Biệt đội sơ cứu thần tốc và những pha giành giật mạng sống với 'tử thần'

Hàng ngàn người đã được anh Việt cùng đồng đội giúp đỡ khi không may gặp tai nạn giao thông giữa đường. Các thành viên FAS Angel luôn tâm niệm "không bỏ rơi bất kỳ một ai", ngay cả khi họ đang ở trong những giây phút cuối của cuộc đời.

Ứng cứu thần tốc

Một đêm mưa tháng 3/2022, những người dân chạy qua đoạn đường Đại Cồ Việt (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) thấy một nam thanh niên nằm sõng soài trên đường. Máu hòa lẫn nước mưa tràn ra xung quanh.

Gần đó, chiếc xe máy đã vỡ nát, nguyên nhân dường như do một vụ va chạm giao thông. Thấy nạn nhân nằm bất động, mặt mũi nhợt nhạt, một số người đã vứt đôi ba tờ tiền lẻ rồi vội vã rời đi.

Một phụ nữ đi qua lấy hết can đảm dừng lại. Chị này mở điện thoại gọi đến số đường dây nóng của FAS Angel - Đội Hỗ trợ sơ cứu miễn phí ở Hà Nội để thông báo về vụ tai nạn.

Nhận tin báo, anh Phạm Quốc Việt (sinh năm 1987, quê ở Thọ Nghiệp, Xuân Trường, Nam Định)  - đội trưởng của FAS Angel nhờ người phụ nữ gửi thêm một số video ngắn ở hiện trường.

Qua video gửi đến, anh Việt thấy tay nam thanh niên vẫn còn cử động. Nhận định nạn nhân vẫn còn sống, anh Việt lập tức gửi đi thông báo trong nhóm. Ít phút sau, anh Nguyễn Văn Luân - thành viên trong đội ở gần khu vực xảy ra tai nạn đã tức tốc đến hiện trường sơ cứu, sau đó đưa nạn nhân tới bệnh viện.

Biệt đội sơ cứu thần tốc và những pha giành giật mạng sống với tử thần - 1

Anh Nguyễn Văn Luân tham gia đội sơ cứu từ tháng 10/2021.

Anh Luân kể với PV Dân trí: "Nam thanh niên bị thương khá nặng, chồi xương ống đồng ra ngoài, gây mất máu nghiêm trọng. Các bác sĩ đánh giá, nếu đưa vào viện muộn hơn, tính mạng của người này có thể đã không giữ được vì mất máu quá nhiều".

Một lần khác, vào khoảng 19h30, trên đường Lê Duẩn (quận Hai Bà Trưng), chính đội trưởng Quốc Việt là người xuất hiện tại hiện trường vụ tai nạn của hai nam sinh chạc 16-17 tuổi.

Theo lời kể của các nhân chứng, hai thanh niên này không đội mũ bảo hiểm nhưng lại đi xe với tốc độ cao, lạng lách đánh võng dẫn tới va chạm với một chiếc xe khách. Cú đâm mạnh khiến một người văng ra xa 3m, người còn lại văng xa chừng 7m.

Dù đã sơ cứu không ít vụ tai nạn thương tâm nhưng đến nơi anh Việt vẫn không khỏi choáng váng khi thấy hai nạn nhân nằm thoi thóp trên vũng máu. Nạn nhân văng xa 3m bị tổn thương hộp sọ, tình trạng nghiêm trọng hơn.

Sau khi đánh giá nhanh tình hình, anh Việt thông tin về cho đội tức tốc điều xe ô tô gần nhất đến hiện trường. Chiếc xe có mặt chỉ trong vòng chưa đầy 15 phút.

Biệt đội sơ cứu thần tốc và những pha giành giật mạng sống với tử thần - 2

Chiếc xe của đội sơ cứu luôn cố gắng đến hiện trường sớm nhất có thể.

Cùng lúc đó, một chiếc xe cấp cứu cũng được người dân gọi tới để đưa nạn nhân bị thương nặng hơn tới bệnh viện. Tuy nhiên, nạn nhân này sau đó đã không qua khỏi. Nạn nhân còn lại may mắn vẫn bảo toàn được tính mạng sau khi cấp cứu kịp thời.

Hai vụ việc nói trên chỉ là một trong số gần 1.000 vụ sơ cứu mà anh Việt cùng các đồng đội của mình đã thực hiện trong những năm qua.

Biệt đội sơ cứu thần tốc và những pha giành giật mạng sống với "tử thần"

Từ sự bất lực và cô đơn khi bị người khác nghĩ mình... đã chết

Anh Phạm Quốc Việt chia sẻ với PV Dân trí, cơ duyên khiến anh thành lập FAS Angel là từ một vụ tai nạn mà chính anh là nạn nhân.

Năm 2016, anh Việt buôn bán tại Tuyên Quang. Một buổi tối, anh đang đi bộ về phòng trọ thì bất ngờ bị một phụ nữ đi xe máy đâm từ phía sau. Khi tỉnh lại, chàng trai quê Nam Định thấy mình vẫn đang nằm trên đường.

Cách đó một đoạn, người phụ nữ kia cũng nằm bất động. Trên đường, xe cộ và dòng người vẫn lặng lẽ lướt qua. Suốt 15 phút đồng hồ, không ai có ý định dừng lại.

Biệt đội sơ cứu thần tốc và những pha giành giật mạng sống với tử thần - 3

Anh Phạm Quốc Việt đến với công tác thiện nguyện sau một lần bị tai nạn giao thông.

"Có thể người ta nghĩ tôi đã chết, hoặc người ta sợ bị đổ oan nên không dám dừng lại. Tôi cố gắng lấy hết sức giơ tay lên vẫy để báo hiệu là mình còn sống. Cuối cùng, cũng có một người phụ nữ dừng lại hỏi han và gọi xe cứu thương đưa chúng tôi vào viện", anh Việt nhớ lại.

Hiểu được sự cô đơn và bất lực nếu bị bỏ lại giữa đường trong một vụ tai nạn, sau khi sức khỏe hồi phục, anh Việt đã quyết định làm công việc thiện nguyện sơ cứu, giúp đỡ người gặp tai nạn giao thông trên đường.

Anh tận dụng những kiến thức và kinh nghiệm sơ cứu từ ngày còn ở trong quân ngũ, tìm tòi, học hỏi thêm trong sách vở, trên Internet. Gia đình có người thân là bác sĩ nên anh thường xuyên nhờ tư vấn, bổ túc thêm kiến thức.

Thời điểm năm 2017, anh Việt vào làm việc cho một công ty chuyên về sự kiện. Sau giờ làm việc, anh lại khoác lên mình chiếc áo của xe ôm công nghệ và chiếc túi cứu thương. Nhiều người xì xào nói anh là kẻ "ham tiền", "làm ngày làm đêm" mà không hề biết rằng thanh niên này ra đường chạy xe còn vì một lý do đặc biệt khác.

Biệt đội sơ cứu thần tốc và những pha giành giật mạng sống với tử thần - 4
Biệt đội sơ cứu thần tốc và những pha giành giật mạng sống với tử thần - 5

Anh Việt kiểm tra xe và các đồ dùng cứu hộ trước một buổi trực. Đội có 3 chiếc xe ô tô do các mạnh thường quân hỗ trợ.

Anh Việt kiểm tra xe và các đồ dùng cứu hộ trước một buổi trực. Đội có 3 chiếc xe ô tô do các mạnh thường quân hỗ trợ.

Có lần vì mải sơ cứu người gặp nạn dọc đường mà anh đến trễ cuộc hẹn với đối tác quan trọng của công ty dẫn tới đổ bể hợp đồng. Biết mình là người có lỗi, anh Việt nói ra lý do mong được cấp trên thông cảm. Tuy nhiên, đáp lại, anh nhận về sự hoài nghi không tin anh "đủ tốt như vậy".

