Bộ KHĐT: Có doanh nghiệp mất hàng chục tỷ đồng vì thủ tục

Chi phí kiểm tra chuyên ngành hiện còn quá lớn, đặc biệt là phí kiểm tra hiệu suất năng lượng, phí kiểm dịch thú y và phí kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu. Hàng loạt con số "giật mình" vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố.

Ảnh minh hoạ

Chi phí kiểm tra chuyên ngành hiện còn quá lớn, đặc biệt là phí kiểm tra hiệu suất năng lượng, phí kiểm dịch thú y và phí kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu. Hàng loạt con số "giật mình" vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố.

Đặc biệt, một doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng gỗ cho biết mỗi năm doanh nghiệp phải chi phí hàng chục tỷ đồng (có tháng tới 2,5 tỷ) tiền lưu kho bãi vì yêu cầu kiểm dịch.

Đây là một vấn đề nổi cộm được Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh trong báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết năm 2017, bên cạnh những kết quả đã đạt được trong lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Bộ này lấy ví dụ, theo quy định tại Thông tư số 285/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính, mức phí mới về kiểm dịch thú y rất cao và chênh lệch lớn so với mức phí cũ; ảnh hưởng nhiều tới chi phí của doanh nghiệp. Ví dụ, trong năm 2016, chi phí kiểm tra chuyên ngành của một doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh vào khoảng 300 triệu/tháng thì nay đã tăng gần 700 triệu đồng/tháng do áp dụng theo mức phí mới này.

Một doanh nghiệp mất hàng chục tỷ đồng vì thủ tục

Để nhập khẩu một lô hàng điện lạnh, doanh nghiệp phải thực hiện các loại kiểm tra sau: Kiểm tra tương thích điện từ (EMC): 16-20 triệu/mẫu sản phẩm (không kiểm tra phá huỷ). Chi phí không chính thức là 4 triệu/tờ kết quả. Kiểm tra hiệu suất năng lượng: 16 triệu/mẫu sản phẩm. Kiểm tra hợp quy và dán tem CR: 6 triệu/mẫu sản phẩm và giá trị mẫu sản phẩm bị mất (kiểm tra phá huỷ đối với sản phẩm nhập lần đầu). Chi phí không chính thức 2 -3 triệu/tờ kết quả.

Khi phải kiểm tra phá huỷ, có sản phẩm (như tủ lạnh) trị giá nhiều chục triệu đồng. Trong khi đó, nhiều sản phẩm từ các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, có hàm lượng khoa học và công nghệ cao hơn hẳn công nghệ và máy móc kiểm định ở Việt Nam. 

“Việc thực hiện quản lý chuyên ngành không dựa trên nguyên tắc quản lý rủi ro, không cho phép kế thừa kết quả đã kiểm tra bởi các doanh nghiệp khác (với cùng model mặt hàng nhập khẩu), không chủ động thừa nhận các thương hiệu nổi tiếng đã gây lãng phí lớn cho doanh nghiệp và xã hội”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định.

Với thủ tục xin mã công bố của Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) để được dán nhãn năng lượng thực hiện theo lô, chi phí chính thức: 500.000 đồng/hồ sơ, còn chi phí không chính thức: 2 triệu đồng/hồ sơ.

Như vậy, tổng cộng các chi phí để hoàn tất thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với một model tủ lạnh khoảng 70 triệu đồng (không bao gồm giá trị mẫu bị phá huỷ). Doanh nghiệp tính toán nếu một lô hàng nhập khẩu chỉ gồm vài chiếc thì doanh nghiệp không có lãi, thậm chí lỗ. 

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đưa hàng loạt ví dụ khác. Lô hàng gồm 6 máy xay thịt, để thực hiện thủ tục công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại Bộ Y tế, doanh nghiệp phải thử nghiệm sản phẩm tại đơn vị được Bộ Y tế chỉ định với mức phí 22.900.000 đồng.

Tổng phí kiểm tra chuyên ngành đối với 1 lô hàng 28.500 tấn khô dầu đậu tương, nhập khẩu qua cảng Cái Lân (Quảng Ninh) của 29 doanh nghiệp lên tới khoảng 157 triệu đồng, trong đó, phí kiểm tra chất lượng khoảng 123 triệu đồng, phí kiểm dịch thực vật khoảng 34 triệu đồng.

Phí kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi tại Tổng cục Thuỷ sản khoảng 40 – 50 triệu đồng cho lô hàng 60 – 70 tấn. Phí kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi tại Cục Chăn nuôi là 500.000 – 700.000 đồng/sản phẩm. Một lô hàng nhập khẩu thường gồm nhiều sản phẩm nên chi phí lên tới hàng chục triệu đồng/ lô hàng.

“Tình trạng chi phí kiểm tra chuyên ngành quá lớn một phần do quy định về phí, lệ phí kiểm dịch, kiểm định, thẩm định,… trong 4 Thông tư 230/2016/TT-BTC, 279/2016/TT-BTC, 285/2016/TT-BTC và 286/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định. 

Mặt khác, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một lô hàng rời, hàng lỏng, đồng nhất, cùng xuất xứ, cùng người bán, chở trên cùng một chuyến tàu, của nhiều doanh nghiệp nhập khẩu, nhưng từng người nhập khẩu phải làm đầy đủ các bước thủ tục kiểm tra chuyên ngành. 

“Với cách làm này, chưa kể sự rườm rà không cần thiết về thủ tục, giấy tờ, riêng phí kiểm tra chuyên ngành của một tàu hàng lên tới vài chục đến hàng trăm triệu đồng. Ví dụ, kiểm dịch thực vật tại cảng Cái Lân thực hiện lấy mẫu theo tàu, kết quả áp dụng cho cả tàu hàng, nhưng phí lại thu theo từng chủ hàng. Điều này là bất hợp lý và không phù hợp cam kết tại các FTA (phí ở mức tương xứng với dịch vụ đã cung cấp)”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu quan điểm. 

Cơ quan kiểm dịch yêu cầu nhất thiết phải có giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu hoặc có giấy này nhưng cơ quan kiểm dịch nghi ngờ, tiến hành xác minh xong mới được đăng ký kiểm dịch gây khó khăn, tăng thời gian, chi phí, nhiều trường hợp gây thiệt hại cho doanh nghiệp do hàng hoá bị hư hỏng. Một doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng gỗ cho biết mỗi năm doanh nghiệp phải chi phí hàng chục tỷ đồng (có tháng tới 2,5 tỷ) tiền lưu kho bãi vì việc yêu cầu này.

Thời gian kiểm tra còn dài

Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thời gian thực hiện thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành tuy đã giảm hơn trước, nhưng vẫn còn dài, dẫn tới nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.

Với mặt hàng thức ăn chăn nuôi, kiểm tra chất lượng tại Cục chăn nuôi kéo dài tới 14 ngày; tại Tổng cục Thuỷ sản nhanh nhất là 3 tuần. Thời gian đăng ký dãn nhãn năng lượng tại Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) thường khoảng 3 tuần. 

Số lượng văn bản điều chỉnh hoạt động quản lý, kiểm tra chuyên ngành nhiều. Cơ quan hải quan thống kê (đến tháng 4/2017) có 414 văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và kiểm tra chuyên ngành.Nếu tính thêm số văn bản ban hành sau tháng 4/2017 thì số lượng văn bản về quản lý và kiểm tra chuyên ngành khoảng 430 văn bản. 

Tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan vẫn chưa giảm (ở mức 30-35%), trong khi mục tiêu của Nghị quyết 19 đặt ra là giảm xuống còn 15% đến 2017.

Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phạm vi mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành quá rộng và có xu hướng ngày càng tăng. 

Một nội dung, 10 bộ quản lý

Trong khi đó, việc quản lý, kiểm tra chuyên ngành chồng chéo giữa các Bộ (Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Bộ đội Biên phòng và Hải quan,...) trên các lĩnh vực vẫn chưa được cải thiện (ngoại trừ những thay đổi tích cực trong phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP tại Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 38). 

Ví dụ, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động thuộc quản lý của 10 Bộ theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP. 

Cũng theo phản ánh của doanh nghiệp, để nhập khẩu 01 chiếc điều khiển cần trục xe nâng (1,2kg) phải làm thủ tục 8 lần tại nhiều bộ phận khác nhau của 2 Bộ Công Thương và Bộ Thông tin và Truyền thông.

Trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mặt hàng thức ăn chăn nuôi/nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nhiều trường hợp cùng bị kiểm tra tại các cơ quan thú y, kiểm dịch thực vật, Cục Chăn nuôi, Tổng cục Thủy sản...

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp phản ánh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành tại Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) rất khó khăn, phức tạp, tốn nhiều thời gian, chi phí. Theo phản ánh của doanh nghiệp thì Cục chăn nuôi chỉ có 01 cán bộ phụ trách toàn bộ các công việc cấp giấy chứng nhận chất lượng hàng hoá cho các doanh nghiệp trên cả nước nên thời gian thực hiện nhanh hay chậm, dễ hay khó hoàn toàn phụ thuộc vào cán bộ này. Tình trạng này tương tự như việc cấp văn bản đồng ý kiểm dịch tại Cục Thú y.

Theo Chinhphu.vn

Loại quả mặn như muối, xưa không ai hái, giờ thành đặc sản được săn lùng

Có một loại quả rừng rất lạ, mang vị mặn như muối. Loại quả này mọc dại, trước không có ai thu hái giờ thành đặc sản được săn lùng.

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất sạch tiền trong tài khoản

Tuyệt đối không lưu trữ trên điện thoại ảnh chụp CMTND/CCCD/hộ chiếu cá nhân, mật khẩu truy cập ứng dụng ngân hàng. Chỉ cài đặt các ứng dụng chính thức trên Appstore và CH Play... để tránh mất sạch tiền trong tài khoản.

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Hà Tĩnh xây dựng đô thị văn minh không sinh rác thải nhựa

'Đi chợ mang giỏ, giảm túi ni-lông' là một trong những thông điệp lan truyền của phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Đây là một trong những hành động thiết thực mà phụ nữ Hà Tĩnh đã, đang làm rất tốt.

SHB đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 22% so với năm 2023

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi giai đoạn 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu Top 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.

Vùng đất hiếm ở Tây Bắc, người dân chia nhau 500 tỷ đồng nhờ 1 loại quả

Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu nên nông dân huyện Yên Châu tập trung làm giàu nhờ trồng mận hậu. Cả huyện thu từ khoảng 500 tỷ đồng mỗi năm từ trái mận.

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Diễn biến mới vụ 2 khách hàng tố mất hàng chục tỷ đồng tại MSB

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) đã chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của hai khách hàng vụ mất hàng chục tỷ đồng khi gửi tiền tại MSB Chi nhánh Thanh Xuân đến Ngân hàng MSB.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.