Biểu tình ở Mỹ tiếp tục ‘nóng’, Thị trưởng Washington cũng xuống đường
Theo Fox News, các cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ vẫn kéo dài bất chấp ngày nghỉ cuối tuần.
Những hình ảnh đặc sắc nhất thế giới tuần qua
Những hình ảnh nổi bật dưới đây ghi lại các sự kiện nóng và đặc sắc nhất trên khắp thế giới tuần qua.
Được biết, thủ đô Washington là khu vực có số lượng người biểu tình lớn nhất kể từ sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd (46 tuổi) hôm 25/5 tại thành phố Minneapolis. Người biểu tình yêu cầu cải tổ lực lượng cảnh sát. Hiện tại các cuộc biểu tình đã lan rộng sang nhiều quốc gia từ châu Á cho đến châu Âu.
Chính phủ các nước trên thế giới đang nỗ lực cân bằng giữa việc cấp phép biểu tình cùng lúc cảnh báo nguy cơ đại dịch Covid-19 tiếp tục lây lan vì tụ tập đông người. Đến nay, thế giới ghi nhận hơn 6,8 triệu ca nhiễm và gần 400.000 người chết do Covid-19.
Biểu tình vẫn tiếp tục diễn ra ở Mỹ. (Ảnh: RIA) |
Theo truyền thông địa phương, tại bang North Carolina, quê nhà của George Floyd đã tổ chức lễ tưởng niệm vào ngày 6/6. Cũng tại đây, nhiều quan chức lên tiếng vinh danh ông Floyd và lặp lại kêu gọi cải tổ lực lượng cảnh sát Mỹ.
Trong khi đó tại thủ đô Washington, Thị trưởng Muriel Bowser hôm 6/6 cũng tham gia cùng hàng nghìn người biểu tình trên đường phố. Bà Bowser cho biết: “Tất cả chúng ta đều nên theo dõi những gì đang diễn ra ở Washington bởi chúng ta không muốn chính quyền liên bang làm điều này với bất kỳ người Mỹ nào khác”.
Trước đó, bà Bowser và Tổng thống Trump đã nổ ra tranh cãi liên quan tới việc ông chủ Nhà Trắng tăng cường sự hiện diện của quân đội ở đây. Bà Bowser khẳng định muốn các binh sĩ bên ngoài bang rút hoàn toàn khỏi Washington.
Ngoài ra, bà Bowser còn cho sơn dòng chữ lớn màu vàng “Mạng người da màu quan trọng” trên đường dẫn tới Nhà Trắng để tưởng nhớ nạn nhân của bạo lực cảnh sát.
Theo truyền thông đưa tin, các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục ở một số nơi khác như San Francisco và Atlanta. Nhiều cuộc biểu tình ủng hộ người da màu cũng diễn ra ở Đức và Pháp.
Cũng theo chính phủ Mỹ, sau khi phân tích thông tin của những người bị bắt trong các cuộc biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc và tình trạng bạo lực trong giới cảnh sát, các chuyên gia phát hiện đa số phần tử bạo động đều là người địa phương. Theo đó, các chuyên gia phân tích hồ sơ của 217 người bị bắt hồi cuối tuần trước tại Minneapolis và Columbia, 2 thành phố tâm điểm của các cuộc biểu tình tại Mỹ. Phát hiện hơn 85% trong số người bị bắt là người địa phương.
Các nguồn tin cho hay, đa số đối tượng đối mặt với những cáo buộc nghiêm trọng hơn như hôi của và phá hoại tài sản có lịch sử phạm tội. Tuy nhiên, ngay cả những người này đa số cũng là dân địa phương lợi dụng tình hình rối loạn.
Trước đó, các cuộc biểu tình đã nổ ra tại 50 bang của Mỹ sau khi ông Floyd bị cảnh sát ghì cổ đến chết trong một vụ bắt giữ tại Minneapolis, bang Minnesota hôm 25/5. Nhiều hoạt động tưởng niệm dành cho George Floyd diễn ra với sự tham dự của hàng ngàn người, trong đó có nhiều quan chức địa phương. Sau hơn 10 ngày biểu tình, vành đai an ninh xung quanh Nhà Trắng tiếp tục được tăng cường.
Thanh Bình (lược dịch)