Sau lần ấy, người đàn ông quê Nam Định xin nghỉ việc và lựa chọn công việc xe ôm công nghệ để duy trì công việc cứu người mỗi tối của mình.

Khoảng từ năm 2017-2019, anh Việt chủ yếu hoạt động một mình. Tới tháng 9/2019, anh mới chính thức thành lập FAS Angel khi thấy có nhiều anh em, bạn bè cùng chung chí hướng.

Anh Việt nói: "Lúc đầu, ngoài tôi còn có bốn anh em nữa. Năm người chúng tôi chỉ là năm lái xe ôm công nghệ nhưng vẫn nỗ lực hàng ngày để cứu người. Và sau gần 3 năm, nhóm đã có hơn 140 tình nguyện viên trong đó có 50 thành viên nòng cốt. Mạng lưới báo tin của nhóm cũng có tới gần 1.000 người ở khắp các địa bàn Hà Nội".

Biệt đội sơ cứu thần tốc và những pha giành giật mạng sống với tử thần - 6
Biệt đội sơ cứu thần tốc và những pha giành giật mạng sống với tử thần - 7
Biệt đội sơ cứu thần tốc và những pha giành giật mạng sống với tử thần - 8
Biệt đội sơ cứu thần tốc và những pha giành giật mạng sống với tử thần - 9

Tất cả các thành viên đều được học, tập huấn các kỹ năng sơ cứu tiêu chuẩn.

Theo chia sẻ của trưởng nhóm, mỗi thành viên trong đội có công việc, quê quán khác nhau. Ngoài những tài xế xe ôm công nghệ, nhóm còn có thành viên là đầu bếp, dược sĩ, công an, sinh viên…

Tất cả các thành viên đều được học, tập huấn các kỹ năng sơ cứu tiêu chuẩn, nhận được sự hỗ trợ của tổ chức Kỹ năng sinh tồn Việt Nam SSVN… để đảm bảo có thể sơ cứu cho các nạn nhân một cách tốt nhất, không xảy ra sai sót.

5 không - 5 vì

Kể từ ngày thành lập đến nay, anh Việt luôn nhắc nhở mọi người khi tham gia hỗ trợ sơ cứu nạn nhân cần ghi nhớ tôn chỉ hoạt động 5 không - "không bỏ rơi - không thu phí - không phân biệt - không tranh cãi - không kết án" và 5 vì - "vì cộng đồng - vì người thân - vì xã hội - vì bản thân - vì thế hệ sau".

Biệt đội sơ cứu thần tốc và những pha giành giật mạng sống với tử thần - 10

  Năm 2020, UBND TP. Hà Nội đã trao tặng anh Phạm Quốc Việt danh hiệu Người tốt Việc tốt vì sáng kiến và những đóng góp của anh cho cộng đồng.

Hoạt động vô tư như vậy nhưng thời gian đầu, vị trưởng nhóm cùng các thành viên gặp phải không ít tình huống khó khăn, không ít lần họ bị đe dọa tới sự an toàn của bản thân.

Theo anh Việt, việc giúp các nạn nhân gặp tai nạn giao thông không giống như hành động giúp đỡ thông thường khác. Đó không đơn thuần là việc đi ngoài đường, thấy người bị thương thì dừng lại giúp, mà đó là những khoảnh khắc cân não tìm cách sơ cứu hợp lý nhất để giành giật sự sống cho người bị nạn giữa một khung cảnh hỗn độn.

Lúc đó, người sơ cứu cũng phải chấp nhận bỏ ngoài tai lời bàn tán khó nghe của những người xung quanh như "có biết gì không mà động vào", "xe ôm mà cũng đòi sơ cứu", "nó chết ra đấy lại phải tội"…

Đôi khi, các thành viên lại gặp phải sự nghi hoặc từ chính nạn nhân. Những người này muốn chờ bằng được bác sĩ hay xe cấp cứu tới mà không biết rằng bản thân có thể đang bỏ qua giai đoạn vàng của quá trình sơ cứu.

