Các đời Tổng thống Mỹ 'mất ngủ' vì Trung Đông
Kể từ lúc Tổng thống Harry Truman công nhận nhà nước mới Israel vào năm 1948 bất chấp sự ngăn cản của Ngoại trưởng thời đó là George Marshall, cho đến những nỗ lực của Tổng thống Obama tuần này trong việc đối phó với những bạo lực mới phát sinh ở dải Gaza đều ghi dấu những thách thức của các chính trị gia Byzantine lên các tổng thống Mỹ.
Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat, trái, bắt tay với Thủ tướng Israel Menachem Begin dưới sự chứng kiến của Tổng thống Jimmy Carter bên ngoài một nhà nghỉ tại Trại David, Maryland vào ngày 07/09/1978. |
Các tổng thống Mỹ đã có lúc thành công trên vài phương diện đối ngoại với Trung Đông trong lịch sử, tuy nhiên, có vẻ như thế giới Hồi Giáo này đang ngày càng từ chối những ảnh hưởng của quốc gia lớn nhất thế giới lên các vấn đề đang xảy ra trong chính nó. Hãy cùng điểm lại vấn đề Trung Đông dưới thời các tổng thống Mỹ.
Tổng thống Jimmy Carter ( 1977-1981)
Chính quyền của Tổng thống Jimmy Carter đã chứng kiến hai sự kiện quan trong lịch sử Trung Đông, một tốt, một xấu. Tốt: Ông đã làm trung gian cho hòa ước trại David năm 1979, thông qua một hiệp ước hòa bình giữa Israel và Ai Cập. Không tốt: Cuộc khủng hoảng con tin ở Iran năm 1979-1980 đã ảnh hưởng đến thời kỳ làm tổng thống của ông Carter, góp phần vào thất bại của ông trước Ronald Reagan trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1980 và nhiều thập kỷ xung đột giữa các trào lưu người Hồi Giáo chống lại phương Tây.
Ronald Reagan ( 1981 – 1989)
Bạo lực ở Li-băng và Libya đã ghi đậm dấu ấn những năm làm tổng thống của ông Robald Reagan. Tổng thống Reagan đã phái quân đội Mỹ tới Li-băng như là một phần của lực lượng gìn giữ hòa bình sau cuộc xâm lược năm 1982 của Israel chiến đấu với những người lính Palestine. Ngày 23/10/1983, một chiếc xe tải chưa đầy bom đã lao vào doanh trại Hải quân Mỹ tại sân bay Beirut, giết chết 24 lính Mỹ. Trong năm 1986, chính quyền Reagan cáo buộc nhà độc tài Libya Moammar Gadhafi đã cho phép ném bom một sàn nhảy Berlin và giết chết 2 lính Mỹ, hàng ngục người bị thương. Sau đó, tổng thống Reagan đã trả đũa bằng các cuộc không kích vào Libya.
George H.W. Bush (1989-1993): Tổng thống Bush cha là người đầu tiên chính thức khai nổ cuộc chiến tranh ở Iraq. Sau khi Saddam Hussein chiếm Kuwait năm 1990, Bush cha đã tập hợp được một liên minh quốc tế nhanh chóng trục xuất các lực lượng Iraq đang đóng tại các quốc gia Ả rập láng giềng. Tổng thống Bush và Ngoại trưởng James Baker sử dụng các động lực chính trị từ những gì đã xảy ra để tạo ra cuộc Chiến tranh vùng Vịnh, bắt đầu một giai đoạn mới trong cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine, bắt đầu với một hội nghị ở Madrid, Tây Ban Nha.
Bill Clinton (1993 – 2001)
Khi Tổng thống Clinton nắm quyền, Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin và Chủ tịch Tổ chức Giải phóng Palestine Yasser Arafat đã bắt tay nhau ở Nhà Trắng và cùng ký kết một hiệp ước hòa bình dự kiến sẽ bắt đầu từ ngày 13/09/1993. Tuy nhiên hòa bình đã không kéo dài, hai năm sau đó, một kẻ chống lại tiến trình hòa bình Israel đã ám sát Thủ tướng Yitzhak Rabin. Năm 2000, năm cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Clinton đã tìm kiếm một “thỏa thuận cuối cùng” giữa người Israel và Palestine nhưng đã không thành công.
George W. Bush (2001-2009)
Dưới thời của Tổng thống Bush, các chính sách Trung Đông đã bị lu mờ bởi 2 sự kiện lớn: Cuộc tấn công khủng bố nước Mỹ ngày 11/9/2001 đã dẫn đến việc khởi động một cuộc chiến tranh với Iraq của ông Bush. Một tháng sau cuộc tấn công năm 2001, Tổng thống Bush cho phép hành động quân sự chống lại Afghanistan, nơi đã chứa chấp trùm khủng bố Osama bin Laden và tổ chức khủng bố al-Quaeda. Tiếp đó là cuộc chiến tranh Iraq nổ ra năm 2003, chống lại Sadam Hussein – sự việc vẫn còn gây tranh cãi và góp phần làm tăng thêm những xung đột vốn có giữa thế giới Hồi giáo và Mỹ. Điều đáng chú ý là ông Bush trở thành tổng thống đầu tiên của Mỹ kêu gọi tạo ra một nhà nước Palestine riêng biệt, hỗ trợ cho quốc gia mới này và đưa ra yêu cầu cam kết chung sống hòa bình với Israel.
Barack Obama (2009 – hiện tại)
Ngoại trưởng Hillary Clinton trong chuyến công du tới Trung Đông tuần này với nỗ lực tìm kiếm một lệnh ngừng bắn ở dải Gaza |
Tổng thống Barack Obama hiện tại xem mối quan hệ tốt đẹp với thế giới Hồi giáo là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, chính quyền Obama đang phải vật lộn với hậu quả của những biến động chính trị trên khắp Trung Đông, bao gồm cuộc cách mạng đòi lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak ở Ai Cập, các hành động quân sự của Mỹ và NATO ở Libya lật đổ chế độ Gadhafi và hiện nay là bạo lực hoành hành ở dải Gaza. Chiến thắng lớn nhất của Tổng thống Obama trong khu vực này là đã giết chết Osama bin Laden, lãnh đạo al-Qaeda. Tuần này, ông Obama cũng đã cử Ngoại trưởng Hillary Clinton đến Trung Đông để tìm một lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas, phe Palestine kiểm soát Gaza.