Bước đầu tìm hiểu Học thuyết quân sự Việt Nam (phần II):

Cớ sao một dân tộc đã từng ba lần đánh bại Nguyên - Mông, đuổi giặc Minh về nước, quét sạch gần 30 vạn quân Thanh trong một cuộc phản công thần tốc lại chịu để vài ngàn quân Pháp chiếm trọn vẹn đất nước, vài trăm tên lính viễn chinh hạ thành Hà Nội?
Bước đầu tìm hiểu Học thuyết quân sự Việt Nam (phần II): - ảnh 1

Lực lượng tàu ngầm Quân chủng Hải quân nhân Việt Nam

Chủ đề “Học thuyết quân sự Việt Nam” được triển khai nghiên cứu cách đây đã nhiều năm với nhiều cộng tác viên trong và ngoài quân đội. Những thành quả bước đầu được Nhà xuất bản Quân đội nhân dân in thành sách dưới nhan đề “Tìm hiểu Học thuyết quân sự Việt Nam” vào năm 1997 và “Phác thảo Học thuyết quân sự Việt Nam” vào năm 1999. Đến năm 2000, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia lại xuất bản tập “Tìm hiểu quan điểm giữ nước và sự hình thành Học thuyết quân sự Việt Nam” của cùng tác giả.

Ngay từ ý tưởng ban đầu, những người đề xuất và hưởng ứng công trình nghiên cứu đều nhất trí phải xuất phát từ thực tiễn đấu tranh của dân tộc mà tìm hiểu Học thuyết quân sự (HTQS) Việt Nam chứ không lệ thuộc vào quan điểm và khái niệm của nước ngoài vốn không đồng cảnh với ta trong cuộc đấu tranh chống đô hộ và xâm lược.

Nghiên cứu HTQS Việt Nam nhằm phát hiện những tất yếu khách quan của tư duy quân sự Việt Nam, buộc mọi thế hệ phải tuân theo để giữ vững nền độc lập dân tộc, góp phần lý giải một thực tế lịch sử. Một cộng đồng dân tộc dựng nước trên một địa bàn xung yếu, đất không rộng, người không đông (so với những thế lực xâm lược và thống trị lớn mạnh của từng thời đại), hàng ngàn năm bị biến thành quận huyện của phong kiến phương Bắc, hàng trăm năm thành thuộc địa (kiểu cũ và kiểu mới) của đế quốc phương Tây, nhưng vẫn giữ vững và làm phong phú thêm bản sắc dân tộc, không ngừng vùng lên đạp đổ ách thống trị và chia cắt của nước ngoài, thu giang sơn về một mối, đương đầu thắng lợi với họa xâm lăng của các thế lực chinh phục vào loại mạnh nhất hành tinh. Thực tế ấy đã diễn ra hàng ngàn năm trước Cách mạng tháng Tám chứ không chỉ là thực tế sau Cách mạng.

Tìm nguồn gốc từ nghệ thuật quân sự độc đáo của dân tộc Việt Nam là đúng nhưng chưa đủ. Vì nếu chỉ do dân tộc Việt Nam đánh giỏi thì cớ sao Thục Phán đã đánh thắng quân Tần lại chịu thua Triệu Đà, để đất nước rơi vào cảnh bị đô hộ từ thế kỷ thứ II trước công nguyên đến thế kỷ thứ X? Cớ sao một dân tộc đã từng ba lần đánh bại Nguyên - Mông, đuổi giặc Minh về nước, quét sạch gần 30 vạn quân Thanh trong một cuộc phản công thần tốc lại chịu để vài ngàn quân Pháp chiếm trọn vẹn đất nước, vài trăm tên lính viễn chinh hạ thành Hà Nội? Cắt nghĩa bằng tướng giỏi cũng không hoàn toàn đúng vì thắng quân Tần cũng do Thục Phán cầm quân mà thua Triệu Đà cũng vẫn do Thục Phán cầm quân. Còn chống lại quân Pháp, không thiếu những danh tướng có bản lĩnh như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám...

Vậy thì quyết định sự còn mất của đất nước còn một cái gì cao hơn, toàn diện hơn nghệ thuật quân sự, xử lý những vấn đề rộng lớn liên quan đến cả kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... đối nội và đối ngoại, để hướng nghệ thuật quân sự vận hành đúng hướng, đúng mức, khi cứng. khi mềm, khi khoan thai, khi dồn dập, phù hợp với từng trạng thái của đối tượng phải đương đầu, để giành lấy thắng lợi. Những vấn đề cao sâu, rộng lớn đó ngày nay được các nước xử lý bằng HTQS.

Ở Việt Nam, từ khi có Đảng Cộng sản lãnh đạo, công việc đó được đường lối của Đảng xem xét và xử lý các vấn đề thực tiễn nhưng không thể đem đường lối của Đảng gán cho những hoạt động đã diễn ra nhiều thế kỷ, trước khi có Đảng. Sự tìm tòi trong lịch sử đấu tranh của dân tộc cho phép phát hiện ra các “binh thư, kế sách” của ông cha, những sản phẩm ra đời từ thế kỷ XIII được các đời sau tiếp nối, đã thực sự đảm nhiệm chức năng của học thuvềt quân sự vì nó đích thực là hệ thống quan điểm, luận điểm có cơ sở tri thức, lý luận, phương pháp luận chỉ đạo các hoạt động chuẩn bị đất nước, chuẩn bị lực lượng vũ trang cho cuộc chiến tranh có thể xảy ra (và đã thực tế diễn ra) trong mỗi thời kỳ lịch sử.

Trong cuộc đấu tranh để tồn tại và phát triển, mỗi dân tộc có lai lịch xuất xứ, có vị trí địa lý, địa hình, địa mạo, bối cảnh sinh tụ... của mình, không thể “nghĩ và làm” y hệt các dân tộc khác.

Do hoàn cảnh riêng của Việt Nam, các hoạt động quân sự và tư duy chỉ đạo các hoạt động đó thường lấy cuộc đấu tranh giành lại và giữ vững nền độc lập dân tộc làm mục tiêu chủ yếu, đấu tranh trong nội bộ cộng đồng dân tộc thường bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Thế hệ nào làm khác đi sẽ rơi vào họa mất nước.

Tư duy quân sự chống xâm lược ở Việt Nam vừa mang tính giai cấp vừa mang tính dân tộc, vừa mang tính thời đại vừa mang tính kế thừa phát triển. Thế hệ sau không đối lập và phủ định các thế hệ ông cha.

Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh nói riêng sở dĩ có sức mạnh chỉ đạo to lớn chính vì đã kết hợp nhuần nhuyễn các vấn đề về giai cấp với các vấn đề dân tộc đã biết giữ gìn và phát huy mạnh mẽ bản sắc dân tộc khi tiếp thu, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, không một chút giáo điều, máy móc.

Nghiên cứu HTQS Việt Nam cần nhận rõ: xưa nay các thuật ngữ quân sự đã lưu hành ở nước ta đã không hoàn toàn giống các thuật ngữ quân sự Âu - Mỹ, kể cả Liên Xô (cũ). Ví như ta có khái niệm về “thế” (thế và lực), khái niệm “đường lối quân sự” mà các nước trên đây đều không có. Đem đối chiếu cụ thể thì chức năng đường lối quân sự của ta tương ứng với các chức năng chính sách quân sự của Đảng và HTQS của Nhà nước Liên Xô, trong khi ở Mỹ khái niệm HTQS khi thì được sử dụng như chiến lược quốc gia, khi lại được sử dụng như một phương thức tác chiến chiến lược (học thuyết về các cường độ xung đột: cao, trung bình, thấp...).

Vì những lý do trên, HTQS Việt Nam được nhận thức như một tổng thể những luận điểm chỉ đạo các hoạt động quân sự và các hoạt động trên các lĩnh vực có liên quan, phản ánh hệ thống tri thức, hệ thông lý luận- phương pháp luận về quân sự của Việt Nam để quy tụ và sử dụng sức mạnh tổng hợp của cộng đồng dân tộc, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt, vào việc giành và giữ nền độc lập, chủ quyền dân tộc qua mỗi thời kỳ lịch sử, kể từ khi có các “binh thư, kế sách” của Việt Nam... Đó là học thuyết động viên sức mạnh toàn dân, vũ trang toàn dân trong khởi nghĩa dân tộc, phòng thủ quốc gia và chiến tranh tự vệ, là học thuyết “lấy đại nghĩa thắng hung tà, lấy chí nhân thay cường bạo”, “lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu chống mạnh” để đẩy lùi và đánh bại các đội quân xâm lược có quân đông, tiềm lực lớn.

Là nước nhỏ yếu so với đội quân xâm lược của nước lớn, đã trải qua nhiều thời kỳ bị mất độc lập chủ quyền, Việt Nam chẳng những phải hướng HTQS của mình vào việc giữ vững nền độc lập dân tộc mà còn phải chăm lo giành lại độc lập chủ quyền khi bị nước ngoài xâm phạm, chẳng những phải chỉ đạo tốt việc sử dụng sức mạnh mà phải coi trọng chỉ đạo tốt việc quy tụ và sáng tạo sức mạnh về mọi mặt trong những tình huống không thuận lợi, mới có đủ sức đương đầu với các đối thủ lớn mạnh. Đó là những nét riêng mang tính quy định đối với tư duy quân sựViệt Nam, đã xuất hiện trong lịch sử đấu tranh của dân tộc, mà HTQS Việt Nam cần tổng hợp và khái quát cho rõ nét.

Tiền đề trực tiếp của HTQS Việt Nam là nghệ thuật quân sự chống xâm lược và chia cắt đất nước, đã xuất hiện từ những cuộc kháng chiến đầu tiến của người Âu Lạc chống quân xâm lược nhà Tần. Trải qua hàng loạt những cuộc khởi nghĩa giành quyền độc lập tự chủ, thành nước Vạn Xuân thời Lý Nam Đế - Ngô Quyền, nước Đại cồ Việt thời Đinh Tiến Hoàng, Lê Đại Hành, những người cầm đầu đất nước xuất thân là võ tướng vừa phải chăm lo chống xâm lược, vừa chăm lo xây dựng nhà nước phong kiến tập quyền, chưa có điều kiện phát triển đất nước về học vấn, học thuật, nên chưa đủ các yếu tố tri thức và lý luận để hình thành HTQS.

Nhà Lý với tám đời vua kế tiếp, hầu hết đều là các bậc minh quân, tài kiêm văn võ, đã phá tan thê “lưỡng đầu thụ địch” do nhà Tống cấu kết với Chiêm Thành (Chế Củ) tiến công Đại Việt, lại ra sức xây dựng nền học vấn Việt Nam, phát triển nền văn hóa Việt Nam, với Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Giảng võ đường, với hịch “Phạt Tống lộ bố văn” công bố lý do đánh Khâm, Liêm để tự vệ Bản “tuyên ngôn độc lập” đầu tiên về “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, là tiền đề về văn hóa và tri thức của HTQS, xứng đáng được xem như thời “tiền HTQS Việt Nam”.

Hầu hết các nhà sử học tham gia nghiên cứu đều thống nhất coi đời Trần đánh dấu sự ra đời của HTQS Việt Nam với nền tảng học vấn và tri thức thâu tóm được từ “binh pháp các nhà”, đã công bố một hệ thống luận điểm chỉ đạo trong “Binh thư yếu lược”, “Vạn kiếp tông bí truyền thư”, “Hịch tướng sĩ”, “Di chúc năm Canh Tý” căn dặn nhà vua (cũng đồng thời căn dặn các đời sau) của vị Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo, tác giả được dân tộc tôn lên bậc Thánh, được nhiều nhà nghiên cứu quân sự trên thế giới biết đến và ghi nhận công tích.

HTQS Việt Nam về khởi nghĩa dân tộc, chiến tranh giải phóng và củng cố nền độc lập dân tộc sau ngày giải phóng được Nguyễn Trãi - Lê Lợi bổ sung thành hệ thống luận điểm công bố trong Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập. Phú núi Chí Linh, Văn bia Vĩnh Lăng và các văn kiện khác.

So với các HTQS thời nay nhiều học thuyết do một cá nhân đề xướng, thì chỉ riêng những luận điểm chỉ đạo dưới hai thời Trần - Lê của hai tác gia uyên bác, vừa lý luận vừa thực tiễn là Trần Hưng Đạo và Nguyễn Trãi đã đủ sức đặt nền móng cho một HTQS Việt Nam. Những luận điểm đó đã chỉ đạo các hoạt động chuẩn bị và tiến hành khởi nghĩa dân tộc, phát triển thành chiến tranh giải phóng, chuẩn bị và tiến hành chiến tranh tự vệ đánh bại quân xâm lược lớn mạnh.

Thời Quang Trung với chiến công vang dội, quét mấy chục vạn quân Thanh ở hướng bắc, diệt quân Xiêm xâm lược phía nam, với lời tuyên bố nổi tiếng khi xuất quân từ núi Đại Huệ: “Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng...” đặt nhiệm vụ bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc lên trên mục tiêu quân sự và chính trị, với lời tổng kết như một phương châm chỉ đạo: “Người khéo thắng là thắng ở chỗ rất mềm dẻo chứ không phải lấy mạnh đè yếu, lấy nhiều hiếp ít”, với chính sách ngoại giao đầy mưu lược, có sự hỗ trợ đắc lực của danh sĩ Bắc Hà Ngô Thì Nhậm, đã nêu cao trí tuệ tự cường, tự lập của dân tộc Việt Nam, càng cố định “nền nếp đối ngoại mềm dẻo sau chiến thắng” của HTQS Việt Nam để củng cố và phát triển thành quả giành được trên chiến trường, không gây thù chuốc oán, khôi phục bang giao bình đẳng với nước lớn.

(Bách khoa Tri thức Quốc phòng toàn dân)

Nguồn: Bqp.vn

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !