Bloomberg: Nga – Ukraine đã đến lúc chia tay

Trước khi Liên Xô cũ sụp đổ, Nga và Ukraine được xem là "cặp song sinh" nhưng trong hai năm qua, những bất đồng ngoại giao đã kéo quan hệ kinh tế và chính trị của hai quốc gia xuống vực thẳm và tình trạng này chưa thể chấm dứt trong năm 2016.

Theo Bloomberg, kể từ khi tuyên bố độc lập vào tháng 8/1991, Ukraine đã tìm mọi cách để giảm bớt sự phụ thuộc vào Nga. Thậm chí, cựu Tổng thống Ukraine Leonid Kuchma đã cho công bố cuốn sách mang tên "Ukraine không phải là Nga" hồi năm 2003. Trên thực tế, Ukraine vẫn ăn theo quốc gia láng giềng hùng mạnh ngay cả trong giai đoạn Kiev thất bại trong công cuộc "phương Tây hóa" hồi năm 2005 – 2010. 

Bloomberg: Nga – Ukraine đã đến lúc chia tay - ảnh 1

Quan hệ Nga - Ukraine lạnh nhạt liên quan tới những bất đồng chính trị.

Một thời gắn bó

Về mặt kinh tế, Ukraine từng được xem là thuộc địa của Nga. Theo Cục thống kê của Ukraine, trong năm 2013, doanh thu từ hoạt động thương mại giữa hai nước đạt 31,8 tỷ USD, chiếm 28% tổng giá trị thương mại của Ukraine. Còn đối với Moscow, Ukraine được đánh giá không mấy quan trọng dù Kiev vẫn là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Nga và doanh thu thương mại giữa hai nước chiếm 5% đối với nền kinh tế Nga. Trong năm 2013 - năm bình yên cuối cùng giữa hai nước, 6,1 triệu người dân Ukraine trong tổng số 45,5 triệu dân nước này, đã đặt chân tới Nga với 2/3 trong số này tới Nga để làm việc. 

Thậm chí, hồi năm 2013, Tổng thống Vladimir Putin vẫn một mực khẳng định: "Người dân Nga và Ukraine chung một quốc gia". Tuy nhiên, tuyên bố của ông Putin không còn duy trì được lâu sau một chuỗi sự kiện như Ukraine tiến hành "cuộc cách mạng chân giá trị", Nga sáp nhập bán đảo Crimea và Moscow bị cáo buộc ủng hộ phe ly khai miền đông trong cuộc chiến chống lại quân chính phủ Kiev. Những sự kiện này không chỉ ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng mà còn đẩy quan hệ giữa Moscow và phương Tây xuống vực thẳm kể từ sau Thế chiến thứ Hai. 

Do đó trong năm 2014, chỉ 4,6 triệu người dân Ukraine tới Nga. Một trong những nguyên nhân khiến số lượng người dân Ukraine tới Nga sụt giảm là do Moscow đã thắt chặt các quy định giám sát hoạt động lao động di cư từ quốc gia láng giềng. Ngoài ra, kể từ mùa hè năm 2014, hai nước cũng không thực hiện bất cứ chuyến bay thẳng nào từ Nga tới Ukraine và ngược lại. Trong năm 2016, người dân Ukraine sẽ còn được hưởng chế độ miễn thị thực khi di chuyển tới khu vực Liên minh châu Âu (EU). Chính sách này sẽ khuyến khích công dân Ukraine tới châu Âu thường xuyên hơn. 

Trong năm 2015, cả Nga và Ukraine đều chịu cảnh đồng nội tệ rớt giá so với đồng đôla Mỹ. Cụ thể, đồng rúp của Nga bị mất giá 20% so với đồng đôla và đồng hryvnia là 34%. Ngoài ra, hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước cũng sụt giảm đáng kể so với toàn thế giới. 

Nhiều doanh nghiệp Ukraine vẫn đang tìm cách duy trì hoạt động buôn bán sang Nga bằng cách sử dụng khu vực tự do thương mại trên bán đảo Crimea. Đây là nơi Kiev và Moscow vẫn duy trì hoạt động trung chuyển thực phẩm Ukraine giá rẻ. Tuy nhiên vào mùa thu năm 2015, lực lượng người Tatar ở Crimea và các nhà hoạt động cánh tả Ukraine đã chặn đường giao thông tới Crimea buộc Kiev ngăn chặn việc làm này. 

Về lĩnh vực nhập khẩu, nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên từ Nga đã giảm mạnh trong khi phần lớn hoạt động sản xuất năng lượng ở Ukraine tập trung ở khu vực chiến sự miền đông, đẩy nguy cơ người dân nước này phải đối mặt với mùa đông lạnh giá. Nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt năng lượng, chính phủ Kiev đang tìm kiếm các nguồn cung cấp thay thế từ châu Âu. 

Song theo Bloomberg, trong năm 2016, chắc chắn mối quan hệ giữa Ukraine và Nga sẽ tiếp tục tuột dốc bởi Moscow đã quyết định đóng cửa khu vực tự do thương mại với Kiev. Đây là đòn đáp trả của Nga trước việc Ukraine và EU bắt tay hợp tác thương mại. Ngoài ra, cả Kiev và Moscow sẽ còn tiếp tục tranh luận về việc trao quyền tự trị của khu vực miền đông Ukraine đang nằm dưới sự kiểm soát của phe ly khai cũng như việc bao giờ Ukraine có thể trả khoản nợ 3 tỷ USD cho Nga. 

Bloomberg: Nga – Ukraine đã đến lúc chia tay - ảnh 2

Nga cắt giảm lượng lớn khí đốt vận chuyển tới Ukraine.

Đôi bên cùng chịu thiệt 

Một điều chắc chắn là khi nảy sinh bất đồng quan hệ ngoại giao, nền kinh tế Nga và Ukraine đều chịu thiệt hại. 

Cụ thể, về mặt kinh tế, so với lệnh trừng phạt của phương Tây, Nga đang chịu thiệt thòi nhiều hơn từ tình trạng giá dầu giảm mạnh. Trong khi đó, để đáp trả phương Tây, chính quyền của Tổng thống Putin cũng đưa ra hàng loạt lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ nhiều nước phương Tây. Tuy nhiên, quyết định này được xem là một thảm họa. Bởi lệnh cấm nhập khẩu đã ảnh hưởng lớn tới ngành bán lẻ khi mà so với hồi tháng 11/2014, doanh số bán lẻ của Nga đã giảm mất 13% trong tháng 11/2015. Còn theo dự báo của Bloomberg, GDP của Nga trong năm 2015 giảm mất 3,8%. Và trong năm 2016 là 0,25%. 

Riêng với Ukraine, quốc gia này đã mất khoảng 3 triệu dân trong năm 2015 so với năm 2013. Quyết định Nga sáp nhập bán đảo Crimea bị coi là thủ phạm gây ra tình trạng Ukraine bị hao hụt dân số. Ngoài ra, Kiev cũng chứng kiến cảnh tượng ngành công nghiệp sụt giảm 20% bởi phần lớn các nhà máy tại miền đông đã ngừng hoạt động. Mặc dù trong năm 2015, Bloomberg dự báo nền kinh tế Ukraine sụt giảm 10,7% song không ít nhà kinh tế cho rằng trong năm 2016, Ukraine sẽ đạt mức tăng trưởng 1,4%. 

Theo Bloomberg, dù trong năm 2016, Nga vẫn duy trì là quốc gia giàu có hơn Ukraine nhưng với quyết tâm triệt tận gốc nạn tham nhũng cùng sự trợ giúp từ Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF) và việc châu Âu cho phép miễn thị thực với công dân Ukraine, chắc chắn đây sẽ đòn bẩy cần thiết để Kiev khôi phục nền kinh tế. 

Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin từ Bloomberg News. Bloomberg News cùng tờ BusinessWeek là hai chuyên trang về kinh tế, phân tích tài chính và cung cấp dữ liệu cho các đối tác doanh nghiệp của Tập đoàn truyền thông Bloomberg.
MINH THU (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !