Bộ GD&ĐT thông tin về chuyện thí sinh mang điện thoại vào phòng thi vì không có chỗ trông coi đồ

“Khi nói vì không có chỗ trông coi mà các em mang điện thoại vào phòng thi thì khó chấp nhận được”, ông Lê Mỹ Phong Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) khẳng định.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 có một quy định mới được nhiều người quan tâm là thí sinh tham dự kỳ thi phải để đồ dùng cá nhân cách phòng thi 25m để phòng ngừa gian lận thi cử.

Ngay trong buổi đầu làm thủ tục dự thi, giám thị sẽ hướng dẫn các thí sinh làm thủ tục và nêu rõ địa điểm để gửi đồ dùng cá nhân. Thế nhưng, tại một số điểm thi tại huyện Phúc Thọ (Hà Nội) đã không bố trí được nhân lực trông coi đồ dùng cho thí sinh dẫn đến việc thí sinh mang điện thoại vào phòng trong lúc làm thủ tục dự thi.

Tại buổi họp báo sau kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022, trả lời câu hỏi về việc khi đặt ra quy định địa điểm gửi đồ dùng cá nhân của thí sinh phải cách phòng thi 25m, Bộ GD&ĐT có lưu ý đến điều kiện của các địa phương hay không và phải chăng Bộ GD&ĐT thiếu sâu sát trong chỉ đạo khiến một số điểm thi không bố trí được nhân lực trông coi đồ dùng cá nhân của thí sinh?, ông Lê Mỹ Phong, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, năm nay Bộ GD&ĐT có hướng dẫn ngay từ đầu là quán triệt việc thực hiện quy chế, hướng dẫn cán bộ coi thi dặn thí sinh không được mang đồ dùng cá nhân vào phòng thi.

{keywords}
Ông Lê Mỹ Phong phát biểu tại họp báo

"Vật dụng cá nhân cách 25m là quy định trong hướng dẫn thi của Bộ sau ý kiến của Bộ Công an và tôi cho rằng quy định này phù hợp với giai đoạn hiện nay. Quy định như vậy là để triệt tiêu ý định của những người sử dụng thiết bị công nghệ cao và gian lận trong thi cử. Thời gian tới sẽ có những biện pháp ngăn ngừa tối đa những người có ý định dùng thiết bị gian lận trong thi cử.

Thí sinh mang điện thoại vào phòng thi vì không có người trông đồ và sợ mất điện thoại thì... giờ tôi mới nghe thông tin này.

Đúng là việc bố trí đồ dùng cách 25m là khó khăn nhưng nhiều điểm thi đã quyết tâm thực hiện, chúng tôi sẽ liên hệ với điểm thi này để xác minh lại thông tin. Nói vì không có chỗ trông coi mà các em mang điện thoại vào phòng thi thì khó chấp nhận được”, ông Phong khẳng định.

Cũng tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ giải thích thêm quy định đồ dùng cá nhân của thí sinh cách 25m tức là chỉ cần đồ dùng của thí sinh cách phòng thi của thí sinh đó 25m nhưng để đảm bảo an toàn nhiều địa phương đã cách hẳn tất cả phòng thi 25m.

Cũng theo ông Lê Mỹ Phong, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay diễn ra trong trạng thái bình thường mới, thích ứng an toàn linh hoạt dịch Covid nên bố trí thí sinh F0 có đơn sẽ được dự thi và thực tế có 18 thí sinh F0 dự thi. Công tác chấm bài thi của thí sinh F0 cũng đã được Bộ GD&ĐT chỉ đạo lưu ý những thí sinh phòng thi này rút bài thi về vị trí cũ rồi mới chấm thi để đảm bảo an toàn.

“Về việc công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT những năm tới, chúng tôi sẽ sớm thông báo nhưng về cơ bản phương thức thi sẽ giữ ổn định nhưng hàng năm cũng sẽ rà soát lại để công tác tổ chức thi an toàn, nghiêm túc hơn. Từ 2025 sẽ có cách thi mới, từ năm 2023-2024 sẽ vẫn ổn định, đảm bảo mục tiêu của kỳ thi”, ông Phong nói.

Hoàng Thanh

Chuyển Bộ Công an xác minh, làm rõ thông tin liên quan đến đề thi văn, toán

Chuyển Bộ Công an xác minh, làm rõ thông tin liên quan đến đề thi văn, toán

Liên quan đến thông tin phản ánh về đề thi môn văn và toán tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022, chiều 8/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết đã chuyển Bộ Công an để xác minh, làm rõ.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Đang cập nhật dữ liệu !