Bất ngờ những gương mặt trẻ triển vọng trong làng CNTT

Những tài năng trẻ trong làng CNTT được phát triển ngay từ khi còn là học sinh trung học phổ thông nhờ chương trình học trực tuyến.

Nam sinh 12 tuổi lập kỷ lục “Công dân số trẻ nhất”

Cậu học sinh Nguyễn Anh Triết (sinh năm 2008) là học sinh lớp 6 tại Trường THCS Tân Định (Hà Nội) vừa hoàn thành Chứng chỉ 1 trong chương trình đào tạo lấy bằng đại học FPT tại FUNiX, với danh hiệu “Công dân số trẻ nhất”.

Triết là một trong nhiều sinh viên FUNiX theo đuổi ngành CNTT bài bản khi đang là học sinh, nhưng cậu bé gây ấn tượng đặc biệt vì tham gia học khi còn rất nhỏ – 10 tuổi, đang học lớp 5.

Ông Nguyễn Văn Dũng, phụ huynh của Nguyễn Anh Triết cho biết, thấy con trai có tố chất, gia đình ủng hộ đam mê và lựa chọn lập trình của Triết từ sớm.

“Tôi tìm hiểu thấy ngành này được học từ nhỏ sẽ tốt cho tư duy của cháu. Nhiều nhân vật tiêu biểu trong ngành CNTT như Bill Gates cũng lập trình từ rất sớm. Cả bố và mẹ đều ủng hộ Triết”, anh Dũng chia sẻ.

Nam sinh 12 tuổi Nguyễn Anh Triết.

Học cả hai chương trình phổ thông và đại học CNTT, việc học song song giúp Triết biết cách quản lý thời gian hiệu quả hơn. Buổi sáng Triết học chính ở trường, trưa về làm bài tập và nghỉ ngơi, chiều học thêm.

Buổi tối, em dành tất cả cho việc học lập trình với ít nhất 2-3 tiếng mỗi ngày và bất cứ khi nào có thể. Bố mẹ Triết cho biết, việc học là cả hành trình, gia đình không vội vã, chỉ động viên cậu bé ham học sắp xếp thời gian sao cho vừa sức.

“Lớp 5 Triết đạt danh hiệu học sinh xuất sắc ở trường. Việc học chính khóa vẫn là ưu tiên hàng đầu. Để học tốt ở cả hai trường, gia đình sắp xếp cho cháu học lập trình tập trung vào ba tháng hè. Học đến chứng chỉ 2, cháu còn lịch học ở trường THCS, nên cũng chỉ học túc tắc như ở chứng chỉ. Vào hè, cháu sẽ tập trung học cao độ”, ông Dũng chia sẻ dự định học của con.

Dù chỉ học túc tắc, điểm số của Triết ở các môn trong chứng chỉ 1 đều trên dưới 8.5 tính trên thang điểm 10. Em kể, có những bài tập khó, như bài Assignment (bài tập lớn) thứ tư của môn Xây dựng phần mềm đầu tiên, em đã mất khá nhiều thời gian và vất vả để tìm cách code đúng.

Hoàn thành chứng chỉ 1 (trong tổng số 8 chứng chỉ của hệ đào tạo đại học) sau hơn 7 tháng, Triết cho biết, em thấy chương trình học ngày càng kích thích mong muốn học tập về lập trình của em.

Được biết, ở FUNiX có rất nhiều học sinh học lập trình sớm, từ khi mới 13 tuổi, hoặc lứa tuổi cấp 3 học đại học sớm khá phổ biến. 

Tuy nhiên, trường hợp của Triết đã xô đổ mọi kỷ lục, vì khi gia nhập FUNiX khi mới chỉ học lớp 5.

Chàng trai vượt qua bệnh máu khó đông để học Đại học ngành CNTT

Một gương mặt trẻ đáng chú ý khác là chàng trai sinh năm 1996 quê Sóc Trăng Hứa Lâm Khang. Dù mang trong mình căn bệnh máu khó đông, còn gọi là Hemophilia  A từ nhỏ, nhưng Hứa Lâm Khang quyết tâm lấy bằng đại học ngành CNTT bằng việc học trực tuyến tại FUNiX.

Bệnh máu khó đông là chứng bệnh không thể chữa khỏi, phải tiêm thuốc đông máu liên tục để duy trì sức khỏe nên ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của Khang. Dù sức khỏe không tốt, nhưng Khang chưa bao giờ từ bỏ niềm đam mê với máy móc, công nghệ của mình. Đó cũng là lý do mà cậu quyết tâm theo đuổi ngành kỹ sư kỹ thuật phần mềm tại và chọn làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin như hiện tại.

 

Chàng trai giàu nghị lực Hứa Lâm Khang.

Qua tự học và được gia đình hướng dẫn, Khang đã quen với máy vi tính, công nghệ và có thể tự kiếm sống bằng MMO (Make money online). Cậu chuyên về chạy quảng cáo cho web và thiết kế giao diện web với thu nhập 10 – 15 triệu đồng/tháng. 

“Não mình đơn nhiệm đơn luồng, nhưng đôi khi vẫn ép xung chạy đa luồng để kiếm được các đầu việc”, Khang hài hước nói về mình.

Lựa chọn học Software engineering, Khang quyết học chuyên về mảng công nghệ phần mềm để hoàn thiện trọn vẹn những kỹ năng của mình, chứ không chỉ biết nhiều nhưng không chuyên sâu một lĩnh vực nào như trước đây.

Ngày Khang thi kết thúc Chứng chỉ 1 – Chứng chỉ công dân số cũng là ngày bạn phải nhập viện vì chứng bệnh oái ăm Hemophilia A. Nhưng rồi Khang cũng xuất sắc vượt qua và hoàn thành được. Nói về chặng đường này, Khang cho biết nó đem lại cho mình rất nhiều cảm xúc thú vị.

Hiện Khang đang bắt đầu học Chứng chỉ 2 – Chứng chỉ Lập trình viên ứng dụng Mobile. Nếu như trước đây về mảng web, Khang chuyên về WordPress, thì giờ đây Khang đã biết thêm về code, có thể tự biết cách tùy biến, lập trình cho web, thậm chí có nền tảng tự làm web riêng mà không cần nguồn sẵn, khung sẵn.

Hiện Khang dự định vẫn theo MMO, và xa hơn, khi đã có đủ kiến thức về lập trình phần mềm, bạn sẽ tự tạo cho mình một công việc thú vị hơn. “Ví dụ như xây dựng website bán hàng cho mình, kèm theo đó kết hợp với kỹ năng quảng cáo đã có, hoặc mình sẽ tìm thêm một công việc liên quan tới kỹ năng công nghệ tốt nhất của mình”, Khang nói.

Dù mắc phải căn bệnh gây nhiều khó khăn cho học tập, làm việc nhưng Khang luôn lạc quan khi theo đuổi đam mê đến cùng. “Chỉ cần làm hết sức mình, khi nào ngồi vẫn được, tay còn có sức gõ, mắt vẫn chưa sụp xuống (vì buồn ngủ – cười) là có thể làm và phải làm bằng được. Nỗ lực bằng hết sức mình để không phải nghĩ lại rồi hối hận, “giá như mình chăm chỉ, quyết tâm hơn”, Khang nói.

Nam sinh lớp 11 ra mắt game đầu tay trong lúc nghỉ học vì Covid-19

Tận dụng thời gian nghỉ học vì dịch bệnh Covid-19, Đoàn Văn Minh – học sinh lớp 11 tại Hải Dương tập trung học trực tuyến và mày mò lập trình game. Sau khoảng một tháng, Minh đã chính thức ra mắt game đầu tay của mình.

Vì không phải đến trường, Minh có nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm tòi và tận dụng các kiến thức từ FUNiX – nơi cậu đang theo học trực tuyến chương trình đào tạo Kỹ sư Kỹ thuật phần mềm.

Với cảm hứng về siêu anh hùng, game của Đoàn Văn Minh cho phép người chơi được hóa thân vào vai một người hùng phải chiến đấu với những con quái vật, thử thách họ liên tục.

 

Nam sinh Đoàn Văn Minh ra mắt game trong những ngày nghỉ ở nhà vì COVID-19.

 

Chia sẻ về cảm hứng làm game, Đoàn Văn Minh cho hay từ lâu cậu đã mơ ước trở thành một nhà lập trình game, tự làm ra một sản phẩm của riêng mình. Chỉ sau khi học xong môn  Game Development – Phát triển game, Minh mới có đủ kiến thức, kỹ năng để hiện thực hóa điều mà mình luôn ấp ủ.

“Chính nhờ học nền tảng về OOP từ môn Java và cách sử dụng Unity engine ở môn Game mà em có đủ kiến thức cơ bản để có thể bắt tay vào làm. Bên cạnh đó, em cũng tự tìm hiểu thêm kiến thức trên Internet để có thể hoàn thành game” – Minh tiết lộ.

Với Minh, làm game khi là học sinh thực sự là trải nghiệm khó quên: Chưa có kỹ năng tốt, phải học cả vẽ để thể hiện được gần chính xác nhất ý tưởng của mình. Game ra đời dù vẫn còn nhiều lỗi, nhưng cảm xúc vẫn thật tuyệt vời. Bởi sản phẩm đầu tay này với Minh là để rèn luyện kỹ năng lập trình và một phần là để cậu tự giải trí.

Game của Minh hiện mới ra mắt trên CHPlay, khả dụng cho điện thoại dùng hệ điều hành Android. Dự kiến sau khi hoàn thiện sản phẩm, Minh sẽ tiếp tục đưa game lên AppStore dành cho hệ điều hành iOS.

Anh Bùi Trung – mentor môn Game Development – Phát triển game tại FUNiX cho biết, anh đánh giá cao ý tưởng của game do học viên 17 tuổi phát triển. Anh cho rằng học viên đã vận dụng rất ổn các kiến thức được học, thể hiện rõ tố chất của một Game Developer (nhà phát triển game).

Nguyễn Tuân

AIA Việt Nam và Tiki hợp tác xây dựng nền tảng kỹ thuật số độc quyền về bảo hiểm nhân thọ

AIA Việt Nam và Tiki thỏa thuận thiết lập mối quan hệ hợp tác toàn diện độc quyền đầu tiên giữa một doanh nghiệp cung cấp giải pháp bảo hiểm và một nền tảng công nghê hàng đầu Việt Nam.

VinBrain sử dụng “siêu máy tính” cho các giải pháp ứng dụng AI

VinBrain (thuộc tập đoàn Vingroup) là một trong những công ty tiên phong trong việc sử dụng thế hệ siêu máy tính NVIDIA DGX A100 trong việc phát triển một cách hiệu quả và đột phá các sản phẩm AI. 

Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam

Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.

Nghiên cứu ứng dụng một số loại rau, củ, quả trong điều chế thuốc trị bệnh đái tháo đường

Đề tài “Khảo sát hoạt tính ức chế Enzyme α-Glucosidase của một số rau, củ, quả tại An Giang trong hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường” được đánh giá có nhiều tiềm năng khai thác để ứng dụng thực tế.

Ứng dụng công nghệ nano UFB để bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu tay

Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản đã làm chủ hoàn toàn “Hệ thống ứng dụng công nghệ nano UFB bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu cầu tay”. Sản phẩm sẽ được thương mại hóa thời gian tới.

Nhiều công nghệ ứng dụng thành công hữu ích cho các công trình xây dựng

Công nghệ Ô ngăn hình mạng Neoweb… đã được ứng dụng thành công, hiệu quả trong các công trình xây dựng.

Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước

Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.

Nhìn lại năm 2020, năm của Make in Vietnam

Năm 2020 là một năm đầy sôi động đối với các nhà cung cấp nền tảng số. Tính đến ngày 25/12, đã có 26 sự kiện với tổng số 38 nền tảng số Make in Vietnam được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn để giới thiệu.

KH&CN đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp

Ngành khoa học và công nghệ đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM sáng chế thành công phòng chờ ảo cho bệnh nhân

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM đã sáng tạo ứng dụng phòng chờ ảo - QQueue, cung cấp hệ thống xếp hàng trực tuyến, giảm thời gian chờ của bệnh nhân, hạn chế tình trạng tụ tập đông người nơi công cộng.

Đang cập nhật dữ liệu !