'Bóng dáng' Mỹ, Trung Quốc trong bầu cử ở Campuchia

Chính phủ Campuchia đã từ chối đề nghị thành lập ủy ban điều tra kết quả cuộc bầu cử quốc hội của lãnh đạo phe đối lập Sam Rainsy. Chủ tịch Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) đã cáo buộc có những sai phạm lớn và cho biết có tới 1,3 triệu người không thể bỏ phiếu.

Lời từ chối này của chính phủ không thay đổi được thực tế rằng đảng đối lập đã thể hiện một cách mạnh mẽ nhằm chống lại Thủ tướng Hun Sen.

Những biến động trong và sau cuộc bầu cử đã thổi một làn gió mới vào đất nước mà thể chế chính trị không thay đổi suốt 28 năm qua. Và cũng mở đường cho Mỹ và Trung Quốc tìm một cơ hội để gây những ảnh hưởng tương đối vào một trong những khu vực hiện đang nóng nhất thế giới – khu vực Đông Nam Á.

Bị chỉ trích vì chủ nghĩa thân hữu (ưu ái bổ nhiệm những người thân, quen), Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền đã mất 22 ghế tại quốc hội. Trong khi CNRP nắm giữ 55 ghế, tăng 29 ghế so với lần bầu cử trước. Kết quả này rất đáng lưu tâm không chỉ bởi thời gian ông Rainsy trở về nước sau lưu vong là rất ngắn, mà còn vì hiện nay ông vẫn bị cấm xuất cảnh.

'Bóng dáng' Mỹ, Trung Quốc trong bầu cử ở Campuchia - ảnh 1
Lãnh đạo Đảng Cứu quốc Campuchia - ông Sam Rainsy

Đã có những tác động lớn đến thể chế chính trị ở Campuchia. Trong khi ông Hun Sen, trong suốt 28 năm phải cố gắng ổn định nền kinh tế do hậu quả quá khứ bạo lực của Campuchia gây ra, những thay đổi xung quanh đang đòi hỏi ở ông nhiều hơn những gì ông đã làm được cho đất nước này. Ông đã phải đối mặt với nhiều sự xáo trộn trong nước, cộng với các yếu tố khuấy đảo sự lãnh đạo lâu dài của các quốc gia khác ở Đông Nam Á thời gian gần đây.

Cũng giống như Malaysia, Campuchia có một lớp cử tri trẻ ngày càng mất lòng tin vào giới truyền thông thân chính phủ và một sự thất vọng ngày càng tăng với sự can thiệp của giới quan chức vào cả những công việc hàng ngày, đặc biệt là xung quanh quyền sở hữu đất đai.

Thậm chí, nếu không có một cuộc điều tra hoặc kiểm lại phiếu tại Campuchia, phe đối lập sẽ có một vị thế ngày càng có trọng lượng hơn trong chính phủ và trong mắt của dân chúng. Hãng tin AP đã nhận định rằng: "Nếu kết quả trên thực tế giống như đảng cầm quyền dự kiến, đó sẽ là một cú hích lớn cho phe đối lập, tạo ra cho họ một nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai", theo AP.

Kết quả này cũng cho thấy sắc thái của sự đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ về việc tìm ảnh hưởng không chỉ ở Campuchia mà còn rộng ra toàn khu vực Đông Nam Á, nơi mà “mặt trận ngoại giao có hiệu lực hơn”.

Hồi đầu tháng Bảy, khi các nhà lập pháp Mỹ cảm nhận được sự miễn cưỡng của Thủ tướng Hun Sen để đảm bảo cho một cuộc bầu cử công bằng, họ đã kêu gọi Tổng thống Obama cắt 70 triệu USD viện trợ. Việc Campuchia ân xá cho Rainsy, dù đã tạo ra cho ông này một cơ hội trở lại đường đua chính trị, nhưng lại không xem ông là một phần của cuộc tranh đua này.

Sự tự tin của ông Hun Sen trong cuộc bầu cử, cho thấy bóng dáng ảnh hưởng của Trung Quốc. Từ năm 1994, Campuchia đã nhận được 9 tỷ USD tiền viện trợ từ Trung Quốc, đổi lại, Phnom Phenh đã trục xuất 20 người Duy Ngô Nhĩ trở về nước khi họ chạy trốn khỏi lệnh truy nã vì bất đồng chính kiến với các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh.

Không chỉ có vậy, Campuchia đã ngăn chặn các cuộc thảo luận về tranh chấp Biển Đông tại cuộc họp thường niên của ASEAN trong năm 2012, năm Phnom Phenh là chủ nhà.

Đối với cuộc chơi này, có 2 vấn đề đang nổi lên. Trung Quốc, mặc dù đang gặp những sự chững lại nhưng nó vẫn đang trên đà trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong lúc đó, việc cải tiến công nghệ, truyền thông và mức sống được nâng cao đã làm nảy sinh nhu cầu phải có được một chính phủ minh bạch, cải cách và cuối cùng là dân chủ của người dân Campuchia. Từ "dân chủ" đã trở thành "luật chơi" mà Mỹ đã và đang áp dụng ở một số nơi ở châu Á. Và mặc dù đó ko phải là một cuộc chiến tranh lạnh xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc trên đất Campuchia thì những ảnh hưởng của cái gọi là quyền lực mềm vẫn hiển hiện khá rõ ràng.

Bắc Kinh và Washington đang nhìn vào những sự kiện chưa được hé mở ở Cam và tự hỏi về những sự ảnh hưởng mà họ đã giành được ở Phnom Penh và trong cả khu vực.

Phan Sương

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !