Bí ẩn về “siêu xe tăng” khổng lồ do Phát xít Đức chế tạo

Vào thời điểm “siêu xe tăng” Maus của Đức được thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 1944, Phát xít Đức gần như đã thua trận, và việc quân Đồng minh tiến vào lãnh thổ nước Đức giờ đây chỉ là vấn đề thời gian.

Thế nhưng, Phát xít Đức vẫn tiếp tục nghiên cứu, chế tạo các loại “vũ khí thần kỳ” và tuyên truyền liên tục về chúng. Các sĩ quan Đức tin rằng nước này sẽ cho ra mắt được một loại khí tài đủ mạnh để buộc Anh và Đức phải ngồi vào bàn đàm phán ngừng bắn.

Bí ẩn về “siêu xe tăng” khổng lồ do Phát xít Đức chế tạo - ảnh 1

Mô hình "siêu xe tăng" Maus do Phát xít Đức chế tạo.

Xe tăng Panzerkampfwagen VIII Maus là một trong số các loại “vũ khí thần kỳ” trên. Nó có kích thước rất lớn và là loại xe tăng nặng nhất từ trước tới nay với 180 tấn,  gấp ba lần xe tăng M-1 Abrams hiện đại của Mỹ.

Xe tăng Maus không hề có cơ hội được sử dụng trên chiến trường. Hồng quân Liên Xô đã chiếm được trung tâm thử nghiệm vũ khí Kummersdorf, phía Nam thủ đô Berlin vào ngày 21/04/1945 và tịch thu được hai mẫu thử xe tăng của Đức. Ba tuần sau đó, Phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện.

Nhà sử học Waldemar Trojca đã viết: “Đã có rất nhiều xe tăng bị phá hủy được tìm thấy. Không rõ chúng bị phá hoại trong trận chiến hay do quân Đức cố tình gài mìn kích nổ”.

Các thông số của xe tăng Maus cho đến nay vẫn khiến nhiều người phải kinh ngạc. Phần mũi của xe tăng có lớp thiết giáp dày 200mm, tháp pháo dày 220mm và hai bên xe tăng có lớp giáp dày 180mm. Để tiện so sánh, xe tăng hạng nặng khét tiếng Tiger I của Đức chỉ có lớp giáp dày 100mm. Có thể nói rằng Maus là một lô cốt di dộng. Pháo của xe tăng cũng lớn hơn bất kỳ loại xe tăng nào khác, khi nòng pháo có kích cỡ 15cm.

Thiết kế của xe tăng Maus đi ngược lại với xu hướng phát triển quân sự của thời đại, khi xe tăng dùng tốc độ và các loại pháo lợi hại để xuyên thủng phòng tuyến của đối phương. Với những thông số như trên, Maus hoàn toàn phụ thuộc vào khẩu pháo hạng nặng của mình để mở đường cho bộ binh.

Ý tưởng xe tăng Maus được nhà thiết kế xe hơi Ferdinand Porsche và Bộ trưởng Bộ Hậu cần Albert Speer trình bày trước trùm phát xít Adolf Hitler vào tháng 6/1942, và Đức muốn sản xuất 152 chiếc. Tuy nhiên, khi cuộc chiến đi được nửa chặng đường, thép và hợp kim ngày càng trở nên khan hiếm.

Không chỉ có vậy, động cơ xe tăng cũng gặp vấn đề kỹ thuật. Ông Porsche đã phải thay đổi thiết kế nhiều lần và cuối cùng chọn ra được động cơ diesel MB 517 Mercedes-Benz, tuy nhiên ngay trong lần thử đầu tiên, xe tăng đã bị chết máy.

Dù vậy, nhà sử học Trojca cho biết các tổ lái xe tăng Đức nhận xét rằng Maus rất dễ vận hành và có thể sẽ chứng tỏ sức mạnh của mình trên chiến trường. Tuy nhiên đến năm 1944, khái niệm siêu xe tăng hạng nặng đã trở nên lỗi thời và các loại xe tăng có khả năng xoay trở cao cùng sức công phá lớn đã xuất hiện.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.

Anh Tuấn (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !