Các nước trên thế giới thực hiện "cách ly xã hội" như thế nào?

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, khái niệm “cách ly xã hội” (social distancing) ngày càng được nhắc đến nhiều và cho thấy tầm quan trọng nhất định. Vậy các quốc gia trên thế giới đã thực hiện biện pháp này như thế nào?

Theo nghĩa khái quát, social distancing là hạn chế giao tiếp xã hội nói chung, cả bắt buộc lẫn khuyến cáo. Theo nghĩa hẹp, social distancing là cách ly xã hội hay khoảng cách xã hội, tức là tuy chưa bắt buộc nhưng tất cả mọi người được khuyến cáo ở nhà, hạn chế tiếp xúc với nhau trong đường kính 2 mét.

Duy trì khoảng cách tiếp xúc là điều quan trọng, bởi virus corona lây lan khi người bị nhiễm ho, làm bắn ra các giọt nước bọt rất nhỏ trong đó chứa đầy virus. Những hạt này có thể bị người khác hít vào, hoặc gây lây nhiễm khi chạm tay vào bề mặt mà các hạt rơi xuống, sau đó đưa tay lên mắt, mũi hoặc miệng.

Tất cả các quốc gia có ca dương tính trên thế giới đều khuyến cáo mọi người tuân thủ các biện pháp tự duy trì khoảng cách, đặc biệt là với những người trên 70 tuổi, phụ nữ có thai và những người thuộc nhóm thường được tiêm vaccine phòng cúm.

Hạn chế giao tiếp từng giúp con người cầm cự khi đợi vắc-xin trong đại dịch cúm influenza vào năm 1918. Với đại dịch Covid-19, cần 1 đến 2 tuần để thấy được số ca giảm sau khi cách ly xã hội hoặc phong tỏa thành phố.

Lấy ví dụ là Vũ Hán cần 12 ngày từ khi phong tỏa để tốc độ lây lan giảm đều. Hiện tại, sau 2 tháng phong tỏa, 68.000/81.000 ca dương tính đã hồi phục. Nhiều bác sĩ, y tá đã được trở về nhà từ Hồ Bắc, sau khi hỗ trợ cho hệ thống y tế ở tâm dịch.

Dưới đây là hình ảnh social distancing trên khắp thế giới do phóng viên Reuters ghi nhận:

Một khách hàng nhận cafe đặt trong hộp được chuyển bằng một hệ thống dây tự chế của một quán cafe tại Bangkok, Thái Lan. Sáng tạo của cửa hàng nhằm thực hiện triệt để chính sách "tạo khoảng cách xã hội" mà chính phủ nước này khuyến cáo.

Người dân New York, Mỹ, tập thể dục trong công viên Quảng trường Washington. Trong khuôn viên là những hình tròn và dòng chữ "social distancing 6 feet" để nhắc nhở mọi người đứng cách xa nhau.

Hình ảnh tại một trạm xe bus ở Thái Lan, mọi người tự động ngồi cách nhau một ghế nhờ những hình dán nhắc nhở.

Mọi người xếp hàng theo những ô vuông được kẻ sẵn để tạo khoảng cách tại trung tâm thương mạiBrent Cross ở London, Anh.

Các nhà báo, phóng viên cũng tuân thủ quy tắc "cách ly xã hội" khi tham dự họp báo ở Washington, Mỹ.

Người dân Indonesia đến bệnh viện Padang, tỉnh West Sumatera ngồi chờ trên những hàng ghế đặc biệt được dán băng keo để đảm bảo mọi người không ngồi sát nhau.

Người dân Kenya đi lễ giữ khoảng cách tại Nhà thờ African Inland Church (AIC) Milimani ở Nairobi.

Người đi thang máy đứng vào các ô quy định ở Surabaya, tỉnh Đông Java, Indonesia.

Một cụ bà đứng chờ ở vạch kẻ tại một cửa hàng thực phẩm ở Rome, Italy.

Người dân Seattle, Washington đứng chờ mua đồ ăn theo khoảng cách đã được kẻ sẵn tại một tiệm bán đồ ăn nhanh Drive-in ở Mỹ.

Các phóng viên tham dự cuộc họp báo của Tổng thống Donald Trump cũng tự giữ khoảng cách khi ngồi cách một ghế.

Những người đi cầu nguyện tại Nhà thờ Hồi giáo Puget Sound ở Redmond, Washington, Mỹ, cũng tuân thủ quy tắc giữ khoảng cách xã hội.

Người mua hàng tuân thủ việc giữ khoảng cách tại khu chợ nông nghiệp Alemany ở San Francisco, California, Mỹ.

Người dân London, Anh tập thể dục tại công viên Greenwich.

Một cửa hàng bánh ở Hale, Anh đề tấm biển "Mỗi lần chỉ 3 khách vào tiệm", và "Hãy giữ cho chúng ta an toàn" ngoài cửa tiệm.

Hành khách giữ khoảng cách tại sân bay quốc tế Miami, Florida, Mỹ.

Hành khách chờ tàu tại một nhà ga xe lửa ở Daegu, Hàn Quốc ngồi rất xa nhau.

Người dân Philippines xếp hàng chờ lên tàu ở Quezon, Metro Manila.

Tấm biển nhắc nhở khách hàng hãy chú ý giữ khoảng cách xã hội ở một cửa hàng tại Seattle, Washington.

Người dân xếp hàng mua rau ở Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc.

Các thành viên Quốc hội Đức trong cuộc họp ở Hamburggiữ khoảng cách bằng cách ngồi xa nhau.

Người dân Rome, Italy xếp hàng đi siêu thị.

Tranh vẽ và dòng chữ "Hãy đứng lùi lại 6 bước và hứa là bạn yêu tôi" tại một quán cafe ở Seattle, Washington, Mỹ.

Tuệ Minh (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !