Bất thường ở lưỡi cảnh báo bệnh

Lưỡi của người bình thường khỏe mạnh có màu hồng và được phủ bằng các nốt sần nhỏ gọi là nhú lưỡi. Khi có những biểu hiện bất thường ở lưỡi cảnh báo cho chúng ta thấy đang mắc một bệnh nào đó.

Màu sắc của lưỡi

Lưỡi có lớp phủ màu trắng: Khi lưỡi xuất hiện một lớp phủ màu trắng dày, sưng tấy... đây là dấu hiệu có thể lưỡi bị nhiễm trùng hoặc có thể là dấu hiệu của bệnh tưa miệng, nhiễm nấm Candida (hay còn gọi là nấm men). Với bệnh này, chúng ta có thể điều trị bằng thuốc diệt nấm đặc trị hoặc làm vệ sinh lưỡi thường xuyên để lưỡi trở lại trạng thái bình thường.

Lưỡi có màu sậm hoặc đen: Lưỡi có màu sậm tối hoặc đen là biểu hiện có vấn đề về sức khỏe. Có thể do lối sống, chế độ ăn uống hoặc việc sử dụng thuốc. Tác dụng phụ của thuốc bismuth (như pepto bismol - thuốc trị tiêu chảy, hoặc viêm loét dạ dày, tá tràng) làm lưỡi tạm thời chuyển sang màu đen. Lưỡi đen kèm theo hiện tượng phì đại các gai lưỡi, vị trí thương tổn thường ở phần sau của lưỡi có thể do bị ôxy hóa... Lúc này cần đi khám bệnh để tìm nguyên nhân và điều trị bệnh.

Lưỡi có màu đỏ: Khi lưỡi màu hồng đột nhiên biến thành màu đỏ có thể là dấu hiệu thiếu vitamin B3, thiếu máu hoặc thiếu acid folic và vitamin B12.

Lưỡi chuyển sang vàng: Màu vàng trên lưỡi có thể là do lưỡi nhiễm một số loại nấm hoặc vi khuẩn trong miệng. Một nguyên nhân khác có thể do dạ dày trào ngược. Đôi khi, những thay đổi màu sắc của lưỡi chỉ xuất hiện trong một khoảng nhỏ là do cơ địa. Trong trường hợp đó, một số vùng trên lưỡi có màu vàng trong khi các khu vực khác vẫn bình thường và màu hồng.

Lưỡi có màu nhợt nhạt và mịn: Khi một người bị thiếu máu do thiếu sắt, lưỡi sẽ trở nên nhợt nhạt và mịn. Đó là bởi vì khi cơ thể bạn thiếu sắt, máu không mang đủ ôxy cần thiết đến các mô (gồm cả lưỡi) để lưỡi có màu đỏ hồng.

Nếu thấy bất thường ở lưỡi cần đi khám bác sĩ để được chữa trị kịp thời. Ảnh: TM

Những bất thường trên bề mặt lưỡi

Lưỡi mọc lông: Nếu trên bề mặt lưỡi giống như có lông mọc, thì đây nguyên nhân có thể do dùng thuốc kháng sinh. Do quá trình dùng kháng sinh, lưỡi bị bội nhiễm vi khuẩn hoặc do cơ thể bị mất nước dẫn đến khô miệng, khô lưỡi và dẫn đến hiện tượng trên. Khi xuất hiện các triệu chứng này thì cần bổ sung nước đầy đủ hoặc ngừng kháng sinh và báo lại với bác sĩ về triệu chứng mình gặp phải.

Lưỡi có vết như hình bản đồ: Khi trên lưỡi có những vết như hình bản đồ, viền màu trắng, phía trong đỏ đậm hơn màu lưỡi bình thường và dần dần loang rộng ra là biểu hiện của bệnh viêm lưỡi bản đồ.

Lưỡi nóng rát: Hiện tượng nóng rát miệng và lưỡi là triệu chứng phổ biến nhất ở phụ nữ sau mãn kinh. Các nguyên nhân khác có thể do nhiễm khuẩn, miệng khô hoặc thiếu dinh dưỡng.

Lưỡi nứt: Không được xác định rõ ràng nhưng nó có thể xảy ra đồng thời với một số hội chứng nhất định như: hội chứng u hạt, hội chứng Melkerssone - Rosenthal; Down hoặc có thể là một bệnh di truyền. Nó thường kết hợp với lưỡi bản đồ và bệnh vảy nến.

