Bộ TNMT lý giải việc có nhân sự Vingroup trong nhóm chuyên gia sửa Luật đất đai

Việc bà Hồ Ngọc Lâm, Trưởng Ban pháp chế của Tập đoàn Vingroup là đại diện duy nhất của doanh nghiệp có tên trong nhóm chuyên gia xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai… đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: “Mời ai tự nguyện tham gia thì mới điền tên vào được…”

Quyết định số 2080/QĐ-BTNMT, thành lập ban soạn thảo, tổ biên tập, nhóm chuyên gia và ban hành Kế hoạch xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà ký ngày 14/8.

Theo đó, danh sách Ban soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai gồm 31 người đến từ các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Thanh tra Chính phủ.... Ngoài ra, còn có Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Hồ Chí Minh, Long An....

Ban soạn thảo do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà làm trưởng ban.

Đáng lưu ý, trong danh sách nhóm chuyên gia xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, bên cạnh nhiều chuyên gia về đất đai đã từng và đang làm việc ở các bộ ngành, tổng cục, viện…. thì có duy nhất đại diện của 1 doanh nghiệp là bà Hồ Ngọc Lâm, Trưởng Ban pháp chế của Tập đoàn Vingroup tham gia ở “nhóm các vấn đề chung”.

Việc chỉ có duy nhất Vingroup tham gia nhóm chuyên gia xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) giải thích: Có mời các đơn vị khác nhưng họ không tham gia, họ từ chối... (Ảnh minh họa)

Việc bà Lâm có tên trong danh sách nhóm chuyên gia xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai đã gây chú ý dư luận bởi câu hỏi vì sao lại chỉ có duy nhất đại diện 1 doanh nghiệp tham gia?

Trao đổi với PV Infonet về vấn đề trên, ông Đào Trung Chính – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết: Trong việc làm luật được chia làm 3 nhóm. Cụ thể, 1 nhóm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất; 1 nhóm làm về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận; 1 nhóm làm về tài chính đất đai. Sau đó, giao cho các trưởng nhóm được mời chuyên gia.

“Thực ra khi mời chỉ mang tính chất tư vấn, còn trong quá trình soạn thảo không phải chỉ có mỗi người này mà chúng tôi còn phải phối hợp với VCCI, các Hiệp hội để lấy ý kiến của các chuyên gia nữa nên chả có vấn đề gì phải phức tạp hóa vấn đề, bởi đây không phải là ban soạn thảo, tổ biên tập. Đây là ai tự nguyện tham gia thì chúng tôi mời bởi vì làm cái này chả có quyền lợi gì, chỉ với tinh thần xây dựng đất nước thôi nên khuyến khích mọi người đều có thể tham gia vào tổ chuyên gia này được. Nhưng mời ai tự nguyện tham gia thì mới điền tên vào được, còn những người từ chối thì không đưa vào danh sách”, ông Chính nói.

Cũng theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, danh sách chuyên gia bao giờ cũng gồm: các nhà khoa học, các nhà lý luận, các Hiệp hội, các doanh nghiệp, các cán bộ lâu năm trong ngành nhưng đã nghỉ hưu…

“Chúng tôi mời như vậy để pháp luật sát với cuộc sống, tinh thần là lắng nghe tất cả, kể cả lý luận, thực tiễn. Đặc biệt, doanh nghiệp hiện nay người ta vướng mắc rất nhiều làm sao mình tháo gỡ được”, ông Chính cho biết.

“Chuyên gia nhưng chuyên gia với nhãn quan của bà Lâm là hoạt động trong hệ thống doanh nghiệp, bởi chuyên gia có cả nhà khoa học, Hiệp hội doanh nghiệp và bà Lâm được mời chuyên gia đến từ các doanh nghiệp, nên phải rõ ràng”, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đất đai nói thêm.

Trước câu hỏi vì sao chỉ có 1 đại diện doanh nghiệp tham gia trong danh sách nhóm chuyên gia? Ông Chính cho biết, có mời các đơn vị khác nhưng họ không tham gia, họ từ chối.

“Bà Lâm là chúng tôi phải động viên mãi mới tham gia đấy”, ông Chính nói.

