Bộ trưởng Y tế lo ngại diễn biến dịch ở Hải Dương

Làm xét nghiệm với người từ Cẩm Giàng (Hải Dương) đi các địa phương, 12.302 mẫu xét nghiệm ở sân bay Nội Bài kết quả âm tính… là những vấn đề "nóng" về tình hình dịch Covid - 19 ngày Mùng hai Tết. 

 

{keywords}
Bộ trưởng Y tế yêu cầu người đi từ Cẩm Giàng trở về các địa phương phải lập tức khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm. 


Làm xét nghiệm với người từ Cẩm Giàng (Hải Dương) đi các địa phương

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 chiều ngày 13/2 (tức mùng 2 Tết Tân Sửu), Bộ trưởng Bộ Y tế  Nguyễn Thanh Long bày tỏ sự quan ngại trước diễn biến dịch bệnh ở huyện Cẩm Giàng.

Theo Bộ trưởng, mặc dù Cẩm Giàng hiện đã phong toả, nhưng trước đó là đầu mối giao thông khá phức tạp, có sự giao lưu rộng, nên lượng người từ Cẩm Giàng toả đi khắp nơi đã khá nhiều. Do đó đề nghị các địa phương phải giám sát người đi từ Cẩm Giàng- Hải Dương trở về.

Theo đó, từ người đi từ Cẩm Giàng trở về các địa phương phải lập tức khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm, cần phải giám sát và lấy mẫu xét nghiệm cả người sống cùng nhà với họ “để đảm bảo an toàn hơn”.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Y tế hoan nghênh Hải Dương xét nghiệm cho toàn bộ công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh trước khi trở lại sản xuất sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Đồng thời lưu ý tại tất cả các cơ sở khám chữa bệnh, các nhà thuốc trên địa bàn tỉnh Hải Dương nếu thấy ai có triệu chứng cúm thì phải thông báo cho cơ quan y tế lấy mẫu xét nghiệm.

“Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ việc đeo khẩu trang phải thực hiện nghiêm túc ở tất cả các tỉnh, thành phố. Cùng với việc thực hiện thông điệp 5K, việc đeo khẩu trang phải thực hiện ở mức độ cao hơn, gần như là bắt buộc. Các địa phương cần xử lý nghiêm các trường hợp ra khỏi nhà không đeo khẩu trang”- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Liên quan đến việc truy tìm nguồn lây nhiễm ca mắc COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, biện pháp quan trọng nhất là khoanh vùng, cách ly, phòng chống một cách triệt để, không cố "theo đuổi" nguồn gốc lây nhiễm; đặc biệt, huy động tất cả các biện pháp cần thiết trước tất cả các giả thiết được đưa ra.

“Chuỗi lây truyền ở TP Hồ Chí Minh không ở mức độ cao bởi thời gian xuất phát điểm của các ca bệnh đầu tiên ở đây từ 15-17 ngày. Về mặt lý thuyết, có thể lây nhiễm nhanh, nhưng trong trường hợp cụ thể tại đây, lây nhiễm từ chủng A.23.1 tương tự các chủng cũ, thậm chí thấp hơn chủng ở Đà Nẵng, Hải Dương”- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, TP. Hồ Chí Minh vẫn phải triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch theo phương châm “quét hết tất cả những nơi nghi ngờ, càng mở rộng lấy mẫu càng yên tâm”, đặc biệt cần mở rộng diện xét nghiệm ở các khu vực trọng điểm, lưu ý đến công nhân, người lao động khu công nghiệp.

"Đây cũng là khuyến cáo chung với các địa phương. Chúng ta vẫn phải tiếp tục rà soát diện rộng, quét hết tất cả những nơi nghi ngờ, càng mở rộng lấy mẫu bao nhiêu, càng yên tâm bấy nhiêu, chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống xấu hơn” - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Chùa Hương không đón khách

Tương tự, tại Hà Nội vào chiều cùng ngày, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 Thành phố cũng đã họp trực tuyến với các quận huyện.

Tại cuộc họp PGĐ Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết, học sinh, phụ huynh còn lại ở trường tiểu học Xuân Phương sẽ được về nhà vào ngày mai (14/2). Trước đó, ngày 10/2, đã có 28 người (phụ huynh và học sinh) được về nhà. 109 người còn lại đã được lấy mẫu xét nghiệm vào mùng 1 tết và đã có kết quả âm tính lần thứ 3.

Đồng thời, PGĐ Sở Y tế Hà Nội cũng thông tin 12.302 mẫu xét nghiệm các trường hợp ở sân bay Nội Bài đều cho kết quả âm tính.

“Sau dịp tết, dịch bệnh có thể được kiểm soát tốt nhưng người dân sẽ có dấu hiệu chủ quan. Mặc dù năm mới, nhưng vẫn phải xử lý nghiêm vi phạm”, ông Hạnh nói.

Tại cuộc họp, Sở VH&TT cho biết, tại các di tích, danh lam, thắng cảnh, đình, chùa đều thực hiện nghiêm 2k: khẩu trang, sát khuẩn.

Đáng chú ý, từ trưa ngày mùng 2 Tết, lượng người đổ về Phủ Tây Hồ rất đông, quận Tây Hồ đã phải phân luồng giao thông từ xa và tạm dừng hoạt động của Phủ Tây Hồ vài lần, mỗi lần 30 phút để điều tiết, giảm lượng người, đảm bảo các biện pháp phòng dịch…

Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng nhấn mạnh Hà Nội vẫn phải đối mặt với nguy cơ, rủi ro cao từ dịch bệnh dù Hà Nội đã khống chế cơ bản các ổ dịch.

Phó Chủ tịch UBND TP nêu việc tâm lý người dân đang có dấu hiệu chủ quan. Trong những ngày tết vừa qua, vẫn còn một bộ phận nhỏ người dân lơ là, chủ quan và nêu rõ: “Ngay xung quanh hồ Gươm tôi đi cũng thấy việc kiểm tra xử phạt hầu như không có”.

Phó Chủ tịch UBND TP yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm các nhóm nhiệm vụ trọng tâm mà TP đã đề ra. Các sở ngành, địa phương phải triển khai nghiêm túc việc kiểm tra xử phạt cá nhân, tổ chức vi phạm công tác phòng chống dịch: "Quán cafe, quán nước vỉa hè, hàng quán cạnh di tích vẫn có các trường hợp vi phạm phòng dịch, phải xử lý nghiêm"

Đặc biệt, Phó Chủ tịch UBND TP nêu rõ TP đã chỉ thị dừng tất cả các lễ hội đầu năm và nói: “Phải đảm bảo an toàn, chứ để xảy ra việc gì phải cách ly cả thôn, cả làng, thì rất khó khăn. Các đơn vị có lễ hội kéo dài như ở chùa Hương thì tính toán, từ nay đến rằm Tháng Giêng tạm thời không đón khách thập phương; công khai để đảm bảo kỷ cương chung. Không được nhập nhằng chuyện không tổ chức lễ hội nhưng tổ chức đón khách. Phải thực hiện nghiêm các chỉ đạo”.

N. Huyền 

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Đang cập nhật dữ liệu !