa có phản hồi”.

Tương tự, trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho hay đang chờ quyết định của cấp có thẩm quyền để xử lý các trường hợp sử dụng bằng giả của Trường ĐH Đông Đô cấp.

Trong khi đó, ĐH Quốc gia Hà Nội thông tin rằng trường này không công nhận văn bằng đối với những trường hợp dùng văn bằng 2 ngôn ngữ Anh của Trường ĐH Đông Đô.

“Nếu nghiên cứu sinh không có chứng chỉ quốc tế theo quy định hoặc có văn bằng ngôn ngữ Anh của trường ĐH được phép đào tạo và cấp bằng để thay thế thì sẽ không đủ điều kiện để tiếp tục làm nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ”, đại diện ĐH Quốc gia Hà Nội nói.

Còn ông Đoàn Đưc Lương - Hiệu trưởng ĐH Luật (ĐH Huế) thì cho biết trường này chưa nhận được thông tin về giảng viên hay nghiên cứu sinh của trường dùng bằng của ĐH Đông Đô nên chưa biết hướng xử lý.

Trước đó, theo kết luận điều tra, quá trình hoạt động Trường ĐH Đông Đô chưa được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo văn bằng 2. Tuy nhiên từ năm 2015, Bộ GD&ĐT đã thông báo chỉ tiêu tuyển sinh và cho đăng tải đề án tuyển sinh của Trường ĐH Đông Đô lên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT trong đó có cả chỉ tiêu hệ văn bằng 2 chính quy.

Kết luận của Cơ quan an ninh điều tra xác định các cá nhân thuộc Vụ Kế hoạch - tài chính và Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) thực hiện thông báo chỉ tiêu tuyển sinh, đăng tải đề án tuyển sinh của Trường ĐH Đông Đô, trong đó có chỉ tiêu hệ văn bằng 2 trong khi trường chưa được cho phép đào tạo, là vi phạm quyết định của bộ trưởng về đào tạo cấp bằng đại học thứ 2.

Theo nhiều chuyên gia, về nguyên tắc Vụ Giáo dục đại học phải trình lên lãnh đạo bộ quyết định cho phép trường đào tạo văn bằng 2. Sau đó dựa vào hồ sơ năng lực của trường, Vụ Kế hoạch - tài chính mới xem xét chỉ tiêu đào tạo văn bằng 2 mà trường đăng ký.

"Trách nhiệm của các cá nhân liên quan phải được làm rõ. Bộ GD&ĐT cần giải trình rõ việc quản lý tuyển sinh của trường này, trong đó bao gồm cả nguyên nhân vì sao không phát hiện được sai phạm trong thời gian dài ", TS. Lê Viết Khuyến nói.

Hoàng Thanh

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Người lao công ăn bánh mì trên phố 'giúp' nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn.

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

Đang cập nhật dữ liệu !