Bất chấp nguy hiểm, người dân Hòa Bình vẫn vô tư tắm sông Đà

Cứ mỗi buổi chiều hằng ngày, người dân TP Hòa Bình lại đổ xô đi tắm sông Đà, bất chấp hiểm nguy.

Bất chấp nguy hiểm, người dân Hòa Bình vẫn vô tư tắm sông Đà

Người dân đổ xô đi tắm sông Đà giải nhiệt bất chấp nguy hiểm. (Ảnh: Khánh Linh)

Những ngày gần đây, mực nước sông Đà dâng cao, chảy xiết, nhưng vào mỗi buổi chiều, người dân lại đổ xô ra sông tắm để giải nhiệt. 

Chiều ngày 24/6, có mặt tại bờ sông Đà, đoạn qua TP Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình), theo ghi nhận của PV, khi những cơn nắng gay gắt dần dịu đi, cũng là lúc bà con kéo nhau đi tắm sông Đà.

Từ trên đê Đà Giang, những chiếc xe máy được dựng ngay ngắn rồi từng tốp người rồi mang theo những vật dụng như áo phao, đồ bơi rồi cùng nhau xuống bơi dưới dòng nước mát lạnh.

Cứ buổi chiều về, khi ánh nắng bắt đầu dịu đi, người dân TP.Hòa Bình lại đổ xô ra sông Đà tắm.

Cứ buổi chiều về, khi ánh nắng bắt đầu dịu đi, người dân TP Hòa Bình lại đổ xô ra sông Đà tắm.

Càng về chiều, người đi tắm càng đông, chẳng mấy chốc sông Đà trở thành bể bơi bất đắc dĩ giữa lòng TP Hòa Bình. 

Đứng trên những cây cầu nhìn xuống, dòng sông Đà đang cuồn cuộn chảy, chỉ thấy những chiếc áo phao sắc màu di chuyển dưới nước, mặc cho cách đó không xa, biển báo khu vực nguy hiểm, cấm tắm vẫn sừng sững cắm sát mép bờ sông.

Bà Nguyễn Thị Én (phường Phương Lâm, TP Hòa Bình) cho biết: "Hôm nay (22/6) là còn ít, mọi hôm mọi người bơi "đỏ" sông. Càng những ngày nắng nóng thì người ra đây càng đông, tắm từ khoảng 4h chiều đến lúc hết nóng rồi về".

Từ già đến trẻ đều mang những vật dụng như áo phao, quần áo bơi để tắm mát.

Từ già đến trẻ đều mang những vật dụng như áo phao, quần áo bơi để tắm mát.

Theo bà Én, những năm khác nhiều người còn sử dụng can nhựa làm phao, nhưng năm nay hầu hết người đi bơi đều mặc áo phao cẩn thận. Không ít người còn đầu tư đặt may áo phao riêng, vừa vặn với kích cỡ và chủ yếu để phục vụ cho việc tắm sông Đà.

"Không sợ đâu! Mặc áo phao vào rồi nó tự nổi lên mà, không chết đuối đâu mà sợ" - người phụ nữ trên 50 tuổi vừa tắm vừa vô tư chia sẻ. 

Nhìn xuống bến tắm có đến trăm người đang lặn ngụp, chị Bùi Thị Thanh (phường Đồng Tiến, TP Hòa Bình) lắc đầu ngán ngẩm: "Sông Đà trông hiền hòa vậy thôi, chứ khúc sông này năm nào cũng có người chết đuối. Mới đây cũng vừa có thanh niên sinh năm 2005 người Phú Thọ bị cuốn trôi mất tích ở đây". 

Càng về chiều, người dân càng kéo nhau đến các bãi tắm đông đúc.

Càng về chiều, người dân càng kéo nhau đến các bãi tắm đông đúc.

Theo chị Thanh, dường như đã thành thói quen, cứ hè đến nhiều người buộc phải xuống tắm được dưới sông Đà mới cảm thấy thoải mái. 

"Họ vẫn cẩn thận nhắc nhở nhau mặc áo phao, tuy nhiên, nhiều thanh thiếu niên vẫn liều lĩnh bơi ra giữa dòng nước chảy xiết. Người lớn có cảnh báo, nhưng có vẻ như chúng không thèm nghe", chị Thanh buồn rầu nói. 

