Bất chấp ‘rạn nứt’, ông Putin và ông Erdogan vẫn luôn cần nhau?
Der Tagesspiegel của Đức nhận định, có rất nhiều khác biệt địa chính trị nghiêm trọng trong quan hệ giữa Nga - Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng bất chấp điều này họ luôn đạt được “mức độ hợp tác ổn định đáng kinh ngạc”.
“Moscow và Ankara đã tham gia vào một kiểu liên minh dựa trên sự thù địch với các nền dân chủ phương Tây, vì vậy họ xoay sở để gặp nhau giữa chừng”, Der Tagesspiegel giải thích.
Theo Der Tagesspiegel, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan duy trì quan hệ đối tác chặt chẽ mà các quốc gia khác đang nghi ngờ. Hai nước đã thành lập một loại liên minh chống lại phương Tây. Tuy nhiên, gần đây có những “vết nứt” bắt đầu xuất hiện trong liên minh này. “Mối quan hệ đã nguội lạnh nhưng lãnh đạo hai nước vẫn tìm được tiếng nói chung”, Der Tagesspiegel nhấn mạnh.
Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, Nga là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên chính, đồng thời là nhà xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ. Đổi lại, Ankara có tầm quan trọng chiến lược lớn đối với Moscow trong lĩnh vực chính sách năng lượng do liên quan đến dự án Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ (TurkStream), và trên thực tế là đối tác phía nam của Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2).
Bất chấp ‘rạn nứt’ ông Putin và ông Erdogan vẫn luôn cần nhau? (Ảnh: Reuters) |
Sự hợp tác giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Thổ cho phép ông Putin theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập, tức là phớt lờ các đối tác truyền thống ở Mỹ và châu Âu. Về quan hệ kinh tế, Moscow có ảnh hưởng rất lớn đối với Ankara, bởi kim ngạch nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ vào Nga năm ngoái lên tới 21 tỉ USD, trong khi ở chiều ngược lại chỉ đạt 3 tỉ USD, còn về du lịch Thổ Nhĩ Kỳ rất phụ thuộc vào Điện Kremlin.
Nhưng vào năm 2015, khi cuộc chiến ở Syria bắt đầu, Putin và Erdogan thấy mình ở hai phía đối lập của chiến tuyến. Moscow muốn giữ quyền lực cho nhà lãnh đạo Syria Bashar al-Assad, trong khi Ankara muốn lật đổ ông Assad. Rất nhanh chóng, Nga-Thổ đã xảy ra đối đầu, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay ném bom của Nga.
Sau đó, TT Putin và TT Erdogan phải mất một thời gian dài để “làm lành”. Và điều này xảy ra vì Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cần sự hỗ trợ trong việc tiến hành một chiến dịch quân sự chống lại người Kurd ở miền nam Syria. Người đứng đầu Điện Kremlin coi đây là cơ hội để loại Mỹ khỏi khu vực và đã đồng ý. Tuy nhiên, tại Idlib, Nga-Thổ Nhĩ Kỳ đã không thể dung hòa các lợi ích khác nhau. Bởi vì, ông Putin muốn chính quyền Assad giải phóng tỉnh này, trong khi ông Erdogan phản đối.
Ngoài ra, theo Der Tagesspiegel, tại Libya, Moscow và Ankara cũng nằm ở hai phía đối diện của các rào cản. Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng mở rộng ảnh hưởng ở Địa Trung Hải và ủng hộ chính phủ theo Hiệp ước Quốc gia (GNA) ở Tripoli, và Nga đang giúp đỡ lãnh đạo lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA), Khalifa Haftar. Việc lật đổ Đại tá Muammar Gaddafi là một đòn giáng mạnh vào nền tài chính của Nga, khi Moscow cung cấp cho ông một khoản vay 4,5 tỉ USD để sản xuất dầu khí và xây dựng tuyến đường sắt. Sau khi thay đổi quyền lực, Thổ Nhĩ Kỳ ký các hợp đồng tương tự với chính phủ mới, và Nga đột nhiên bị “bỏ rơi”. Nhưng ở một mức độ nào đó, hợp tác Nga-Thổ Nhĩ Kỳ cũng có tác dụng ở Libya.
“Trong cuộc xung đột về Nagorno-Karabakh, Ankara-Moscow cũng ủng hộ các phe khác nhau. Ông Erdogan là ủng hộ người Azerbaijan, và ông Putin là ủng hộ người Armenia. Trong một thời gian dài, người ta không thể đạt được một hiệp định đình chiến, nhưng bất chấp những mâu thuẫn nghiêm trọng về lợi ích địa chính trị của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, các bên vẫn có thể liên tục đạt được mức độ hợp tác ổn định và cao đáng kinh ngạc”, Der Tagesspiegel khẳng định.
Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Aleksey Erkhov cho rằng: “Các quốc gia và các nhà lãnh đạo của chúng ta đã tìm ra một thuật toán tương tác tối ưu cho phép các bên tập trung chủ yếu vào lợi ích chung của nhau và xem xét sự khác biệt theo quan điểm, theo quy luật. Đồng thời, cho phép chúng được loại bỏ khỏi chương trình nghị sự”.
Tầm quan trọng của việc giải quyết xung đột Nagorno-Karabakh đối với Nga
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, các cuộc xung đột như đã xảy ra ở Nagorno-Karabakh và việc giải quyết chúng có tầm quan trọng đặc biệt đối với an ninh nội bộ của Nga.
Thanh Bình (lược dịch)