Vị trưởng nhóm còn chia sẻ thêm, khó khăn mà đội gặp phải còn xuất phát từ tình trạng không tỉnh tạo của các nạn nhân. Khoảng 70% số nạn nhân mà nhóm sơ cứu thường sử dụng rượu, bia hoặc chất kích thích trước đó.

Biệt đội sơ cứu thần tốc và những pha giành giật mạng sống với tử thần - 11
Biệt đội sơ cứu thần tốc và những pha giành giật mạng sống với tử thần - 12
Biệt đội sơ cứu thần tốc và những pha giành giật mạng sống với tử thần - 13

Hiện tại đội tham gia sơ cứu 24/24h thay vì chỉ tập trung vào ban đêm như trước đây.

Khi gặp tai nạn, họ thường ở trong tình trạng không tỉnh táo nên dễ có những hành động nằm ngoài tầm kiểm soát như gây hấn, từ chối sự giúp đỡ, hiểu nhầm thành viên đội sơ cứu là người đâm phải mình. Có trường hợp nạn nhân đang được sơ cứu nhưng bất ngờ tỉnh dậy và đánh luôn thành viên đội sơ cứu…

Riêng bản thân anh Việt, anh nhớ mãi lần giúp đỡ một thanh niên bị ngã xe máy ở quận Đống Đa. Người này bị say rượu, đi xe với tốc độ cao và bị ngã văng xa khỏi chiếc xe máy anh ta điều khiển, chảy nhiều máu. Khi anh Việt tiến đến gần thì người này rút trong người ra một con dao đe dọa.

"Có lẽ do say rượu nên anh này không ý thức được mình đang bị mất máu rất nhiều. Tôi buộc phải lùi lại chờ đợi trong vài phút. Khi thấy nạn nhân cảm nhận được vết thương và bớt kích động, tôi tìm cách kiểm soát tình hình và sơ cứu cho anh ấy", anh Việt nhớ lại.

Không bỏ rơi bất kỳ một ai!

Những năm qua, hàng ngàn người đã được anh Việt cùng đồng đội giúp đỡ khi không may gặp tai nạn giao thông giữa đường.

Kể lại chuyện con trai từng được FAS Angel giúp đỡ, bà Đặng Thị Huyền (quận Hai Bà Trưng) vẫn chưa hết xúc động. Bà Huyền chia sẻ với Dân trí: "Con trai tôi không may gặp tai nạn, bị chấn thương ở đầu khi va chạm với một xe khách trên đường Nguyễn Trãi vào tháng 8 vừa qua.

Thời điểm đó, cháu đã được thành viên của nhóm FAS Angel giúp đỡ kịp thời. Các thành viên trong đội rất nhiệt tình và sơ cứu chuyên nghiệp. Con tôi sau đó được đội đưa vào Bệnh viện Bạch Mai hoàn toàn miễn phí. Tôi thực sự xúc động và biết ơn các thành viên của đội thiện nguyện".

Anh Việt cùng các thành viên đã ghi dấu trong lòng nhiều người dân Thủ đô như vậy. Người sáng lập FAS Angel chia sẻ, anh cùng các đồng đội luôn tâm niệm sẽ "không bỏ rơi bất kỳ một ai".

Trong những năm qua, nhiều trường hợp nhờ được sơ cứu kịp thời mà giảm thiểu được tổn thương, nguy hiểm, sức khỏe phục hồi tốt hơn trong quá trình điều trị.

Biệt đội sơ cứu thần tốc và những pha giành giật mạng sống với tử thần - 14

 Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, anh Việt và đồng đội phải bất lực. Mỗi lần như vậy, dù không thể cứu sống được nạn nhân, những tình nguyện viên của đội sơ cứu miễn phí này cũng sẽ không để họ cô độc.

