Belarus định "âm thầm" giữ hàng nghìn đầu đạn hạt nhân Liên Xô để làm gì?

Sau khi Liên Xô giải thể, Belarus đã sở hữu hàng nghìn đầu đạn hạt nhân và kỳ vọng đây sẽ là "vốn" để Belarus "nói chuyện" với "anh lớn" Nga và Mỹ. Nhưng sự thật lại không như vậy, những vũ khí hạt nhân này lại có số phận "bi thảm".

Theo hãng thông tấn Spunik Nga, cựu Chủ tịch Quốc hội Belarus Stanislav Shushkevich mới đây cho biết, khi Liên Xô tan rã, Belarus thực sự sở hữu vũ khí hạt nhân có thể tùy thời tiêu diệt bất cứ quốc gia châu Âu nào. Nếu Belarus không trả lại tất cả vũ khí hạt nhân (nợ nước ngoài) cho Nga thì Belarus sẽ trở thành cường quốc hạt nhân lớn thứ tư trên thế giới. Với hơn 1.000 đầu đạn hạt nhân và 81 tên lửa liên lục địa Topol được giữ lại, Belarus đủ sức phá hủy châu Âu.

Belarus đã từng sở hữu hàng nghìn đầu đạn hạt nhân và nhiều tên lửa liên lục địa có thể tiêu diệt bất cứ quốc gia châu Âu nào. Nguồn: Sohu.

Tương tự Belarus, nếu như Ukraine không phá hủy 1.300 đầu đạn hạt nhân sau khi Liên Xô tan rã, thì nước này không chỉ trở thành cường quốc hạt nhân thứ 3 trên thế giới, mà còn không rơi vào tình trạng hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế, trước khi ký kết Hiệp ước Belovezh năm 1991 (Hiệp ước về việc giải thể Liên Xô và thành lập SNG), cả Ukraine và Belarus đều đã đồng ý hủy bỏ vũ khí hạt nhân vô điều kiện.

Trong bối cảnh khi đó, Liên Xô đã để lại vũ khí hạt nhân cho Belarus, nhưng với với nền kinh tế gần như “cạn kiệt” và là “hàng xóm” của “anh lớn” Nga, Belarus không thể một mặt duy trì đe dọa hạt nhân, mặt khác lại yêu cầu Nga hỗ trợ Belarus duy trì và bảo đảm những vũ khí hạt nhân này luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Ông Shushkevich cũng cho biết, nhiều người đã chỉ trích việc Belarus khi đó từ bỏ vũ khí hạt nhân là hành động “ngu xuẩn”. Tuy nhiên, thực tế là Belarus đã phản đối Nga thì làm sao có thể giữ lại vũ khí hạt nhân? Những người lãnh đạo tối cao của Belarus từ năm 1991-1994 đã chỉ trích ông Shushkevich “nhu nhược” khi không cố gắng giữ lại vũ khí hạt nhân. Tổng thống Belarus hiện nay ông Lukashenko vẫn luôn cho rằng: Thật là sai lầm khi Belarus từ bỏ vũ khí hạt nhân. Nếu bây giờ Belarus có vũ khí như vậy, các quốc gia khác sẽ nói chuyện với Belarus theo cách khác, sẽ không dám “tùy tiện chỉ tay” vào Belarus.

Chính phủ Belarus từng có ý định "âm thầm" giữ lại những vũ khí hạt nhân chiến lược của Liên Xô. Nguồn: Sohu.

Ông Shushkevich cũng tiết lộ, vào thời điểm khi Liên Xô tan rã, Chính phủ Belarus khi đó đã có ý định “âm thầm” giữ lại những vũ khí hạt nhân chiến lược và chỉ hủy bỏ một số loại vũ khí có khả năng răn đe thấp để có thể làm đối trọng với Nga và Mỹ. Tuy nhiên, đây là một ý tưởng “hoang đường” và do nợ của Nga và Hiệp ước Belovezh cũng như việc Mỹ không khi nào dừng giám sát, nên Belarus cùng Ukraine phải phá hủy vũ khí hạt nhân của mình theo các Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân.

Ý tưởng này là tốt, nhưng không thực tế. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga trở thành “hàng xóm” của Belarus, trong tình hình này, dù cho quan hệ 2 nước tốt đến thế nào thì Nga cũng không muốn một quốc gia láng giềng chỉ vài nghìn người lại sở hữu đầu đạn hạt nhân. Ngoài ra, những vũ khí hạt nhân này được triển khai ở Belarus và Ukraine, nhưng hầu hết các công nghệ và linh kiện đều đến từ Nga.

Ngay cả khi Belarus và Ukraine đủ kinh phí duy trì vũ khí hạt nhân thì 2 quốc gia này cũng không thể làm “hài lòng” Nga để Nga giúp duy trì khả năng răn đe hạt nhân. Nói tóm lại, cả Belarus và Ukraine đều thực sự muốn giữ lại vũ khí hạt nhân cho mình, nhưng điều kiện không cho phép, đặc biệt là dưới sự “đe dọa” của Nga, 2 quốc gia này buộc phải từ bỏ số vũ khí này, đây là điều “bất đắc dĩ”.

Đức Trí (lược dịch)
Từ khóa: Nga Belarus Liên Xô Mỹ Ukraine hạt nhân tên lửa liên lục địa châu Âu

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !