Với trường hợp của chị Nga, chi phí điều trị một ngày từ 3 - 4 triệu đồng, bác sĩ Hải cho biết bệnh viện sẽ cố gắng điều trị cho chị hai tuần nữa rồi sẽ chuyển chị về bệnh viện tỉnh.
Chị Dương được các bác sĩ, điều dưỡng tại Bệnh viện Đại học Y chăm sóc tận tình.
Cả đời bươn chải không đủ một tuần nằm viện
Chị Dương Thị Nga - 36 tuổi, (Lũng Hòa, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) bị tai nạn giao thông khi đang đi làm về. Chị là trụ cột của gia đình có 4 thành viên trong đó người chồng bị bệnh viêm gan B phải dùng thuốc điều trị thường niên. Ngoài cấy cày 6,7 sào ruộng, chị còn chạy chợ. Ngày 21/1, trong một chuyến đi chợ về, chị gặp tai nạn giao thông khiến não bị tổn thương nghiêm trọng.
Từ đó đến nay, chị Nga nằm cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức rồi chuyển về Bệnh viện Đại học y Hà Nội.
Chúng tôi gặp anh Hùng - chồng chị Nga khi anh vừa đi ăn trưa ngoài hàng cơm bụi về. Ngồi ủ rũ ngoài ghế đá bệnh viện trước cái rét thấu xương, nét mặt anh Hùng mệt mỏi vì bệnh viêm gan và lo lắng cho khoản tiền viện phí sắp tới.
Anh Hùng là người chồng, người cha, là chỗ dựa cho vợ con. Nhưng 8 năm trước anh phát hiện mình bị viêm gan B. Bệnh này khiến anh luôn mệt mỏi, da dẻ vàng vọt, xanh xao, không lao động được nhiều. Anh Hùng tâm sự hoàn cảnh gia đình khó khăn, địa phương đang phát triển nông thôn mới nên anh không được xếp vào hộ nghèo.
Hàng ngày, dù phải điều trị bệnh viêm gan bằng thuốc nam nhưng gia đình anh chưa bao giờ biết đến bảo hiểm y tế. Khi tai nạn xảy ra với vợ, anh như bơ vơ giữa bệnh viện vì khoản tiền viện phí quá lớn. Cho đến lúc này, ở Bệnh viện Việt Đức 4 ngày chi phí là 40 triệu đồng. Vợ đang hôn mê nằm đó, anh Hùng phải đi đi lại lại giữa Hà Nội và Vĩnh Phúc lo tiền viện phí cho vợ.
Chỉ nghĩ đến số tiền viện phí đóng tiếp tại đây, anh Hùng lo lắng không nguôi. Nhiều người hỏi sao anh không mua bảo hiểm y tế, anh Hùng thừa nhận không có tiền và cũng nghĩ mình chưa dùng đến. Bao nhiêu năm bươn chải kiếm ăn nhưng anh chị không có nổi 5 triệu đồng tiền dư.
Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Hoàng Bùi Hải - Trưởng khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tâm sự, bệnh nhân Dương Thị Nga là bệnh nhân khá đặc biệt đối với khoa Cấp cứu của viện.
Kể từ ngày anh nhận được cuộc điện thoại lúc nửa đêm của một bác sĩ hay đi thiện nguyện, anh coi như mình có duyên với bệnh nhân này. Hôm đó, bác sĩ nữ kia đến một ngôi chùa ở Vĩnh Phúc. Chị thấy mẹ của bệnh nhân Nga đang khóc vật vã cầu xin sư thầy giúp chị Nga. Hoàn cảnh gia đình chị Nga khó khăn lại gặp tai nạn, người thân cũng không có điều kiện nên chỉ còn biết cầu khấn trời phật. Chị lại hỏi thì mới biết chị Nga bị tai nạn nặng lắm và không có tiền đi bệnh viện.
Chứng kiến cảnh tượng đó, chị đã liên hệ với bác sĩ Hải nhờ anh can thiệp giúp. Nửa đêm, xe cấp cứu đến tận nhà anh Hải đón anh cùng lên Bệnh viện Việt Đức để "giúp" bệnh nhân có thể được mổ nhanh nhất.
Bác sĩ Hải kể chị Nga bị dập não, phù não nên cần mổ mở sọ để giảm áp sọ. Các bác sĩ bên bệnh viện Việt Đức đã làm phẫu thuật thành công. Nhưng bệnh nhân được chỉ định đưa về tuyến dưới điều trị. Bác sĩ Hải nghĩ đã giúp bệnh nhân thì giúp cho trọn. Anh đã nhận bệnh nhân về khoa của mình để điều trị.
Một tuần nằm tại Bệnh viện Đại học Y, gia đình không có tiền đóng viện phí nên bác sĩ phải đứng ra "bảo lãnh" cho bệnh nhân.
Với trường hợp của chị Nga chi phí điều trị một ngày từ 3 - 4 triệu đồng, bác sĩ Hải cho biết bệnh viện sẽ cố gắng điều trị cho chị hai tuần nữa rồi sẽ chuyển chị về bệnh viện tỉnh. Chi phí điều trị bệnh viện cố gắng hỗ trợ một phần. Rất may, sức khỏe chị đang tiến triển tốt.
Khốn khổ khi bệnh nhân trốn viện
Chia sẻ về những bệnh nhân gặp hoàn cảnh khó khăn, bác sĩ Hải cho biết có rất nhiều trường hợp như chị Nga. Mấy tháng trước, một cháu bé người dân tộc ở Lai Châu bị ngã cây, dập lá gan. Sau khi xuống Bệnh viện Đại học Y cấp cứu, các bác sĩ chuyển cháu lên Bệnh viện Việt Đức điều trị bảo tồn gan. Do điều kiện cháu bé quá khó khăn nên gia đình cũng không có tiền đóng viện phí. Theo quy định của bệnh viện, khoa phải có trách nhiệm với từng bệnh nhân cả về chuyên môn cũng như tài chính.
Lúc ấy, khoa chuẩn bị tinh thận chấp nhận bị "bắt đền" thì gia đình bệnh nhân quay lại viện đóng tiền viện phí. Tuy nhiên, bác sĩ Hải kể có những bệnh nhân họ không quay lại. Khoa đề xuất với bệnh viện xem xét chia 50:50 khoa một nửa, viện một nửa. Có những lúc khoa phải chịu hoàn toàn và các bác sĩ tự góp tiền "đền" cho bệnh nhân.
Có câu chuyện bệnh nhân mượn xe lăn về rồi quên không trả bệnh viện, bác sĩ lại phải mua chiếc xe lăn khác đền cho bệnh viện.
Bệnh nhân vào viện mỗi người một hoàn cảnh khác nhau nhưng có bệnh nhân họ nghèo thực sự và không đủ tiền để chi trả tiền viện phí. Đứng trước hoàn cảnh đó, bệnh viện không thể coi không có tiền thì không chữa, bác sĩ không có lựa chọn "ông nghèo tôi không chữa cho ông", Vì thế nhiều bệnh nhân cũng ỉ lại, chây ì bỏ mặc cho bệnh viện.
Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.
Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.
Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.
Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.
Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.
Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.
Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.
Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.
Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.