Máy bay Su-30, F16, tên lửa, tàu sân bay, xe tăng...và hàng chục phương tiện chiến đấu mô hình khác được trưng bày trong tủ kính của một người dân đam mê quân sự. Tất cả đều do anh tự tay làm trong suốt hơn 10 năm qua.
Bộ sưu tập hàng chục chiếc máy bay, xe tăng, tên lửa, thiết giáp mô phỏng theo thiết bị quân sự của Nga, Mỹ. Đây là sản phẩm tự tay lắp ráp của anh Tango Nguyễn, một người không công tác trong ngành quân đội.
Bàn làm việc của anh, nơi hàng ngày anh ngồi cặm cụi lắp ráp sơn vẽ. Anh kể, bắt đầu từ năm 2001 trong một chuyến đi miền Nam đã mua được bộ xe kéo tên lửa Sam 2 và chiếc máy bay Mic 21 mô hình hết 700.000 đồng đã nảy ra ý tưởng tự làm bằng tay.
Và từ đó đến nay, hàng tuần anh đều dành thời gian sau giờ làm ngồi lắp ráp các loại mô hình quân sự.
Tango mua phôi từ nước ngoài về, sau đó xem hình vẽ hướng dẫn rồi lắp ráp, sơn sửa. Anh bảo, trông tưởng như đơn giản nhưng một mô hình phải mất từ 1 đến 2 tháng mới làm xong. "Cái nào khó, nhiều chi tiết mất đến hàng năm", anh nói.
Không chỉ phải sơn vẽ làm sao cho giống y như thật, các chi tiết bên trong như ghế, hệ thống máy, phi công được lắp ghép sao cho phù hợp.
Cặp đôi mô hình mô phỏng tên lửa chiến lược đất đối đất Scud của Nga là hai trong số hàng chục sản phẩm của Tango.
Mô hình tàu sân bay Washington CVN 73 tối thiểu chứa được một phi đội tác chiến và đơn vị hỗ trợ. Tác phẩm này anh đã mất rất nhiều thời gian để làm ra nó, chiều dài khoảng 60cm có nhiều chiếc máy bay con con đặt lên trên như thật.
Tác phẩm Su-30, loại máy bay chiến đấu đa chức năng, tốc độ siêu âm có thể đảm nhiệm cả nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không và nhiệm vụ cường kích (tấn công mặt đất).
F16, máy bay tấn công chủ lực của Mỹ trong chiến tranh vùng vịnh. Dù máy bay thật được sản xuất từ những năm 1970 nhưng nó không ngừng được nâng cấp và được trang bị các loại trang bị điện tử, các bộ cảm biến và tên lửa hiện đại và có khả năng giành chiến thắng trước hầu hết các đối thủ cùng loại trên không, kể các các máy bay tàng hình.
Mô hình trực thăng UH1D, loại máy bay quân sự đa năng Mỹ thường sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.
Trực thăng Mi -17, một loại máy bay của Nga, hai động cơ cỡ trung bình và cũng có thể lắp thêm vũ khí vào để thành trực thăng vũ trang hạng nặng. Quân đội Liên Xô (cũ) từng thiết kế Mi-17 cho chiến tranh Xô Viết ở Afghanistan.
CH-46, mẫu trực thăng vận tải kiêm chiến đấu hạng trung của lính thủy đánh bộ Mỹ sản xuất năm 1961. Loại máy bay này được sử dụng nhiều trong chiến tranh Việt Nam, đặc biệt là trận càn Chu Lai 1965.
Xe kéo tên lửa Sam 2 kiêm cơ chế tự nạp vào bệ phóng. Năm 1972 Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt (anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn tên lửa 57 - Sư đoàn Phòng không Hà Nội) đã điều khiển tên lửa SAM 2 hạ gục máy bay B52 trên bầu trời Hà Nội.
F-4, mô phỏng loại máy bay được trang bị radar mạnh, cũng như vũ khí có một không hai như 4 quả tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9 Sidewinder và 4 tên lửa AIM-7 Sparrow tầm trung gắn trên thân.
Zil-57 và Ural, hai loại xe vận tải Quân đội Việt Nam thường dùng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Sam 6 và hệ thống phòng không tầm trung ngắn, loại xe chuyên chở và phóng đạn.
Bộ sưu tập của Tango còn có đến hơn chục chiếc mô hình Mig-21, loại máy bay tiêm kích phản lực từ dòng đã vào bảo tàng đến loại mà quân đội vẫn đang sử dụng như chiếc có ký hiệu 5339 trong ảnh.
Mô hình tàu khu trục hạm Sorvermeny mang số hiệu 431 của Hải quân Nga, có khả năng chống tàu nổi và khả năng tham chiến trong các trận hải chiến tầm gần và tầm xa với nhiều ưu việt. Sovremenny được trang bị 44 tên lửa phòng không (SAM), 6 tên lửa hạm đối hạm, ngư lôi và pháo hạm AK-130 tầm xa và hệ thống radar hiện đại, các thiết bị chiến tranh điện tử.
Hiện nay trong tủ của Tango chỉ còn khoảng 30 chiếc các loại. Anh làm kỳ công nhưng cũng sẵn sàng tặng lại cho những người bạn chủ yếu là bộ đội và có cùng sở thích với mình.
Dự định của người đàn ông mê quân sự này còn phải làm thêm các phi đội Su-22, Mig-F13, máy bay A-7 Corsair II hay cặp thần sấm nổi tiếng F-105D, F-105G...
Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.
Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.
Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.