Bức tranh toàn cảnh thế giới 2020 sẽ có màu gì?

Bước sang năm 2020, mặc dù có nhiều tín hiệu tích cực về một thế giới phát triển năng động, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, chủ yếu là nguy cơ xung đột khu vực và sự cạnh tranh nước lớn.

RCEP được kỳ vọng sẽ thành lập vào năm 2020 và có đóng góp quan trọng cho kinh tế thế giới Nguồn: China.com.

RCEP đươc thành lập với nhiều kỳ vọng

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được kỳ vọng sẽ ksy kết trong năm 2020. RCEP sẽ định hình lại bối cảnh thương mại châu Á và có tác động lớn đến nền kinh tế thế giới. Hiệp định RCEP dự kiến sẽ thành lập khu vực tự do thương mại lớn nhất thế giới với 47,4% dân số thế giới, trên 30% GDP, 29,1% giá trị thương mại và 32,5% luồng vốn đầu tư toàn cầu.

Cuộc “đại duyệt binh” ở Nga

Đây sẽ là sự kiện quan trọng nhất của Tổng thống Putin và cũng sẽ là “bữa tiệc” lớn nhất thế giới vào năm 2020. Cuộc duyệt binh năm 2020 diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và phương Tây đã có nhiều cải thiện và hàng loạt lãnh đạo các nước phương Tây cùng Tổng thống Mỹ sẽ tập trung tại Quảng trường Đỏ theo lời mời của Tổng thống Putin để chứng kiến một màn trình diễn quân sự “vô tiền khoáng hậu” nhân dịp kỷ niệm 75 năm chiến thắng của Thế chiến II.

Mảnh đất "đẫm máu" Trung Đông vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và là điểm nóng trong năm 2020. Nguồn: China.com.

Trung Đông bạo phát một cuộc chiến mới

Đối với vùng đất “đẫm máu” Trung Đông, thì điều không thể thiếu nhất chính là xung đột. Năm 2019 kết thúc trong chiến tranh và năm 2020 cũng bắt đầu trong chiến tranh. Trong khi cuộc chiến ở Syria chưa kết thúc, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục đưa quân tới Libya, làm bùng phát một trường xung đột mới. Ngoài ra, cuộc nội chiến ở Yemen vẫn đang tiếp diễn, đối đầu giữa Mỹ và Iran cũng đang ngày càng nguy hiểm.

Tình hình bán đảo Triều Tiên rơi vào “vòng luẩn quẩn” mới

Năm 2019, quan hệ Mỹ - Triều kết thúc bằng tuyên bố đầy “ẩn ý” của Chủ tịch Triều Tiên rằng, Triều Tiên sẽ lựa chọn “con đường mới” nếu Washington tiếp tục theo đuổi cách tiếp cận hiện nay. Theo giới quan sát, năm 2020 có thể chứng kiến mối quan hệ liên Triều căng thẳng trở lại, cùng với những động thái răn đe lẫn nhau giữa Triều Tiên và Mỹ. Như một vòng lẩn quẩn, Mỹ và Hàn Quốc có thể phải “gây áp lực tối đa” để ngăn cản Triều Tiên tiến hành các vụ thử vũ khí tiếp theo. Nhưng đây cũng sẽ là nguồn gây căng thẳng mà Bình Nhưỡng sẽ cố gắng khai thác.

Nước Anh và “cái kết” của Brexit.

Sau khi thay đổi ba thủ tướng, với các cuộc bầu cử và nhiều nước mắt, cuối cùng nước Anh cũng sắp rời khỏi Liên minh châu Âu. “Cuộc ly hôn” của nước Anh với EU sẽ làm “tổn thương” nghiêm trọng cho EU. Nhưng Anh có thật sự yên bình sau khi chia tay EU? Hậu Brexit Anh phải đối mặt với rắc rối lớn đó là Scotland đòi độc lập, Bắc Ireland cũng đang nghĩ đến sự tách rời. Điều này tạo ra một viễn cảnh không mấy “sáng sủa” cho Anh và EU.

Xung đột Ấn Độ - Pakistan là mô hình của những xung đột tương lai. Nguồn: China.com.

