Các nước lớn khát “mảnh đất vàng” cuối cùng của châu Á

Ngày 21/5, Mỹ và Myanmar cùng nhau ký kết một thỏa thuận thương mại mới, mở rộng cửa cho việc Mỹ xóa bỏ lệnh cấm vận gần 30 năm qua cho đất nước đang được xem là “mảnh đất vàng” quý báu cuối cùng của châu Á. Myanmar đang khiến các nước lớn thèm khát những cơ hội đầu tư mới.

Myanmar – Miếng bánh lớn

Các nước lớn khát “mảnh đất vàng” cuối cùng của châu Á - ảnh 1
Một Myanmar đang mở cửa mời gọi thế giới tới tham quan và đầu tư

Đất nước trước đây vốn luôn là một bí ẩn đối với thế giới, bị cô lập khỏi bên ngoài bởi một chế độ quân sự độc tài. Đến nay, sau một thời gian, Myanmar đang biến đổi thực sự, và đang trở thành một điểm đến cực kỳ hấp dẫn cho bất kỳ quốc gia nào đang tìm kiếm những vùng đất mới để đầu tư.

Về tài nguyên, Myanmar là một đất nước giàu tài nguyên gỗ, khoáng sản, dầu mỏ, khí đốt. Cách đây nửa thế kỷ, Myanmar từng là nền kinh tế giàu có trong khu vực. Cho đến nay, lượng tài nguyên của Myanmar vẫn còn khá sơ khai khi rừng chiếm gần một nửa diện tích của đất nước.

Về vị trí địa lý, Myanmar là láng giềng của Thái Lan, Ấn Độ và Trung Quốc – các quốc gia châu Á phát triển, cũng là một cửa ngõ biển quan trọng ở vịnh Begal.

Về dân số, Myanmar có khoảng 60 triệu dân. Mức sống dưới nghèo khổ vẫn đang chi phối phần lớn đời sống của người dân nước này. Myanmar sẽ trở thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa dịch vụ khổng lồ bởi nhu cầu thay đổi sau nhiều năm sống trong sự thiếu thốn và cô lập kéo dài. Hiện ở Myanmar, rất ít người sở hữu ô tô, gần như vắng bóng siêu thị và trung tâm mua sắm hiện vốn đang mọc lên như nấm khắp châu Á. Bất cứ ở lĩnh vực kinh doanh nào, các nhà đầu tư đều có thể nhìn thấy tiềm năng phát triển đầy khả quan tại đất nước này.

Để giúp đất nước trở nên hấp dẫn hơn với nhà đầu tư nước ngoài, chính phủ Myanmar đang cố gắng đẩy mạnh các chương trình cải cách hệ thống pháp lý và kinh tế. Luật mới liên quan đến đất đai và đầu tư đang được bàn thảo, nhiều khu vực kinh tế đặc biệt được tạo ra, chính phủ sẵn sàng đón nhận lời khuyên từ các bên. Bên cạnh đó, các quan chức chính phủ Myanmar đang cố gắng tạo nên hình ảnh một Myanmar như điểm liên kết chiến lược giữa Trung Quốc, Ấn Độ với Đông Nam Á, nơi cửa ngõ của 3 thị trường tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Thêm vào đó, Myanmar đã nới lỏng một số hạn chế đối với báo giới, cho phép báo chí tư nhân hoạt đông, mở rộng khả năng tiếp cận Internet. Đồng thời, chính quyền dân sự dân chủ của Tổng thống Thein Sein cũng nới lỏng các chế độ tù nhân chính trị, cho thả các nhà hoạt động dân chủ, điển hình là bà  Aung San Suu Kyi, biểu tượng dân chủ ơ Myanmar. Hiện nay, bà Suu Kyi đã tham gia vào quốc hội Myanmar và cùng chính quyền nước này xây dựng cải cách lớn.

Theo Báo cáo của Tổng vụ đầu tư và đăng ký công ty Myanmar (DICA), tính đến cuối năm 2012 đã có 493 dự án, với tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Myanmar đạt mức hơn 41 tỷ USD.

“Đua nhau” đổ tiền cho Myanmar

Nhật Bản vừa qua đã tuyên bố xóa bỏ 60% nợ cũ cho Myanmar, tương đương với 3,6 tỷ USD. Ngoài ra, nước này còn cho phép Myanmar nối lại các khoản vay mới với điều kiện phải đáp ứng đủ tuyên bố 3 điểm và lộ trình 2 bước mà Nhật Bản đặt ra.

Hiện nay, Nhật Bản đầu tư khoảng 215 triệu USD vào Myanmar, đứng thứ 12 trong danh sách đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước này. Nhật Bản đã thành lập chi nhánh ngân hàng Mytsubishi Tokyo UFJ tại Yangon để khuyến khích, tư vấn và hỗ trợ cho 150 doanh nghiệp Nhật Bản có ý định tìm hiểu đầu tư vào Myanmar. Ngân hàng Mytsui Sumytomo (Nhật Bản) cũng đã ký các văn bản cam kết hợp tác với ngân hàng lớn của Myanmar để cùng hợp tác phát triển kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực.

Nhật Bản đang nghiên cứu, đàm phán để đầu tư vào việc xây dựng hệ thống đường bộ, đường sắt, các khu công nghiệp, cảng nước sâu nhằm giúp Myanmar phát triển trong các lĩnh vực năng lượng, viễn thông, nông nghiệp, phát triển nguồn nhân lực và cải thiện đời sống người dân.

Trong khi đó, đối với Mỹ, tuy chính phủ Mỹ rất chú trọng đến thị trường tài chính và ưu tiên vốn đầu tư nước ngoài tại Myanmar nhưng cho đến nay con số vẫn còn khiêm tốn so với các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản…do còn phải thăm dò và tìm hiểu thị trường và vướng vào các lệnh cấm vận tồn tại cách đây gần 30 năm.  Theo số liệu thống kê của Myanmar, đầu tư của các công ty Mỹ vào Myanmar mới là 243,56 triệu USD trong 15 dự án, chiếm gần 0,6% tổng đầu tư nước ngoài vào Myanmar (tính đến cuối năm 2012). 

Mỹ hiện mới đứng thứ 9 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Myanmar. Thương mại giữa hai nước mới đạt 293,64 triệu USD trong năm tài khóa 2011-2012, trong đó xuất khẩu của Myanmar sang Mỹ đạt 29,57 triệu USD và nhập khẩu từ Mỹ là 264,07 triệu USD. Các doanh nghiệp Mỹ đang ra sức vận động chính quyền Tổng thống Obama nhanh chóng thông qua việc dỡ bỏ lệnh cấm vận từ năm 1988 để họ có thể nhảy vào thị trường mới mẻ này.

Các nước lớn khát “mảnh đất vàng” cuối cùng của châu Á - ảnh 2
Cuộc gặp có tính chất lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Myanmar Thein Sein ở Washington ngày 20/4/2013.

Ngược lại với Mỹ, Trung Quốc đang là nước dẫn đầu về đầu tư tại Myanmar với con số 15 tỷ USD (chiếm 35% tổng lượng vốn đầu tư nước ngoài tại Myanmar); có khoảng 175 doanh nghiệp và hơn 90 dự án, nhà máy sản xuất các loại. Từ tháng 1-2012 đến nay, tổng lượng vốn đầu tư của Trung Quốc rót vào Myanmar đã đạt 2,8 tỷ USD với các dự án chủ yếu như dầu khí, cơ sở hạ tầng, thủy điện, khai thác tài nguyên. Trong đó hầu như Trung Quốc độc chiếm các dự án thủy điện tại Myanmar, với khoảng 55 công ty đang làm chủ hơn 70 dự án xây dựng và quản lý đập thủy điện tại đây.

Liên Minh Châu Âu tuy chưa có sự đầu tư trực tiếp nào vào Myanmar, kể cả các thành viên. Tuy nhiên, việc EU chấp nhận dỡ bỏ lệnh trừng phạt về kinh tế, giữ lại lệnh trừng phạt quân sự đối với Myanmar cũng là tín hiệu cho thấy EU thực sự quan tâm đến quá trình biến đổi của nước này. Eu đã thông qua chương trình “Tái khôi phục các ưu đãi thương mại” cho Myanmar với 6 nội dung quan trọng mở đường cho các doanh nhân EU đầu tư vào Myanmar

Hai định chế tài chính thế giới cũng đã đến Myanmar và đặt văn phòng tại đây, đó là Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Trong đó, WB đã cấp cho Myanmar một khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 85 triệu USD để giúp người dân Myanmar thông qua các dự án đầu tư vào trường học, đường xá, nước sạch… Kèm theo đó, WB cũng tuyên bố Myanmar đủ tiêu chuẩn để được nhân vốn vay không lãi suất từ Tổ chức Phát triển Quốc tế (IDA), một quỹ của WB dành cho các quốc gia nghèo nhất, một khi Myanmar trả hết số tiền 397 triệu USD còn thiếu nợ WB. 

“Miền đất hứa” nhưng không hề dễ dàng?

Tuy vậy, Myanmar vẫn chưa phải là một thị trường đầu tư hoàn hảo. Với một nền kinh tế vừa thoát ra khỏi đế chế quân sự vẫn còn rất nhiều lỗ hổng trong luật pháp, cơ sở hạ tầng cũng như nguồn nhân lực.

Myanmar hiện vẫn đang là đất nước có tỷ giá biến động mạnh. Tỷ giá chính thức hiện ở mức 6 kyat/USD trong khi đó tỷ giá trên thị trường chợ đen ở mức 800 kyat/USD. Nước này cũng thiếu một hệ thống ngân hàng phù hợp, chưa có thị trường chứng khoán và môi trường đầu tư lành mạnh do tình trạng tham nhũng phổ biến. Tổ chức minh bạch thế giới xếp Myanmar ở thứ hạng 180/183 nước. Việc xây dựng một hệ thống pháp lý tốt có thể mất thời gian dài.

Từ tháng 4/2012, Myanmar đã công bố chính sách thả nổi tỷ giá đồng kyat, đồng nội tệ của Myanmar, để ngăn tỷ giá tăng vượt quá tỷ giá thực tế 800 kyat/USD. Myanmar cũng đã thông qua luật đầu tư nước ngoài, thay đổi rất nhiều so với trước đây, cho phép các nhà đầu tư có nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường mới nổi này hơn. Tuy nhiên, hiện Myanmar vẫn còn rất nhiều việc phải làm để hoàn thành nốt quá trình cải cách dân chủ này. 

Phan Sương

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !