Bị Mỹ o ép, Triều Tiên đe dọa phát động chiến tranh "thống nhất miền Nam"
Tình hình trên Bán đảo Triều Tiên ngày càng căng thẳng |
Một bài bình luận mới đây trên tờ Rodong Sinmun - cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Trung ương Triều Tiên cho biết, nếu Mỹ tiếp tục có hành động khiêu khích hơn nữa, Bình Nhưỡng có thể sẽ phát động một "cuộc chiến lớn" để thống nhất hai miền Nam-Bắc của đất nước.
Bài báo viết: "Mỹ đã hoàn toàn mất trí. Họ đã bỏ lỡ cơ hội hăm dọa Triều Tiên cũng như nỗ lực phải đạt được mục tiêu bằng cách điều máy bay ném bom chiến lược, tàu sân bay, vv. Quân đội và nhân dân CHDCND Triều Tiên sẽ không bao giờ sợ hãi bởi sự lừa gạt này...", bài báo nói.
Tác giả bải báo nhấn mạnh: "Những ngày bị Hoa Kỳ đe dọa vũ khí hạt nhân đối với CHDCND Triều Tiên đã qua rồi... Mỹ đang tìm cách tóm gọn CHDCND Triều Tiên do sức ép từ Nhật Bản và Hàn Quốc, họ cố ý kích động đến cùng và đẩy tình hình trên bán đảo Triều Tiên đến "bờ vực chiến tranh".
Tờ "Rodong Sinmun" tuyên bố, để đối phó với "những hành động thù địch và hành động khiêu khích như vậy, Triều Tiên sẽ đáp trả bằng các cuộc tấn công phòng ngừa và cuộc chiến vĩ đại để thống nhất đất nước".
Tình hình trên bán đảo Triều Tiên ngày càng leo thang trong bối cảnh của các vụ thử hạt nhân liên tiếp của nước này. Đồng thời, theo Tổng tư lệnh quân đội Hàn Quốc, lần phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên đã thất bại. Trong khi đó, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence nói rằng đối với Bình Nhưỡng "kiên nhẫn chiến lược của Washington đã kết thúc". Ngoài ra gần đây Hoa Kỳ đã gửi đến bán đảo Triều Tiên của đội tàu chiến do hàng không mẫu hạm "Carl Vinson" dẫn đầu.
Tháng 6/1950, khi cộng đồng quốc tế đang giải quyết những hậu quả mà Thế chiến II để lại, một cuộc xung đột mới nổ ra trên bán đảo Triều Tiên. Cuộc chiến giữa Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Đại Hàn Dân Quốc cũng trở thành nơi đối đầu giữa hai cường quốc thời bấy giờ là Mỹ (hỗ trợ Hàn Quốc) và Liên Xô (hậu thuẫn Triều Tiên). Hai bên không ngừng giao tranh cho đến ngày 27/3/1953, khi các bên liên quan chính thức ký thỏa thuận đình chiến, thiết lập đường biên giới mới giữa Hàn Quốc và Triều Tiên.
67 năm trôi qua, hiệp ước hòa bình vẫn không được ký kết, hòa bình vẫn chưa chính thức trở lại trên bán đảo Triều Tiên. Về mặt kỹ thuật, nơi này vẫn đang trong tình trạng chiến tranh. Biên giới giữa Triều Tiên và Hàn Quốc hiện là một trong những vùng đất nguy hiểm nhất thế giới.