Trao đổi với PV, ông Đặng Đình Sơn - Chủ tịch UBND phường Phương Lâm (TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) cho biết: "Thời gian qua, UBND phường đã phối hợp với lực lượng công an và ban bảo vệ tổ dân phố tuyên truyền, cảnh báo người dân không xuống tắm dưới sông Đà, mặc dù vậy nhiều người dân thiếu ý thức vẫn cố tình xuống tắm". 

 

Nhiều người còn đưa con em đến sông Đà để tập bơi dưới dòng nước chảy xiết.

Theo ông Sơn, không ít người dân khi được lực lượng chức năng yêu cầu lên bờ, họ cố tình trốn tránh rồi bơi xuống khúc sông thuộc địa bàn phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình).

Tình trạng tắm sông Đà mỗi chiều giờ là thói quen khó bỏ của người dân thành phố Hòa Bình. Hiện nay đang trong mùa mưa lũ, nước sông Đà lên xuống thất thường, nhiều điểm nước xoáy nguy hiểm, nguy cơ đuối nước luôn hiện hữu. 

Theo laodong.vn

Đào đất làm nhà, phát hiện quả bom xuyên phá nặng 227kg

Trong quá trình đào đất làm nhà, một hộ dân ở Hà Tĩnh phát hiện quả bom nặng 227kg. Quả bom này được xác định là bom xuyên phá.

Bé gái nhặt ví có tài sản khoảng 200 triệu, người cha giao nộp sau gần 2 tháng

Khi công an phát đi thông báo truy tìm thì người cha của bé gái nhặt được ví có chứa tài sản khoảng 200 triệu đồng đã mang tài sản đến giao nộp.

Gốm sứ ngư dân khai thác trái phép dưới biển là cổ vật thời Minh - Thanh

Cơ quan chuyên môn nhận định, số gốm sứ được ngư dân khai thác trên vùng biển Quảng Ngãi đều là cổ vật trong thời Minh-Thanh.

Trạm giữ rừng “3 không” giữa đại ngàn Cúc Phương

Không điện, không mạng internet, không sóng điện thoại nhưng những cán bộ kiểm lâm ở trạm Đăn, Vườn quốc gia Cúc Phương vẫn ngày ngày gắn bó, bảo vệ bình yên cho những cánh rừng.

Muôn kiểu 'sáng tạo' xây trụ, dựng rào ngăn xe đi lên vỉa hè ở Hà Nội

Xây trụ bê tông, đặt barie, dựng rào chắn... là những kiểu ngăn xe máy, ô tô đi lên vỉa hè ở Hà Nội. Tuy nhiên, việc dựng rào chắn mỗi nơi mỗi kiểu đã gây mất mỹ quan và giảm công năng sử dụng.

Làm đồng giữa trưa hè rực lửa ở rốn nắng xứ Thanh

Nhiệt độ ngoài trời xấp xỉ 40 độ C, người dân ở vùng ‘rốn nóng’ Hồi Xuân (Thanh Hóa) tranh thủ ra đồng gặt lúa, đốt rơm rạ để chuẩn bị cày ruộng cho vụ mới.

Nắng nóng 40 độ C, nông dân Thanh Hóa phơi mình thu hoạch dứa vàng giải nhiệt

Đang thời kỳ thu hoạch dứa, nhiều nông dân ở các huyện Hà Trung, Yên Định, thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) chật vật giữa trời nắng nóng 40 độ C trên những cánh đồng. Nước dứa dùng để detox chị em rất ưa chuộng.

Nghịch cảnh trời nắng thiêu đốt, diêm dân càng đổ ra đồng làm muối

Để có những hạt muối trắng ngần, diêm dân xã An Hoà (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) làm việc quần quật giữa trưa nắng, nhưng mỗi ngày họ chỉ có thu nhập hơn 100.000 đồng.

Động đất cường độ lớn nhất từ đầu năm ở Kon Tum

Trận động đất mạnh 3.7 độ richter vừa xảy ra tại Kon Tum. Người dân sống ở vùng tâm chấn có thể cảm nhận rõ ràng đồ đạc bị rung lắc khá mạnh.

Chàng trai Cần Thơ kiếm bộn tiền từ 'báu vật' trên mái nhà

Chàng trai Cần Thơ sở hữu vườn lan đột biến vạn người mê trên mái nhà. Nhờ "báu vật" này, mỗi tháng anh thu bộn tiền.

Đang cập nhật dữ liệu !