Bi kịch Ukraine: Ai là thủ phạm?

Theo tờ “Tin toàn cầu” (Canada), những người biểu tình đều không biết nội dung của thỏa thuận mà chính phủ Ukraine hoãn ký kết với EU có ý nghĩa gì nhưng họ đã bị phe đối lập “dắt" vào bạo động
Bi kịch Ukraine: Ai là thủ phạm? - ảnh 1

Tại Ukraine, có 3 đảng phái đối lập với chính quyền của Tổng thống Yanukovych là các đảng Svoboda, Udar và Batkivschina. Tuy nhiên, những gì diễn ra ở đất nước này những ngày qua hoàn toàn không giống như sự mô tả của giới truyền thông phương Tây. 

Ngay từ trước khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh Đối tác phương Đông ở Vilnus (Latvia) kết thúc hồi tháng 11/2013, các cuộc biểu tình phản đối chính phủ của ông Yanukovych đã nổ ra. Trên thực tế, hầu hết những người biểu tình đều không biết cụ thể thỏa thuận mà Ukraine tạm hoãn ký kết với Liên minh châu Âu bao gồm những gì nhưng họ đã bị lãnh đạo các đảng phái đối lập kích động biểu tình. 

Khẩu hiệu mà phe đối lập đưa ra là “Ukraine là một phần của châu Âu”. Điều đáng nói là những kẻ kích động biểu tình ở Ukraine đã cố tình ỉm đi một thực tế là bản thỏa thuận bị hoãn ký kết kia chẳng có ý nghĩa gì “ghê gớm” và trước đó EU đã từng ký kết với rất nhiều nước, trong đó có cả những quốc gia như Jordan, Ma rốc…

Thỏa thuận tham gia Liên minh Hải quan được sử dụng như một công cụ trong quyền lực mềm của EU để tham gia thị trường châu Phi và Đông Âu. Khi Tổng thống Yanukovych không ký kết thỏa thuận này thì phương Tây lập tức phát động một chiến dịch biểu tình lớn để gây sức ép, gây áp lực chính trị, ngoại giao và cuối cùng là ủng hộ phe đối lập ở Ukraine. Từ lâu, lực lượng đối lập ở Ukraine đã được cả EU và Mỹ hỗ trợ, nuôi dưỡng thông qua các chương trình tài trợ quy mô lớn. Theo tiết lộ của tờ “Tin toàn cầu”, đảng Udar của Klitschko đã nhận được sự tài trợ đặc biệt từ Đức. Bản thân ông Klitschko cũng là một công dân Đức.

Sau giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng Ukraine, Nga đã ủng hộ quyết định của Tổng thống Yanukovych và chấp nhận giảm giá lớn cho nguồn cung cấp khí đốt và cấp một khoản vay trị giá 15 tỷ USD. Cử chỉ thiện chí này đã bị phe đối lập và dân tộc cánh tả của Ukraine gọi là “tham vọng của đế quốc Moskva” và ông Yanukovych chỉ là một con rối trong tay Nga. Một số lãnh đạo chóp bu Ukraine đã quay sang ủng hộ phe đối lập bởi họ không hài lòng với Yanukovych và có nguồn tiền gửi riêng ở nước ngoài.

Bi kịch Ukraine: Ai là thủ phạm? - ảnh 2

Các phe nhóm cánh hữu trugn thành với hoạt động bạo lực trong suốt thời gian diễn ra biểu tình (phá hủy tượng đài Lenin, tấn công cảnh sát bằng bom xăng Molotov, chiếm tòa nhà chính quyền…) và phe đối lập là trụ cột để tập trung các phần tử cực đoan. Thực tế, các đối tượng phát xít mới đang chống lại EU và các giá trị phương Tây một cách rất quyết liệt. Số này không hề đem lại một tương lai tốt đẹp nào cho Ukraine. Chúng được lực lượng đối lập che chở, bảo trợ (trả 300 UAH (rúp Ukraine) cho một ngày ngồi biểu tình ở quảng trường Maidan và 2.000 UAH cho những đối tượng tấn công cảnh sát bằng bom xăng…). Không may cho chính phủ của Yanukovych là cả những kẻ phát xít mới và phe đối lập đều chọn Tổng thống và cảnh sát để… quyết chiến.

Sau các vụ bạo động tấn công vào các bộ của chính phủ, Quốc hội Ukraine đã ban hành một luật mới nhằm gia tăng mạnh mẽ chế tài trách nhiệm đối với những hành động biểu tình và bạo lực. Tuy nhiên, ngay cả những biện pháp này cũng không giải quyết được khủng hoảng. Ngày 25/12/2013, ba cảnh sát bị các đối tượng cực đoan bắt giữ và một người đã bị số này dùng dao đâm trọng thương. Cùng ngày hôm đó, ông Yanukovych đề xuất bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng cho Yatsenyuk – lãnh đạo đảng Batkivschina và vị trí Phó Thủ tướng cho ông Klischko. Những người này đều đã từ chối đề xuất của ông Yanukovych.

Cho dù phương Tây đưa ra nhiều cáo buộc ngược lại nhưng cảnh sát thực tế lại thực hiện rất ít hoạt động trấn áp bạo lực và chính phủ cũng không có quyền hợp pháp sử dụng sức mạnh này nếu như phải cần đến. Nói cách khác, theo như nhận định của chuyên gia phân tích Carl Schimitt, có một cuộc xung đột giữa cơ cấu pháp lý được thành lập hợp pháp (Tổng thống, Quốc hội và các cơ quan khác của chính phủ) với những người tự xưng là hợp pháp (lực lượng đối lập với sự ủng hộ rộng lớn). 

Thất bại của ông Yanukovych hiện nay là do phe đối lập rất tích cực nhưng những người ủng hộ ông lại rất thụ động. Khi phong trào biểu tình Euromaidan ở Kiev cùng với các khu vực khác bắt đầu phong tỏa đường phố và sử dụng bạo lực, đa số người dân Ukraine đều khoanh tay đứng nhìn và hy vọng lực lượng an ninh, cảnh sát sẽ can thiệp. Tuy nhiên, cảnh sát Ukraine đã “bó tay” vì phe đối lập gọi hành động vãn hồi trật tự của họ là “sử dụng bạo lực chống lại người dân”.

Bi kịch Ukraine: Ai là thủ phạm? - ảnh 3

Vấn đề nguy hiểm của Ukraine trong hiện tại và tương lai là lực lượng đối lập không thể kiểm soát tình trạng bạo lực và quá khích của các nhóm phát xít mới ở Kiev hay các khu vực khác. Một số lãnh đạo lực lượng phe đối lập lo ngại về chỗ đứng của mình trong hệ thống chính trị tương lai ở Ukraine. 

Các nghị sỹ Ukraine, Thủ tướng, thậm chí là cả lãnh đạo phe đối lập (Klistchko) cũng đã từng thừa nhận rằng có sự thao túng và can thiệp từ bên ngoài vào tình hình nội bộ nước này. Đa số đều hiểu rằng sự thay đổi chế độ này không đảm bảo bất cứ điều tốt đẹp nào cho Ukraine. Lực lượng cực đoan sẽ vẫn cực đoan cho dù dưới bất kỳ chế độ nào. Họ sẽ lại tiếp tục sử dụng bom xăng Molotov một lần nữa nhưng lần này mục tiêu tấn công sẽ là chính phủ được EU tạo dựng, văn hóa theo kiểu phương Tây, ngân hàng và các tập đoàn. 

Lê Trí

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !