Bỏ 21 tỉ đào tạo con gái thành diễn viên múa, mẹ sốc nặng khi nghe con thổ lộ ước mơ

Ngay từ năm Nghiêu Nghiêu lên 3 tuổi, nhận ra được năng khiếu đặc biệt của con, mẹ cô bé đã bắt đầu lên kế hoạch giúp con có thể trở thành diễn viên múa chuyên nghiệp trong tương lai.

Đối với tương lai của con cái, phụ huynh có thể hy sinh tất cả mọi thứ, từ tâm tư, công sức, thời gian, tiền bạc, chỉ hy vọng rằng con có thể trở thành người xuất chúng trong xã hội và đạt được thành công lớn trong cuộc đời. Thực tế lại cho thấy, khi bố mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng và hy sinh cuộc sống cá nhân để đưa con vào guồng máy đào tạo của mình, thường thì kết quả chỉ khiến cho họ thất vọng, thậm chí là có những hậu quả tiêu cực.

Mẹ bỏ ra hàng chục tỉ nuôi dưỡng "ước mơ" làm diễn viên múa cho con gái

Từ nhỏ, bé Nghiêu Nghiêu đã tỏ ra vô cùng yêu thích việc múa hát. Ngay từ năm Nghiêu Nghiêu lên 3 tuổi, nhận ra được năng khiếu đặc biệt của con, mẹ cô bé đã bắt đầu lên kế hoạch giúp con có thể trở thành diễn viên múa chuyên nghiệp trong tương lai.

Trong một chương trình truyền hình về giáo dục, người mẹ sống tại Trịnh Châu cho biết cô đã không tiếc tiền đăng ký cho con đến những lớp học múa, tìm gia sư kèm riêng cho con gái. Cô đã chi 20.000 tệ (khoảng 70 triệu đồng) để nhờ người sáng tác bài hát riêng cho con gái biểu diễn. Cảm thấy chưa đủ, người mẹ còn cho Nghiêu Nghiêu nghỉ học mẫu giáo giữa chừng, chỉ chuyên tâm vào rèn luyện vũ đạo.

Bỏ 21 tỉ đào tạo con gái thành diễn viên múa chuyên nghiệp, mẹ sốc nặng khi nghe con thổ lộ ước mơ thầm kín - Ảnh 1.

Một thời gian sau, người mẹ muốn đưa Nghiêu Nghiêu đến Bắc Kinh đào tạo chuyên môn. Cô buộc chồng mình phải từ chức để cùng con gái đến Bắc Kinh, chăm lo cuộc sống cho con trong khi cô sẽ tiếp tục ở nhà kiếm tiền phụ giúp cho gia đình.

Trong vòng 6 năm học múa, chi phí học múa của Nghiêu Nghiêu cùng với những khoản đầu tư vào trang phục biểu diễn, học thêm, phí sinh hoạt tại Bắc Kinh đã lên đến con số 6 triệu tệ (khoảng 21 tỉ đồng). Người mẹ nói đùa với con gái rằng: "Mẹ đã dùng tiền mua biệt thự để cho Nghiêu Nghiêu đi học múa đấy!".

Yêu cầu của mẹ Nghiêu Nghiêu chỉ có một, chính là con gái cô phải đậu được vào Học viện múa Bắc Kinh. Tiêu chí tuyển sinh tại đây còn khó hơn trăm lần thi đại học. Mỗi năm ở ngành múa truyền thống mà Nghiêu Nghiêu đang theo đuổi chỉ lấy khoảng 30 học viên trên tổng số 50 nghìn người dự tuyển. 

Vấn đề lớn nhất đối với Nghiêu Nghiêu chính là trình độ của cô bé chỉ đạt mức trung bình và chắc chắn để đạt được nguyện vọng của mẹ là điều vô cùng khó khăn.

Bỏ 21 tỉ đào tạo con gái thành diễn viên múa chuyên nghiệp, mẹ sốc nặng khi nghe con thổ lộ ước mơ thầm kín - Ảnh 2.

Đội ngũ chương trình đã mời một số người có chuyên môn đến đánh giá khả năng vũ đạo của Nghiêu Nghiêu. Họ cho biết cô bé có một chút năng khiếu, kỹ năng đạt mức tạm được nhưng trình độ chuyên môn để vào Học viên múa Bắc Kinh thì còn kém xa so với yêu cầu.

Dù như vậy, người mẹ vẫn một mực tin tưởng vào con gái. Cô khẳng định chắc nịch: "Con gái tôi không thể tầm thường. Nó phải là một ngôi sao làng múa!".

Bố mẹ càng chi nhiều tiền, kỳ vọng và đòi hỏi với con cái càng lớn

Đối với mẹ Nghiêu Nghiêu, cô đã không ngại bỏ ra 6 triệu tệ, hy sinh sự nghiệp của chồng, bỏ qua thời gian dành cho con gái, chấp nhận cảnh gia đình chia cắt... tất cả chỉ mong con gái có thể thành công.

Một sự nỗ lực và hy sinh khủng khiếp như thế sẽ có sức nặng như thế nào đối với đứa trẻ chỉ mới 9 tuổi đầu?

Bỏ 21 tỉ đào tạo con gái thành diễn viên múa chuyên nghiệp, mẹ sốc nặng khi nghe con thổ lộ ước mơ thầm kín - Ảnh 3.

Nghiêu Nghiêu chưa từng dám chểnh mảng chuyện học múa. Mỗi ngày cô bé đều nỗ lực hết sức mình để luyện tập vũ đạo. Dù nhớ mẹ da diết, Nghiêu Nghiêu cũng không dám than trách vì sợ sẽ khiến mẹ thất vọng nếu không đạt được kết quả tốt.

Trong gia đình, khi bố mẹ mất đi chính mình, mọi thứ trong cuộc sống đều xoay quanh con, tất cả những gì họ làm là để nuôi dưỡng con thì đứa trẻ không thể cảm thấy được hạnh phúc, mà chỉ có áp lực đè nén.

Khi người dẫn chương trình hỏi lớn lên Nghiêu Nghiêu muốn làm gì. Cô bé gạt nước mắt, ngập ngừng nói: "Con muốn kết hôn và trở thành một người nội trợ bình thường".

Rõ ràng, Nghiêu Nghiêu đã chăm chỉ học múa chỉ để đáp ứng kỳ vọng của mẹ. Trong suy nghĩ của cô bé, nếu được nhận vào Học viện múa Bắc Kinh tức là nhiệm vụ của cô bé đã hoàn thành và cô bé đã thực hiện trọn vẹn những gì mẹ mong mỏi.

Bỏ 21 tỉ đào tạo con gái thành diễn viên múa chuyên nghiệp, mẹ sốc nặng khi nghe con thổ lộ ước mơ thầm kín - Ảnh 4.

Vì vậy, cô bé không muốn tiếp tục theo đuổi múa. Ước mơ của Nghiêu Nghiêu không phải trở thành vũ công hay bất cứ điều gì lớn lao. Cô bé chỉ muốn sống một cuộc sống bình thường, lấy chồng sinh con và được thường xuyên quây quần cùng gia đình mình.

Thực tế Nghiêu Nghiêu chỉ muốn được ở cạnh cả bố mẹ nhiều hơn là học múa. Cô bé khóc nức nở, nói rằng không muốn xa mẹ. Mong ước lớn nhất hiện tại của Nghiêu Nghiêu là có thể ở cạnh cả bố mẹ, cùng nhau vui vẻ, được ôm mẹ vào lòng. Tất cả những gì Nghiêu Nghiêu đang làm chỉ là để xứng đáng với công sức, tiền bạc mà mẹ đã bỏ ra.

(Nguồn: 163)

Bàng hoàng vì con 21 tháng hóc kẹo dẻo, bà mẹ khẩn thiết cảnh báo các phụ huynh

Bàng hoàng vì con 21 tháng hóc kẹo dẻo, bà mẹ khẩn thiết cảnh báo các phụ huynh

Mạng xã hội lại xôn xao trước clip ghi lại hình ảnh cả gia đình náo loạn vì cháu bé 21 tháng bị hóc kẹo dẻo.

Theo Pháp luật và Bạn đọc

Con trai lớp 3 nhà tiến sĩ viết văn tả 'mùi của mẹ' khiến nhiều người thích thú

Chị Nguyễn Thị Thu - tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Tsukuba (Nhật Bản), đã chia sẻ bài văn của con trai học lớp 3 lên Facebook nhận được sự yêu thích từ nhiều người.

Học tại nhà không người hướng dẫn, cha mẹ tước quyền đến trường của con

Chuyên gia cho rằng, nếu bố mẹ vẫn đi làm và bắt trẻ ở nhà tự học theo giáo trình là không công bằng với trẻ. Nếu trẻ học ở nhà không có người hướng dẫn, cha mẹ đang tước quyền đến trường của con.

Sự thật 'người lạ mặt bắt cóc trẻ em' tại các trường học

Trước nghi vấn kẻ lạ mặt tiếp cận học sinh ở nhiều trường học tại TP Vinh, đại diện Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An khẳng định: "Không có chuyện bắt cóc trẻ em' như thông tin trên mạng xã hội.

Trẻ dùng thiết bị điện tử mấy tiếng mỗi ngày sẽ bị ảnh hưởng xấu?

Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, trẻ 2 tuổi sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian nhất định mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển.

Phụ huynh lo lắng trước thông tin 'người lạ mặt nghi bắt cóc trẻ em'

Nhiều phụ huynh đang chia sẻ thông tin, thời gian gần đây, tại TP Vinh (Nghệ An) xuất hiện 2 thanh niên lạ mặt đi xe máy, tiếp cận học sinh ở nhiều trường học với ý đồ xấu.

Lý do khiến chỉ số IQ của trẻ em đang sụt giảm đáng kể

Một nghiên cứu của Đức cho thấy căng thẳng, lo lắng và phong tỏa xã hội đợt dịch Covid-19 khiến trẻ em phát triển trí tuệ dưới mức tiêu chuẩn thông thường.

Học tại nhà, cha mẹ là giảng viên vẫn khó thay thế việc trẻ đến trường

Chuyên gia cho rằng, mô hình homeschool nên được quy định chính thức tại Việt Nam với các điều kiện như phụ huynh phải đủ năng lực thực hiện, học sinh cần tham gia vào kỳ thi định kỳ bắt buộc và đảm bảo kết quả nhất định mới được tiếp tục duy trì...

Tầm quan trọng của sách trong việc hình thành nhân cách trẻ

Là người nghiên cứu về giáo dục và làm khuyến đọc, diễn giả Nguyễn Quốc Vương mong muốn mỗi gia đình Việt Nam đều có không gian đọc sách dù giàu hay nghèo.

Bức xúc cảnh giáo viên đè ngửa, nhồi nhét cơm vào miệng trẻ

Một bé 4 tuổi ở Bắc Ninh bị đè ngửa, nhồi nhét cơm khi cho ăn tại một cơ sở giữ trẻ khiếm khuyết không phép.

Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 công lập thấp kỷ lục, phụ huynh Hà Nội 'ngồi trên lửa'

Với chỉ 55,7% học sinh Hà Nội được vào lớp 10 công lập, nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng về sự cạnh tranh khốc liệt đang bày ra trước mắt ở mùa tuyển sinh năm 2023.

Đang cập nhật dữ liệu !