Biến chủng Delta đã xuất hiện ở hơn 90 quốc gia
Đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiến sĩ Maria Van Kerkhove cho biết tại một cuộc họp ngày 21/6, hiện nay hơn 90 quốc gia trên thế giới đã xác định có biến chủng Delta.
“Biến thể Delta đã xuất hiện ở 92 quốc gia. Đây là mối quan tâm đặc biệt, vì đột biến mới dễ lây lan hơn trên khắp thế giới”, CNBC dẫn lời bà Maria cho hay.
Theo bà Maria, đột biến mới này phát tán nhanh có thể là do sự quay trở lại của người dân và việc nới lỏng các biện pháp kiểm dịch ở nhiều quốc gia.
Đột biến Covid-19 mới Ấn Độ được xác định ở hơn 90 quốc gia. (Ảnh: Global Look Press) |
Ngoài ra, theo dữ liệu sơ bộ, việc lây nhiễm biến thể này làm tăng nguy cơ nhập viện của người mắc.
Các chuyên gia cho rằng, để kiểm soát sự lây lan của dòng này trên toàn thế giới, cần nhiều thời gian hơn, cũng như tiêm phòng.
Chuyên gia nhấn mạnh: “Một số loại vắc-xin kém hiệu quả hơn đối với biến thể Delta, nhưng trong mọi trường hợp, chúng đều giúp ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong”.
Theo CNBC, biến thể Delta là tác giả của khoảng 10% số ca nhiễm mới hàng ngày ở Mỹ trong những tuần qua, nhiều hơn con số 6% của một tuần trước đó. Trong khi đó, số ca mắc biến chủng Delta chiếm hơn 60% ca số ca mắc mới ở Anh.
Đồng thời, WHO cũng đang theo dõi những thông tin gần đây về một biến chủng mới được gọi là “delta plus” (B.1.617.2.1). Các quan chức WHO cho biết một số báo cáo đã chỉ ra biến chủng Ấn Độ có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn, song vẫn cần nghiên cứu thêm để xác nhận thông tin này.
Hôm 22/6, giám đốc trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gamaleya, Alexander Ginzburg cho biết, sự đột biến của dòng Covid-19 ở Ấn Độ có đặc tính tương tác đặc biệt với tế bào. Đặc biệt, nó không phá hủy tế bào, mà lây lan, truyền từ tế bào này sang tế bào khác, tạo thành tế bào đa nhân.
Trước đó, hôm 21/6, Ấn Độ đã tiêm được 7,5 triệu liều vắc-xin Covid-19, đạt kỷ lục sau nhiều tuần bị chỉ trích vì chương trình tiêm chủng hỗn loạn.
Hồi tháng 4, nước này từng lập kỷ lục tiêm 4,5 triệu liều vắc-xin một ngày. Sau đó, con số giảm mạnh xuống dưới 3 triệu. Các chuyên gia cho biết Ấn Độ cần tiêm 10 triệu liều vắc-xin mỗi ngày để đạt mục tiêu tiêm chủng cho 950 triệu người vào tháng 12. Đến nay, hơn 5% dân số nước này đã tiêm đủ hai liều.
Đầu tháng này, Thủ tướng Narendra Modi cho biết chính phủ sẽ mua 75% tổng số vắc-xin từ các nhà sản xuất và phân phối miễn phí đến các bang. Nhiều bệnh viện tư nhân trước đó cũng chủ động mua vắc-xin cho người từ 18 đến 45 tuổi.
Đại sứ Trung Quốc ở Mỹ về nước sau 8 năm làm việc ‘đầy sóng gió’
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải sắp trở về nước sau 8 năm giữ chức vụ, giữa lúc căng thẳng hai nước vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Thanh Bình (lược dịch)