Anh Việt kể, bản thân đã chứng kiến nhiều người ra đi trong vòng tay của mình. Có người ra đi khi tay đang nắm chặt tay anh, còn cơ thể thì bị chèn ngang dưới bánh xe tải. Có người, khi anh đến nơi, họ đang trút những hơi thở cuối cùng. Trong những trường hợp ấy, anh không thể làm gì thêm được ngoài việc hứa sẽ liên lạc với người thân của họ để đưa họ về nhà.

"Tôi nhớ một lần tới hiện trường vụ tai nạn xe máy trên đường Khuất Duy Tiến. Nạn nhân vừa uống rượu với bạn xong, trên đường về thì gặp tai nạn. Khi tôi đến thì nạn nhân đang trải qua những cơn co giật cuối cùng.

Tôi đã nắm tay anh ấy và nói: "Tôi gọi cho người nhà đưa bạn về nhé!". Tôi thấy anh ấy chớp chớp mắt như muốn đồng ý với tôi. Sau đó, anh ấy nôn ra lần cuối và nhắm mắt ra đi", anh Việt nhớ lại.

Biệt đội sơ cứu thần tốc và những pha giành giật mạng sống với tử thần - 15
Biệt đội sơ cứu thần tốc và những pha giành giật mạng sống với tử thần - 16
Biệt đội sơ cứu thần tốc và những pha giành giật mạng sống với tử thần - 17

Cứ như vậy, anh Việt cùng FAS Angel đã "không bỏ rơi ai", ngay cả khi họ ở trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời. Hành trình của những "thiên thần đường phố" này hiện vẫn đang tiếp tục được lan tỏa và mang lại những điều tốt đẹp cho cộng đồng.

Theo dantri.com.vn

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Chuyện ấm áp tình người ở khu chung cư bình dân TPHCM

Cuộc sống của gia đình tôi ngày một tốt hơn, nhiều khi muốn chuyển đến một chỗ ở tiện nghi, nhưng cái tình người ở chung cư đã níu chúng tôi lại.

Cảnh sát chạy bộ 29 tầng chữa cháy chung cư do chủ nhà đun nước trên sofa

Chủ nhà đun nước trên bộ bàn ghế sofa rồi đi ra ngoài quên không tắt, gây ra đám cháy tại tầng 29 chung cư Lạc Hồng (Khu đô thị Nam Thăng Long, quận Tây Hồ, Hà Nội).

Bảo hiểm Nhân thọ FWD lan tỏa thông điệp sống đầy theo cách đặc biệt

Vào ngày 23/6, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tiếp tục lan tỏa thông điệp sống đầy qua sân chơi mới mang tên “FWD Cung đường sống đầy” được tổ chức tại TP.HCM.

Cánh rừng Net Zero Vinamilk tại Cà Mau đón những đàn chim trở về

Bên trong cánh rừng Net Zero Vinamilk tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, hơn 71.000 cây mắm con đã cao 40-50cm, trở thành bãi sinh sản cho tôm cá, thu hút những đàn chim cót, chim nhàn… trở về làm tổ.

8X mở quán cơm 2.000 đồng/suất ở Gia Lai, bà con thoải mái vào ăn

Mở quán cơm từ thiện 2.000 đồng ngay trước cổng bệnh viện, mỗi ngày chị Nguyễn Thị Huy (Gia Lai) đã chia sẻ khó khăn với hàng trăm người nghèo, nhất là những bệnh nhân.

Chàng trai 9X 7 năm làm điều đặc biệt trên hè phố Đà Nẵng

7 năm qua, điểm cắt tóc miễn phí của chàng trai trẻ đã trở thành điểm đến quen thuộc của những người chạy xe ôm, bán vé số và sinh viên nghèo ở Đà Nẵng.

Nữ giúp việc phát hiện bọc vàng: Tôi run lắm, chưa bao giờ thấy nhiều vàng thế

Phát hiện vàng lẫn trong túi quần áo cũ, nữ nhân viên cửa hàng 0 đồng lập tức báo cho người quản lý. Chị làm nghề giúp việc, hoàn cảnh gia đình chật vật nhưng không tham lam.

Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động

Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Đang cập nhật dữ liệu !