Bệnh nhân số 22 tái nhiễm: Bác sĩ có lý giải bất ngờ

Theo đó, bệnh nhân số 22 dương tính lại sau khi điều trị khỏi Covid-19 và ra sân bay trở về nước. Các địa phương nhanh chóng lập danh sách người tiếp xúc với bệnh nhân này.

Hai bệnh nhân người Anh rời Đà Nẵng trở về Anh có một bệnh nhân dương tính lại.

Đây là bệnh nhân người Anh đã đến Việt Nam du lịch đi cùng chuyến bay với bệnh nhân số 17. Sau khi phát hiện bệnh nhân số 17, Bộ Y tế đã ra thông báo tìm hành khách trên chuyến bay VN 0054 từ Anh về cùng với bệnh nhân này.

Sau đó, Sở Y tế Đà Nẵng rà soát và tìm được bệnh nhân số 22 cho kết quả xét nghiệm bệnh nhân dương tính với Covid-19 nên đưa vào điều trị tại BV Đà Nẵng.

Trong quá trình điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng, bệnh nhân có mạch, nhiệt, huyết áp ổn định, không sốt, không ho, không khó thở, ăn uống bình thường, tinh thần ổn định. 

Kết quả X-Quang phổi bình thường vào các ngày 08/3 và 12/3; các xét nghiệm chức năng gan, thận bình thường. Bệnh nhân được xét nghiệm 03 lần vào các ngày 19/3; 23/3; 25/3 và 03 lần đều cho kết quả âm tính với vi rút Sars-CoV-2.

Sau khi ra viện bệnh nhân được cách ly tại khách sạn 14 ngày và khi đủ điều kiện bệnh nhân được ra máy bay đi về TP.HCM để quá cảnh trở về Anh.

Tuy nhiên, tại sân bay Tân Sơn Nhất, bệnh nhân này được lấy mẫu xét nghiệm thì bất ngờ xét nghiệm lại cho kết quả dương tính với Covid-19.

Trao đổi với phóng viên Vietnamnet, bác sĩ Trương Hữu Khanh – trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 Tp.HCM, cho biết đây là một trường hợp đặc biệt nhưng không phải là bệnh nhân đã tái nhiễm Covid-19 hay virus tái hoạt động lại như mọi người vẫn hiểu. Bác sĩ Khanh cho trưởng hợp này cần có nghiên cứu thêm nhưng chỉ 1 bệnh nhân nên chưa thể phân tích được điều gì.

Bác sĩ Khanh cũng cho biết ở bệnh nhân này có thể có hai trường hợp xảy ra:

Thứ nhất, bệnh nhân đã chữa khỏi Covid-19 và trở thành người lành mang trùng. Tỷ lệ này vẫn có trong các bệnh truyền nhiễm còn lý giải vì sao có người khỏi hoàn toàn, người trở thành người lành mang trùng cần chờ đợi thêm nghiên cứu.

Ngoài ra, với những bệnh nhân đã khỏi trở thành người lành mang trùng thì họ vẫn có khả năng lây nhiễm cho cộng đồng tùy vào mật độ virus trong cơ thể của bệnh nhân. Với những bệnh nhân này họ vẫn có thể lây cho những người xung quanh nếu tiếp xúc gần mà không có biện pháp bảo hộ phòng dịch.

Những trường hợp bệnh nhân đã khỏi và ra viện trước đó, bác sĩ Khanh cho rằng người dân cũng không nên kỳ thị họ vì tỷ lệ người lành mang trùng này rất nhỏ. Chỉ cần thực hiện tốt phòng dịch cá nhân là giảm nguy cơ nhiễm bệnh.

Thứ hai, bác sĩ Khanh cho biết có thể do kỹ thuật xét nghiệm. Có những kỹ thuật xét nghiệm chỉ 10 con virus đã có dương tính nhưng có xét nghiệm cả trăm con virus mới có kết quả dương tính.

Với bệnh nhân này, bác sĩ Khanh cho biết còn dựa vào kỹ thuật test kiểm tra. Nếu là test nhanh có độ nhạy khoảng 65 – 80%, có thể lấy nhiều mẫu trong thời gian ngắn và cho kết quả chỉ khoảng 10 phút.  

Còn test PCR là phải ngoáy sâu vào đáy mũi họng và dùng kỹ thuật phân tử để phóng đại, nhân lên nhiều lần, để tìm ra vật chất di truyền đặc hiệu là ARN của virus gây bệnh. Có mặt của con virus là có nhiều khả năng bị bệnh có triệu chứng nhẹ hoặc nặng.

Nói về khả năng tái nhiễm, bác sĩ Khanh nhấn mạnh khi mắc bệnh cấp tính nào đó thì cơ thể sẽ sinh ra kháng thể IgM rất nhanh. Suốt quá trình này đủ khả năng có tác nhân xâm nhập sẽ bắt lại ngay. Nên trong tất cả các virus về hô hấp thì những người bệnh đã có miễn dịch với con virus này rồi thì không có khả năng mắc lại virus đó trong một đợt dịch đó.

Hiện nay, bác sĩ Khanh nhấn mạnh cách tốt nhất của mỗi người là thay vì hoang mang, lo lắng nên tự phòng dịch giữ nguyên tắc 3 chìa khóa phòng bệnh đó là đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, giữ khoảng cách từ 2 mét trở lên.

P. Thúy

Hy hữu ở Việt Nam: 40 năm mang cơ quan sinh dục cả nam và nữ

Người bệnh có hình thể là nữ, có buồng trứng, có âm vật và tinh hoàn ẩn ở vùng bẹn trái. Sau gần 40 năm không can thiệp, bệnh nhân bất ngờ phát hiện bị ung thư tinh hoàn.

Số ca mắc ung thư ở Việt Nam tăng, chuyên gia chỉ 5 lý do

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau bệnh tim mạch. Mỗi năm, thế giới có khoảng 19 triệu người mắc ung thư, trong đó Việt Nam là 182.000 ca.

Lý do măng cụt được ví là 'nữ hoàng' trái cây

Không chỉ là loại trái cây ngon, măng cụt còn là một dược liệu quý giá trong phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Liệt tứ chi, cuộc sống phụ thuộc vào máy thở vì thuốc lá

Khói thuốc lá là thủ phạm gây ra nhiều bệnh lý từ ung thư tới tim mạch, hô hấp. Hút thuốc lá gây nghiện rất khó cai.

Đau đầu nhiều năm, phát hiện khối u ở não to hơn quả trứng vịt

Người phụ nữ ở TP.HCM mang khối u ở màng não to hơn quả trứng vịt, có rất nhiều mạch máu nuôi.

Thuế thuốc lá thấp khiến tỷ lệ người hút thuốc cao

Nhân Ngày thế giới không thuốc lá (31-5) và Tuần lễ quốc gia không khói thuốc (diễn ra từ 25 đến 31-5), các chuyên gia lại một lần nữa nhấn mạnh, cần phải có những giải pháp tối ưu trong phòng, chống tác hại thuốc lá để bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Bốn cách được quảng cáo giúp giải độc gan nhưng có thể làm hại bạn

Theo bác sĩ, các phương pháp giải độc gan không giúp cải thiện chức năng gan, trong khi có thể dẫn tới nhiều tác dụng có hại cho cơ thể.

Người đàn ông nhập viện vì uống thuốc quên bóc vỏ

Người đàn ông 69 tuổi ở Hà Tĩnh phải nhập viện để gắp dị vật vì uống thuốc còn nguyên vỏ.

Cả nước hết sạch vắc xin 5 trong 1, Bộ Y tế nói gì?

Cả nước không còn vắc xin 5 trong 1 của Chương trình tiêm chủng mở rộng. Một số vắc xin khác chỉ còn đủ dùng trong một vài tháng tới.

Rượu vang để được trong bao lâu?

Nhiều người thắc mắc liệu rượu vang còn sót lại hay một chai rượu để đã lâu thì có thể uống được nữa không? Dấu hiệu nào cho thấy rượu đã bị hỏng, uống vào có ảnh hưởng sức khỏe?

Đang cập nhật dữ liệu !