Bế tắc ở đâu khiến Trung - Ấn không thể hóa giải căng thẳng biên giới?

Bất đồng về việc rút quân khỏi vị trí chiến lược nằm trên dãy Himalaya khiến căng thẳng biên giới Trung - Ấn chưa được hóa giải. 

Các tướng chỉ huy quân đội Trung - Ấn đang bế tắc trong việc đưa ra phương án tốt nhất để hai bên rút quân khỏi một vị trí chiến lược nằm trên dãy Himalaya. Nếu không thể giải quyết được bế tắc, căng thẳng tranh chấp biên giới giữa Trung - Ấn có thể sẽ bùng phát vào mùa đông năm nay.

Bloomberg dẫn lời một nguồn tin giấu tên thân thuộc với quá trình đàm phán của quân đội Trung - Ấn, cho hay vào tuần trước, Trung Quốc nhấn mạnh Ấn Độ cần phải rút  hàng ngàn quân dự bị và vũ khí điều động tới vùng biên giới mà hai nước đang xảy ra tranh chấp từ năm ngoái bao gồm đồng bằng Depsang nằm trên độ cao lớn. 

{keywords}
Bế tắc trong kế hoạch rút quân và vũ khí khiến Trung - Ấn không thể hóa giải căng thẳng biên giới. (Ảnh: Bloomberg)

Tuy nhiên, hôm 10/10, trong vòng đàm phán thứ 13 nhằm hạ nhiệt căng thẳng biên giới, Ấn Độ đã từ chối lời đề nghị từ phía Trung Quốc khi xem đây sẽ là động thái chứng minh New Delhi phải nhượng bộ. Kể từ đầu năm nay, quân đội Trung - Ấn cũng đã đồng thuật rút quân khỏi một số vị trí khỏi biên giới tranh chấp.

Đồng bằng Depsang bị chia cắt bởi Đường Kiểm soát thực tế (LAC) trên dãy Himalaya, nơi được xem là biên giới chia cắt lãnh thổ Trung - Ấn mà quân đội hai nước từng cùng tiến hành tuần tra.

Trong năm 2020, Trung Quốc đã đưa binh sĩ tới các địa điểm chủ chốt ở đồng bằng Depsang và từ chối để Ấn Độ tiếp cận khu đất rộng 300 km2, theo nguồn tin từ phía Trung Quốc.

Ấn Độ muốn di chuyển tất cả binh sĩ khỏi những địa điểm tranh chấp chủ quyền chủ chốt nằm dọc biên giới nước này với Trung Quốc, nhưng không phải tất cả binh sĩ được rút lui sẽ trở về căn cứ ban đầu. Nguyên nhân là do Ấn Độ sẽ gặp khó trong việc điều quân trở lại vùng biên nếu không may xảy ra xung đột, bởi mỗi binh sĩ cần tới 3 tháng để làm quen với địa hình và môi trường khí hậu. Trái lại, các binh sĩ Trung Quốc sau khi rút khỏi biên giới sát Ấn Độ có thể trở về những căn cứ nằm ở độ cao lớn trên cao nguyên Tây Tạng. Điều đó đồng nghĩa binh sĩ Trung Quốc sẽ không phải học lại cách thích nghi với môi trường. 

Sau vòng đàm phán thứ 13, Lục quân Ấn Độ và Bộ Quốc phòng Ấn Độ không đưa ra bất cứ bình luận nào về chi tiết nội dung được đưa ra họp bàn. Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian đã đưa ra tuyên bố hồi tuần trước thông qua bài phát biểu của Đại tá Long Shaohua, phát ngôn viên Chiến khu Tây Bộ thuộc quân đội Trung Quốc.

Ông Long cho hay, phía Trung Quốc đã “có những nỗ lực to lớn” nhằm hạ nhiệt căng thẳng thông qua các cuộc đối thoại giữa quan chức quân sự hai nước trong cuộc họp ở vùng biên giới Chushul – Moldo thuộc bang Ladakh.

“Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn nhất quyết đưa ra những đề nghị phi thực tế và vô lý, càng làm khó khăn thêm cho quá trình đàm phán”, ông Long nhấn mạnh.