Lưu ý đặc biệt với bệnh ung thư lưỡi

Triệu chứng của bệnh ung thư lưỡi rất đa dạng, tuy nhiên nó lại giống với các căn bệnh nhiệt miệng khác nên người bệnh thường chủ quan với những biểu hiện này. Khi xuất hiện vết loét không rõ nguyên nhân và rất khó lành, thì các yếu tố sau sẽ gợi ý đến bệnh ung thư lưỡi:

Đau lưỡi: Đau lưỡi là biểu hiện đầu tiên của bệnh ung thư lưỡi. Đôi khi bạn cảm thấy lưỡi mình như có dị vật hoặc xương cá cắm vào rất khó chịu mà không tìm được nguyên nhân thì đây là một dấu hiệu nổi bật của ung thư lưỡi.

Mảng bám chắc: Khi có các mảng trắng bám chắc vào bề mặt lưỡi và cạo không tróc, mảng bám ngày càng lan rộng, bạn cần cẩn thận. Vùng lưỡi chỗ này trở nên rất mỏng, yếu, dễ bị tổn thương, dễ dàng chảy máu không rõ nguyên nhân hoặc khi nhai vật cứng. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn trầm trọng thì sẽ gây đau họng cho người bệnh trong thời gian dài. Cảm giác tê lưỡi, đau tai, thay đổi giọng nói bất thường, lưỡi cứng, hôi miệng; Vết loét đáy cứng, bờ sần sùi, không đau, xuất hiện bên hông lưỡi không lành sau 2 tuần cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư lưỡi.

Lưỡi có nốt đỏ: Khi lưỡi có những nốt đỏ hay vết loét có thể là do cảm lạnh, sốt, do ăn uống nhiều loại trái cây như cam, quýt hoặc do cắn vào lưỡi. Những vết loét bình thường sẽ lành lại và biến mất trong vòng 1 tuần đến 10 ngày. Nhưng nếu nốt đỏ kéo dài gây đau đớn có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư miệng.

Bề mặt lưỡi sần sùi: Bề mặt lưỡi sần sùi và có cảm giác đau, đây có thể là dấu hiệu của lưỡi bị viêm. Nếu là những vết loét bình thường thì tình trạng này không nghiêm trọng và sẽ hết trong một vài ngày. Nhưng nếu nó chuyển sang màu đỏ hoặc màu trắng, đau và không biến mất, nó có thể là một dấu hiệu của ung thư miệng.

Ngoài ra người bệnh còn có thể nhìn thấy các khối u nhỏ gần phía cổ họng và từ khi phát bệnh thì cơ thể bị gầy sút không rõ lý do.

Nguồn: BS. Anh Tiến/Báo SK&ĐS

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Nhiều quý ông đi 'tút tát' nhan sắc, nâng ngực, độn mông

Dù không phải người nổi tiếng, nhiều quý ông cũng có nhu cầu "nâng cấp" nhan sắc gương mặt, nâng ngực, độn mông hay hút mỡ bụng, thậm chí một lần làm nhiều dịch vụ.

Ngày càng nhiều người bị đột quỵ, bác sĩ chỉ cách ăn để phòng ngừa

Ngoài một số yếu tố di truyền không thể thay đổi, đột quỵ còn do nhiều tác nhân khác như thói quen ăn uống không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc.

Hai bà cháu tử vong không rõ nguyên nhân, 4 người cùng nhà có triệu chứng lạ

Sau 4 ngày người cháu 2 tuổi bất ngờ tử vong, bà nội cũng có dấu hiệu lạ rồi qua đời. Sở Y tế Bắc Kạn đã vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Hé lộ lý do bé trai giống bố nhưng xét nghiệm ADN không phải con ruột

Nghi vợ có tình nhân, người chồng âm thầm xét nghiệm ADN cho 3 con và nhận kết quả bất ngờ về đứa con đầu lòng giống với mình nhất.

Vụ bé 5 tuổi tử vong do ngộ độc: Kế hoạch dang dở của bố mẹ dành cho con

Không khí tang thương bao trùm ngôi nhà cũ ở phường Xuân Hòa, TP Long Khánh (Đồng Nai) sau khi bé T.G.H. qua đời do ngộ độc bánh mì. Bố mẹ bé nước mắt tuôn rơi mỗi khi nhắc đến dự định mà giờ đây không thể thực hiện cho con được nữa.

Đang cập nhật dữ liệu !