Bất ngờ nhận được thư xin lỗi sau 62 năm bị trường đại học từ chối hồ sơ tuyển sinh

Một người đàn ông ở Mỹ đã nhận được thư xin lỗi từ trường đại học đã từ chối đơn xin nhập học của ông cách đây 62 năm.

Cách đây hơn 60 năm, một sinh viên đã bị trường đại học ở Mỹ từ chối chỉ vì cậu là người gốc Phi. Và đến hôm nay, “chàng trai” 82 tuổi này đã nhận được lời xin lỗi từ lãnh đạo nhà trường. 

Ông Marion Hood nói chuyện tại Đại học Emory hôm 18/6 - Ảnh: Jack Kearse/Emory University
Ông Marion Hood (trái) nói chuyện tại Đại học Emory hôm 18/6 - Ảnh: Jack Kearse/Emory University

Mới đây, Đại học Emory (Mỹ) đã chính thức gửi thư xin lỗi đến cụ ông Marion Gerald Hood, đồng thời mời cụ về trường để tham dự và làm diễn giả cho một sự kiện quan trọng được tổ chức tại đây.

“Chúng tôi luôn trân trọng quá khứ để có thể có những bước tiến vững chắc cho tương lai”, bà Carolyn Meltzer, lãnh đạo cấp cao của trường Đại học Emory viết. “Nhà trường đã có nhiều cuộc trao đổi với tiến sĩ Hood, và chúng tôi thừa nhận trách nhiệm của mình vì một môi trường học thuật tôn trọng sự khác biệt”.

Trong buổi hiện diện tại khán phòng trước hàng trăm sinh viên tham dự, ông Hood đã kể lại lòng say mê đối với ngành Y, cũng như hành trình nộp hồ sơ vào Đại học Emory của mình.

Mọi chuyện bắt đầu vào một ngày đẹp trời năm 1959, ông Hood mang bộ hồ sơ tuyển sinh đã được chuẩn bị hết sức chu đáo của mình đến nộp cho khoa Y thuộc Đại học Emory. Và chỉ một tuần sau đó, ông nhận được thư từ chối.

“Chúng tôi rất lấy làm tiếc phải viết thư thông báo cho ông biết rằng, nhà trường không được phép tiếp nhận người gốc Phi vào học tại trường”, Giám đốc bộ phận tuyển sinh đã viết trong thư từ chối, đồng thời hoàn trả lại cho ông Hood 5 USD lệ phí xét tuyển.

Lá thư từ chối của Đại học Emory gửi ông Hood vào năm 1959 - Ảnh: AJC
Lá thư từ chối của Đại học Emory gửi ông Hood vào năm 1959 - Ảnh: AJC

Hụt hẫng và thất vọng, thế nhưng ông Hood vẫn không nhụt chí và cuối cùng đã trúng tuyển vào trường Đại học Loyola với chuyên ngành Sản khoa.

“Cuộc sống không hề được trải thảm hoa hồng”, ông Hood chia sẻ tại buổi nói chuyện. “Thế nhưng tôi luôn tâm niệm rằng, ở đâu có khó khăn thách thức thì ở đó cũng sẽ có những giải pháp để vượt qua”.

Ông Hood hoàn thành "sự nghiệp đèn sách" của mình vào năm 1966 và đã giúp hơn 7.000 em bé chào đời cho đến ngày nghỉ hưu năm 2008.

Ông Hood nhận được thư xin lỗi vào tháng 6/2021 sau hơn 60 năm kể từ ngày bị Đại học Emory từ chối không cho học chỉ vì là người da đen - Ảnh: Jack Kearse/Emory University
Ông Hood nhận được thư xin lỗi vào tháng 6/2021 sau 62 năm kể từ ngày bị Đại học Emory từ chối không cho học chỉ vì ông là người gốc Phi - Ảnh: Jack Kearse/Emory University

Đại học Emory vẫn duy trì chính sách bị cho là “phân biệt chủng tộc” đối với người gốc Phi của mình cho đến năm 1962 thì bị Tòa án Tối cao bang bang Georgia “để mắt” và yêu cầu hủy bỏ. Kể từ đó, những sinh viên người gốc châu Phi đầu tiên mới được đặt chân vào khuôn viên của trường Đại học Emory.

Cũng theo ghi nhận từ các tài liệu lưu trữ của nhà trường thì từ những năm 1890, sinh viên đến từ các nước châu Á đã được theo học ở ngôi trường danh tiếng này.

Nữ sinh Olympia lột xác từ cô bạn "hai lúa" đến hoa khôi giảng đường, công việc hiện tại mới đáng nể

Nữ sinh Olympia lột xác từ cô bạn "hai lúa" đến hoa khôi giảng đường, công việc hiện tại mới đáng nể

Thanh Nga có lẽ là một trong những thí sinh có màn lột xác ngoạn mục nhất Đường lên đỉnh Olympia.

Theo www.phunuonline.com.vn

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Đang cập nhật dữ liệu !