Ngoài ra, Bắc Kinh còn bày tỏ mối quan ngại trước việc Phó Tổng thống Ấn Độ M. Venkaiah Naidu có chuyến thăm tới bang Arunachal Pradesh nằm giáp biên giới với Tây Tạng vào đúng ngày diễn ra vòng đàm phán thứ 13. Tờ China Daily nhận định, động thái này bị xem là “khiêu khích”.

“Trong bối cảnh niềm tin song phương đang ở mức thấp giữa hai nước, Bắc Kinh có đủ lý do để yêu cầu New Delhi dừng ngay các hành động làm phức tạp thêm vấn đề ở biên giới và gây ảnh hưởng tới quan hệ hai nước”, China Daily nhận định.

Trước thời điểm diễn ra vòng đàm phán thứ 13, Trung Quốc đã nhất trí rút quân khỏi các điểm đang xảy ra tranh chấp với Ấn Độ nằm dọc LAC dài 3.487 km, nhưng trừ khu vực cao nguyên Depsang. Nguyên nhân là do cao nguyên rộng 972 km2 có nhiều tuyến đường quan trọng dẫn tới đèo Karakoram, nơi nối khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc với các khu vực của Pakistan.

Bà Yun Sun, nhà nghiên cứu cấp cao kiêm Giám đốc Chương trình Trung Quốc tại Trung tâm Stimson ở Washington, cho rằng hoạt động triển khai tăng cường quân và vũ khí bên phía Ấn Độ còn tạo ra mối đe dọa đối với con đường cao tốc của Trung Quốc nằm ở đường biên giới nối Tây Tạng và Tân Cương.

“Mùa đông năm nay có thể trôi qua một cách bình thường vì đây không phải là khoảng thời gian để xung đột bùng phát. Nhưng theo tôi, chưa có bất đồng nào giữa hai bên được giải quyết thông qua đàm phán hay bằng vũ lực trong tương lai gần”, bà Sun nói.

Dù binh sĩ Trung - Ấn thường xuyên mặt đối mặt ở đồng bằng Depsang, nhưng trong những năm gần đây, những hành động hung hăng lại gia tăng đáng kể tại nhiều địa điểm nằm dọc đường biên giới giữa hai nước. Căng thẳng biên giới Trung - Ấn lên tới đỉnh điểm sau vụ xung đột đẫm máu ở thung lũng Galwan vào tháng 6/2020 khiến 20 binh sĩ Ấn Độ và 4 lính Trung Quốc thiệt mạng.

Sau đụng độ, Ấn Độ điều thêm ít nhất 50.000 lính tăng cường tới biên giới giáp Trung Quốc. Đây là động thái mang tính lịch sử thể hiện kế hoạch sẵn sàng tấn công quân sự của chính phủ New Delhi. Cụ thể, khoảng 20.000 binh sĩ được điều động tới các khu vực nằm dọc đồng bằng Depsang và những vị trí khác nằm ở phía bắc, còn 20.000 lính được lệnh tới phía đông ở bang Arunachal Pradesh và phần còn lại đóng quân gần Bhutan. Hiện Bhutan và Trung Quốc cũng đang xảy ra tranh chấp chủ quyền biên giới.

Sau vòng đàm phán thứ 12 nhằm hạ nhiệt căng thẳng hồi tháng Tám, New Delhi và Bắc Kinh đã cùng đưa ra một tuyên bố chung hiếm hoi khẳng định hai bên đã có cuộc gặp mang tính chất xây dựng.

Vào thời điểm đó, giới chức Ấn Độ cho hay một vùng phi quân sự sẽ được thiết lập sau khi hai bên rút quân và pháo binh. Ngoài ra, vùng phi quân sự sẽ sẽ không được quân đội Trung Quốc hay Ấn Độ tuần tra để tránh xảy ra va chạm.

Số liệu được Trung tâm Chiến lược và Phân tích Trung Quốc tại New Delhi cho thấy cũng vào khoảng thời gian trên, Trung Quốc đã đẩy mạnh tiến hành các cuộc tập trận quân sự ở Quân khu Tây Tạng lên khoảng 70%. Cụ thể, tính tới tháng Sáu năm nay, Trung Quốc đã tổ chức 53 cuộc diễn tâp quân sự ở khu vực này.

Điều này cho thấy quân đội Trung Quốc hiện “sẵn sàng kích hoạt hành động quân sự ở các khu vực khác nằm dọc LAC”, ông Jayadeva Ranade, người đứng đầu Trung tâm Chiến lược và Phân tích Trung Quốc nhấn mạnh.

“Tôi cho rằng, Trung Quốc hiện không có ý định rút quân”, ông Ranade kết luận.

Video: Lính Trung Quốc tuần tra trên khu vực cao hơn 6.000 m so với mực nước biển nằm dọc biên giới phía tây nam giáp với Ấn Độ, Nepal và Bhutan

Trung Quốc khoe 'cơ bắp' trước Ấn Độ gần vùng biên giới tranh chấp

Trung Quốc khoe 'cơ bắp' trước Ấn Độ gần vùng biên giới tranh chấp

Lực lượng quân sự Trung Quốc phụ trách giám sát an ninh gần biên giới tranh chấp với Ấn Độ liên tiếp cho tiến hành tập trận và thử nghiệm vũ khí mới. 

Minh Thu (lược dịch)

Hành khách mở cửa máy bay Hàn Quốc trên không vì ‘ngột ngạt’

Theo cơ quan cảnh sát Hàn Quốc, lý do hành khách nam mở cửa thoát hiểm máy bay Asiana Airlines giữa lúc hạ cánh hôm 26/5 vì “cảm thấy ngột ngạt và muốn xuống nhanh”.

Túi đầy tiền, tỷ phú ChatGPT vẫn thích di chuyển bằng taxi loại rẻ

Sam Altman, tỷ phú đồng sáng lập OpenAI - công ty phát triển ChatGPT, không sử dụng taxi UberBlack mà thích dùng taxi loại rẻ hơn là UberX vì nó tiết kiệm chi phí hơn.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ lên tiếng về việc nâng trần nợ công

Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy cho biết, Mỹ đang tiến gần đến một thỏa thuận để tránh tình trạng vỡ nợ.

Bầu cử Tổng thống ở Thổ Nhĩ Kỳ bước vào vòng hai

Hôm nay (28/5), vòng bầu cử Tổng thống thứ hai ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được tổ chức, với hai ứng viên là đương kim Tổng thống Recep Tayyip Erdogan và ông Kemal Kilicdaroglu.

Siêu bão mạnh nhất thế giới 3 năm qua sắp đổ bộ Philippines

Siêu bão Mawar (tên địa phương là Betty) đã tiến vào vùng biển Philippines.

Mức độ tin tưởng của dân Nga với Tổng thống Putin tăng lên 80%

Theo kết quả một cuộc khảo sát được Trung tâm nghiên cứu dư luận toàn Nga tiến hành từ 15-21/5, mức độ tin tưởng của người dân nước này đối với Tổng thống Vladimir Putin là 80%.

Hành khách đi máy bay đối mặt án tù 20 năm vì tội buôn lậu chim vào Mỹ

Vận chuyển lậu 29 quả trứng chim tới sân bay Mỹ và bị phát hiện, nam hành khách hiện đối mặt với bản án 20 năm tù giam.

Người lạ mặt trà trộn vào đoàn hộ tống, ôm chặt Thủ tướng Đức

Cảnh sát Đức phải xấu hổ sau khi một người lạ mặt trà trộn vào đoàn hộ tống của Thủ tướng Olaf Schloz rồi dành cho nhà lãnh đạo này một cái ôm nồng nhiệt khi ông đang chuẩn bị lên máy bay tại sân bay Frankfurt.

Mỹ sẽ vỡ nợ vào 5/6 nếu không đạt thỏa thuận về trần nợ công

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 26/5 cho biết, chính phủ sẽ thiếu tiền để thanh toán các hóa đơn vào 5/6 nếu Quốc hội và Nhà Trắng không đi tới một thỏa thuận về trần nợ công.

Tổng thống Biden tuyên bố Mỹ sẽ không vỡ nợ

Tổng thống Biden và Chủ tịch Hạ viện McCarthy đã tiến gần hơn đến một thỏa thuận cắt giảm chi tiêu và nâng trần nợ công của chính phủ Mỹ.

Đang cập nhật dữ liệu !