Bi kịch chi tiền tỷ để con xuất khẩu lao động, gia đình nhận về hũ tro lạnh

Đỗ Đại học Vinh (Nghệ An) nhưng Y. không theo học. Gia đình chấp nhận bỏ hơn 45.000 USD để nữ sinh sang Mỹ làm thuê. Tuy nhiên em chưa kịp đặt chân lên “miền đất hứa”, bi kịch đã xảy ra…

    LỜI TÒA SOẠN

      Nhiều năm trở lại đây, ở các làng quê Nghệ An, Hà Tĩnh, học sinh có xu hướng học THPT chỉ để lấy tấm bằng tốt nghiệp, sau đó rẽ hướng ra nước ngoài du học nghề, xuất khẩu lao động. Sức hút đồng tiền đã khiến số lượng học sinh học        đại học giảm, thậm chí có làng xã, nhiều năm liền không có sinh viên đại học. Bộ mặt làng quê thay đổi với những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát, ô tô đỗ trước ngõ... từ nguồn tiền các em gửi về. Nhưng lao động xứ người không phải  là con đường đầy hoa hồng...


Giấc mơ đổi đời khép lại

Không phải tất cả những học sinh giỏi chuyển hướng đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) đều kiếm được tiền tỷ nhanh chóng. Lao động ở xứ người tiềm ẩn nhiều rủi ro khi bị trục xuất về nước, thậm chí có em phải bỏ mạng nơi xứ người…

Cuối tháng 10/2019, thảm kịch 39 thi thể trong xe container ở Anh làm rúng động thế giới, trong đó có nạn nhân Phạm Thị Trà M. (26 tuổi, trú ở Can Lộc, Hà Tĩnh). Trà M. từng theo học ở một trường cao đẳng nhưng em bỏ dở để đi XKLĐ ở Nhật, 3 năm sau, em mong muốn sang Anh lao động.

Gia đình đưa cho người môi giới 22.000 USD để nữ sinh vượt biên sang Anh. Nhưng giấc mơ đổi đời đã khép lại khi gia đình em bàng hoàng nhận tin con gái qua đời trong thùng container đông lạnh.

 

Bên cạnh những ngôi biệt thự mọc lên khắp nơi, cuộc sống đổi thay nhờ XKLĐ, cũng có nhiều bi kịch phía sau dòng tiền ngoại tệ gửi về (một góc xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh).


Nhưng bài học đó, dường như vẫn chưa đủ sức cảnh tỉnh. Hiện nay, tại Hà Tĩnh có nhiều em từ chối vào đại học, cao đẳng, quyết tâm đi xuất ngoại. Gia đình sẵn sàng vay mượn tiền tỷ để con hiện thực ước mơ đổi đời. Nhiều người thậm chí đi theo con đường bất hợp pháp, chấp nhận rủi ro không có pháp luật bảo vệ.

Một cán bộ thôn ở xã Thạch Kim (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) cho biết: “Thôn có 463 người đang lao động ở nước ngoài, nhiều nhất xã, chủ yếu đi theo con đường không chính thống. Không ít em từ chối dù đã đỗ đại học. Một số em vào đại học sau đó lại bỏ ngang, có em đã sở hữu tấm bằng cử nhân nhưng không tìm việc làm ở quê nhà mà sang Mỹ, Canada, Anh, Hàn Quốc... làm việc”.

Nữ cán bộ thôn chia sẻ với VietNamNet đằng sau số tiền ngoại tệ gửi về không ít những rủi ro. Người thân của nữ cán bộ thôn này cũng rơi vào tấn bi kịch mất con gái, để lại số nợ hàng trăm triệu đồng.

Nữ cán bộ thôn kể đầu năm 2019, cháu của bà là H.Y (con của em gái) đỗ ngành Kế Toán, Đại học Vinh nhưng Y. không theo học. Em cùng gia đình chấp nhận bỏ hơn 45.000 USD để sang Mỹ làm nail.

 Với học sinh học lực tốt, khi đứng trước chọn lựa từ bỏ đại học để đi XKLĐ, các em nên cân nhắc về những rủi ro, đánh đổi.


Theo chỉ dẫn của người môi giới, Y. có visa sang Canada đi theo diện chủ doanh nghiệp bên kia bảo lãnh, phí là 20.000 USD. Sau 2 tháng làm việc nông nghiệp trong trang trại ở Canada, được “cò” thông báo, gia đình Y. chồng hết số tiền còn lại để sắp xếp cho em vượt biên từ Canada sang Mỹ bằng đường sông.

Tuy nhiên, từ khi Y. thông báo với người nhà "đang chuẩn bị lên thuyền để đi sang Mỹ", gia đình đã mất liên lạc với em. Sau 2 ngày ngóng chờ tin con, gia đình nhận về tin dữ Y. đã mất do sẩy thuyền đuối nước.

“Chúng tôi không biết cháu mất do bất cẩn hay bị sát hại. Gia đình liên hệ với chủ doanh ở Canada và nhận được câu trả lời là Y. tự ý bỏ việc, di chuyển sang địa phận khác nên không chịu trách nhiệm. “Cò” cũng phủi tay, chỉ hoàn trả 2.000 USD để gia đình đưa thi thể Y. về Việt Nam. Do vượt biên trái phép nên gia đình cũng không thể nhờ pháp luật của hai nước can thiệp”, cán bộ thôn này nói.

Cho con đi du học nghề, gia đình phải bán đất trả nợ

Thầy Nguyễn Tuấn D. - giáo viên một trường THPT huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh, cũng thừa nhận không phải tất cả học sinh giỏi từ chối vào đại học, đi XKLĐ đều trở nên giàu có, nhận "quả ngọt" nhanh chóng. Trong đó, có nhiều trường hợp bị trục xuất về nước khi làm việc trái pháp luật ở nước ngoài.

 

Học bạ của một học sinh xuất sắc. Em đã từ chối cánh cửa ĐH để đi Hàn Quốc. (Ảnh: Thầy D. cung cấp)


Em Hồ Văn V. (SN 2003, trú ở huyện Thạch Hà) là một học sinh xuất sắc, từng giành nhiều giải HSG cấp tỉnh môn Hóa học. Điểm xét tuyển vào đại học khối A00 của em V. đạt 27,25. Tuy nhiên như nhiều học sinh khác ở mảnh đất này, V. chọn đi du học nghề ở Hàn Quốc.

Gia đình nam sinh bỏ ra 500 triệu đồng gồm các thủ tục giấy tờ và tiền cọc để V. có visa diện du học nghề ở Hàn Quốc trong 5 năm. Ngoài ra, khi sang nước này, V. đã đóng thêm 100 triệu đồng học phí cho năm đầu.

Với lý do đi học kín lịch, không có nhiều thời để làm thêm trong khi chi phí trang trải cuộc sống đắt đỏ nên chỉ mới 5 tháng V. đã bỏ học. Em trốn ra ngoài tìm việc và trở thành lao động bất hợp pháp.

Mới làm việc được 2 tháng, một lần, V. cùng với 30 người được chủ chở đi làm về thì bị chính quyền sở tại bắt. Nam sinh này bị trục xuất về nước.

“Làm giàu, đổi đời chưa thấy, 7 tháng ở Hàn Quốc, kiếm chưa đủ trả tiền vay đi du học nghề. V. đã bị trục xuất về nước, mang một theo đống nợ. Tự ti, mặc cảm và để tránh những lời dèm pha, em nhốt mình trong nhà nhiều tháng liền. Để giảm áp lực cho con, bố mẹ V. phải bán đất trả nợ” thầy D. nói.

Cũng theo thầy D., nhiều em chia sẻ cuộc sống ở xứ người không phải “màu hồng”. Có em bán sức lao động, làm quần quật 10- 12 tiếng/ngày, bị chủ ngược đãi ,quỵt lương, bị kì thị, khi đau ốm, bệnh tật không có người thân chăm sóc…

"Đi XKLĐ nhiều em may mắn kiếm được số tiền lớn nhưng đánh đổi thời gian, cơ hội bổ sung kiến thức, phát triển tư duy ở giảng đường đại học. Khi về quê tính kế lâu dài, các em khó tìm được việc được làm phù hợp.

Với các bạn học giỏi, xuất sắc, khi đứng trước chọn lựa từ bỏ đại học để đi XKLĐ, du học nghề, các em nên cân nhắc. Con đường này cho chúng ta thu nhập lớn, nhanh chóng nhưng cũng nhiều rủi ro. Theo tôi, các em học tốt, cầu tiến sau khi tốt nghiệp đại học sẽ không khó khăn để tìm việc, thậm chí có thể sở hữu một công việc có thu nhập tốt”, thầy D. nói thêm.

Đậu Tình

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

Đang cập nhật dữ liệu !