Về việc này Tập đoàn Vingroup cho biết, bà Hồ Ngọc Lâm tham gia nhóm chuyên gia xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai với tư cách cá nhân, không báo cáo Tập đoàn. Sau khi thấy vì cá nhân mình gây hiểu nhầm và ảnh hưởng đến công ty và ban soạn thảo nên bà Lâm đã làm đơn xin rút khỏi việc này…. 

“Chúng tôi luôn mong muốn có đại diện các doanh nghiệp tham gia đóng góp để Luật được sát với thực tế”, ông Chính nói thêm.

Minh Thư
Từ khóa: Vingroup xây dựng luật sửa đổi Luật đất đai nhóm chuyên gia sửa luật bà Hồ Ngọc Lâm

Người dân vùng cao Thanh Hóa thu hàng chục triệu đồng nhờ quýt hôi

Từ loại quả mọc dại trên rừng không ai hái, quýt hôi được người dân ở vùng cao Thanh Hóa trồng tại các vườn, nương rẫy mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi vụ.

Xuất khẩu thủy sản giảm, chờ thị trường châu Á cuối năm

Sau những kỷ lục lịch sử, hàng loạt thế mạnh tỷ USD của ngành thuỷ sản hụt thu lớn. Bởi, người tiêu dùng toàn cầu “thắt lưng buộc bụng” khiến xuất khẩu các nhóm hàng thuỷ sản của nước ta lao dốc.

Giá vàng quanh đỉnh lịch sử: Dân 'đua' chốt lời, cửa hàng cạn tiền mặt trả khách

Giá vàng đang trong chuỗi ngày tăng mạnh, thiết lập kỷ lục mới 74,6 triệu đồng/lượng. Người dân kéo nhau đi bán vàng chốt lời khi giá tăng cao khiến tiệm vàng nhiều lúc cạn tiền mặt trả khách.

Gần Tết, chủ trại buồn rầu bán lỗ vài chục triệu đến tiền tỷ mỗi lứa lợn

Cuối năm được coi là mùa cao điểm tiêu thụ nhưng giá lợn hơi vẫn “chạm đáy” và chưa có dấu hiệu phục hồi khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng.

Loại côn trùng xấu xí là đặc sản lạ được săn lùng

Loại côn trùng này có vẻ ngoài xấu xí nhưng lại là nguyên liệu chế biến nên nhiều món ngon nức tiếng. Dế cơm ngày nay thành đặc sản được săn lùng, muốn mua cũng khó vì vừa ngon vừa lạ, dù giá không hề rẻ.

Trồng 'cây làm giàu', người dân Thanh Hoá lâm cảnh nợ nần

Cây gai xanh hứa hẹn là loại cây mang lại thu nhập cao, từng được người dân ví von là 'cây làm giàu' nhưng vừa trồng đại trà được 3 năm nay thì người dân ở Thanh Hóa lâm cảnh nợ nần, đứng ngồi không yên.

Lý do dự báo giá vàng trong nước có thể tăng lên 77 triệu đồng/lượng

Theo Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, nếu giá vàng thế giới lên mức 2.100 USD/ounce thì giá vàng trong nước có thể tăng lên mức 76-77 triệu đồng/lượng.

Tìm cách 'mở lại đường' để tôm hùm bông xuất khẩu vào Trung Quốc

Về lâu dài, người nuôi nên tham gia vào chuỗi liên kết sản phẩm tôm hùm chất lượng, đảm bảo truy xuất được nguồn gốc giúp nâng cao giá trị, giải quyết được vấn đề khi Trung Quốc ngưng nhập mặt hàng này.

Michelin Guide và sức mạnh của những ‘ngôi sao’

Nếu nhìn hành trình Michelin Guide đến Việt Nam như một giấc mơ đã thành hiện thực thì tiếp nối giấc mơ ấy, người làm ẩm thực tại Việt Nam đang đứng trước một hành trình còn dài hơn thế.

Tôm hùm bông đã ế ẩm, còn bị thương lái 'xù tiền'

Người dân lao đao khi tôm hùm bông trên các lồng bè ở vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) bị tồn vì giá rẻ, khó tiêu thụ. Họ còn bị khó đơn khó kép khi thương lái nợ tiền tỷ trong thời gian dài rồi biệt tăm.