Xung đột Ấn Độ và Pakistan đứng trước bờ vực chiến tranh

Năm 2019, quan hệ Ấn Độ - Pakistan không ngừng leo thang căng thẳng xung quanh vấn đề tranh chấp biên giới Kashmir, đặc biệt, tháng 8/2019, Ấn Độ thể thiện thái độ cương quyết khi xóa bỏ quyền tự trị ở vùng tranh chấp này và sáp nhập với hai bang của Ấn Độ. Động thái của Ấn Độ đã đẩy cuộc xung đột đến bờ vực của một cuộc chiến giữa 2 nước. Ông Masood Khan, lãnh đạo của khu vực Kashmir mà Pakistan đang kiểm soát cảnh báo “ngay cả một cuộc giao tranh quân sự có hạn cũng có thể biến thành một cuộc chiến tranh hạt nhân”. Cho dù không có quốc gia nào khác liên quan đến cuộc xung đột này, song hậu quả mà nó để lại có thể sẽ rất lớn.

Kinh tế toàn cầu ảm đảm

Cho đến nay các tổ chức kinh tế lớn như: OECD, WTO, ECLAC, IMF, WB, ADB,... đều đưa ra các dự báo kinh tế toàn cầu năm 2020. Các đánh giá và dự báo đều có điểm chung là nhận định: Tốc độ tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm 2020 tiếp tục “suy giảm”, “bấp bênh” bởi nhiều nguyên nhân, trong đó bao trùm nhất vẫn là  thương chiến Mỹ-Trung kéo dài và ẩn chứa nhiều nguy cơ. OECD và IMF đều dự báo kinh tế toàn cầu tăng trưởng giảm sút, nhưng mức tăng có sự khác nhau với 2,9% và 3,4% cho năm 2020, WTO dự báo năm 2020 là 2,7%.

Tương lai nào cho Tổng thống Donald Trump

Cuộc điều tra luận tội Tổng thống Donald Trump đã được bắt đầu vào cuối tháng 9/2019, đây là vị Tổng thống thứ 3 của Mỹ bị luận tội. Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu để thiết lập các thủ tục cho các phiên điều trần công khai. Thượng Viện Mỹ sẽ bỏ phiếu luận tội Tổng thống Trump vào tháng 1/2020. Tổng thống Trump sẽ chính thức bị luận tội và bãi nhiệm nếu có 2/3 số phiếu tại Thượng viện bỏ phiếu thuận. Trong bối cảnh này, Tổng thống Trump vẫn tự tin tiếp tục tranh cử Tổng thống Mỹ, nhiều dự đoán cho rằng, ông Trump sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020.

Năm 2019 làn sóng biểu tình, sự phân chia lợi ích bất bình đẳng đã làm cho nhiều nước rơi vào khủng hoảng. Ảnh minh họa: China.com.

Sự “bất bình” toàn cầu

Năm 2019 đánh dấu một hiện tượng mà nhiều chuyên gia gọi là "sự bất bình toàn cầu". Làn sóng các cuộc biểu tình phản đối sự phân chia bất bình đẳng các lợi ích đã làm cho nhiều nước rơi vào khủng hoảng. Không phải ngẫu nhiên mà Mỹ Latin, nơi có mức tăng trưởng kinh tế thấp nhất thế giới và tình trạng bất bình đẳng rõ nhất, đã xảy ra các cuộc biểu tình bạo lực kéo dài tại Chile, Bolivia, Haiti, Ecuador, Peru và Venezuela... Thậm chí sự bất bình toàn cầu còn lan rộng ra các khu vực khác như Iran, Jordan và ngay cả các nước phát triển như Pháp.

Phiên bản “tam quốc” mới Trung – Nhật - Hàn

Năm 2020, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có nhiều hoạt động để “làm ấm” quan hệ, định hình lại cục diện khu vực Đông Bắc Á, trong đó việc bảo vệ ổn định và hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên và thúc đẩy giải pháp chính trị cho vấn đề của bán đảo chính là lợi ích của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tại Hội nghị thượng đỉnh 3 bên Trung – Nhật - Hàn ở Thành Đô (Trung Quốc), Thủ tướng Abe cũng đã khẳng định, 3 nước này phải tăng cường hợp tác. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ phải sáng lập “thời đại 3 nước mới”. 

Đức Trí (lược dịch)
Từ khóa: Nga Mỹ Triều Tiên Trung Đông Trung Quốc Syria Libya Hàn Quốc Triều Tiên Nhật Bản Đông Bắc Á

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !