Bão số 13 áp sát đất liền, các tỉnh Thanh Hóa - Quảng Nam có mưa rất to

Do ảnh hưởng của bão số 13, trên đất liền từ phía Nam Nghệ An đến Thừa Thiên Huế có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 10; các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Nam sẽ có mưa to đến rất to.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của bão số 13, tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã có gió mạnh cấp 9, giật cấp 11, ở đảo Cồn Cỏ có gió mạnh cấp 7, giật cấp 10; trên đất liền ven biển Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 9-10. Ở các tỉnh Trung Trung Bộ đã có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-150mm.

Hồi 04 giờ sáng nay (15/11), vị trí tâm bão ở khoảng 16,8 độ Vĩ Bắc; 107,9 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 12. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.

Đến 6h, bão đã di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tiến gần đất liền và giảm cấp. Tâm bão nằm ngay trên vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế. Sức gió mạnh nhất cấp 8-9 (60-90km/h), giật cấp 11.

{keywords}
Bão số 13 sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. (Nguồn: TTDBKTTVQG)

Dự báo trong 12h tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 16 giờ ngày 15/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 17,2 độ Vĩ Bắc; 106,0 độ Kinh Đông, trên khu vực Thượng Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.

Trong 12 đến 24h tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan.

Vùng nguy hiểm do bão trên biển trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 14,0 đến 19,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 109,0 độ Kinh Đông, toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.

Gió mạnh, sóng lớn trên biển, nước dâng do bão vùng ven biển: Vùng biển từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng (bao gồm cả huyện đảo Cồn Cỏ) có mưa bão, gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11; sóng biển cao 4-5m, biển động rất mạnh. Vùng biển Bắc Vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả huyện đảo Bạch Long Vĩ) gió Đông Bắc mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 10, sóng biển cao 2-4m; biển động mạnh.

Ven biển các tỉnh từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng có khả năng nước dâng do bão cao 0,5-1,0m. Nguy cơ ngập úng xảy ra ở vùng trũng thấp ven biển, cửa sông, đầm phá tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng.

Gió mạnh trên đất liền: Trên đất liền từ phía Nam Nghệ An đến Thừa Thiên Huế có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 10.

Mưa lớn: Từ nay (15/11) đến ngày 16/11, từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 100-150mm, có nơi trên 200mm. Khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình, Sơn La có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến 40-80mm.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do bão: cấp 3.

Để ứng phó với cơn bão số 13 đang di chuyển vào đất liền các tỉnh miền Trung, tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị đã triển khai sơ tán người dân ở vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở ở vùng núi, vùng gò đồi, vùng ven sông suối, ven biển, các vùng thấp trũng, ngập úng, nhà không kiên cố đến nơi an toàn.

Đồng thời, toàn bộ tàu thuyền ngoài khơi đã di chuyển vào bờ neo đậu, trú ẩn an toàn. Nhà cửa được chằng néo để đảm bảo an toàn… và khuyến cáo người dân không nên ra khỏi nhà những ngày mưa bão.

Chiều 14/11, toàn bộ 2.312 tàu, thuyền cùng 7.163 thuyền viên ở Quảng Trị đã vào bờ neo đậu tránh bão; 12.234 hộ dân với 35.421 nhân khẩu cũng được tổ chức sơ tán đến khu vực an toàn.

Các hồ thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đã được chỉ đạo có kế hoạch điều tiết nước phù hợp, an toàn.

Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, BCH BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức bắn pháo hiệu, kêu gọi toàn bộ 2.062 chiếc tàu thuyền với khoảng 11.350 lao động vào bờ neo đậu an toàn.

PV

Người dân Hà Nội co ro trong cái lạnh sau những ngày nắng nóng

Dù đã được dự báo từ trước nhưng không ít người dân Thủ đô ra đường vẫn phải co ro bởi nhiệt độ giảm nhanh khi không khí lạnh tràn về.

Nắng nóng ở một số tỉnh vượt mốc lịch sử tháng 3

Trong đợt nắng nóng đầu mùa này, tại Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh có những điểm nhiệt độ vượt mốc lịch sử tháng 3.

Miền Bắc đón không khí lạnh sau đợt nắng nóng gay gắt đầu mùa

Dự báo từ ngày 25/3, miền Bắc sẽ đón đợt không khí lạnh, nền nhiệt giảm khoảng 8-9 độ sau những ngày nắng nóng diện rộng.

Miền Bắc nắng nóng đợt đầu tiên trong năm, cao nhất trên 36 độ

Các khu vực vùng núi phía Tây từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế sắp có nắng nóng. Tiếp đó, từ Đà Nẵng đến Phú Yên và khu vực Bắc Bộ có khả năng xảy ra nắng nóng cục bộ.

Miền Bắc sắp đón nắng nóng

Khoảng từ ngày 21/3 trở đi, miền Bắc chuyển nắng, có nơi nắng nóng. Tại Hà Nội, có ngày nền nhiệt cao nhất dự báo ở mức 35 độ.

Miền Bắc sắp đón mưa rét, có nơi dưới 10 độ

Trong ngày 12-13/3, không khí lạnh tràn về, miền Bắc chuyển mưa rét, ở vùng núi cao có nơi dưới 10 độ.

Bắc Bộ có thể đón nắng nóng trong tháng 3

Nắng nóng khả năng xuất hiện nhiều ngày tại khu vực miền Đông Nam Bộ và cục bộ ở Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây các tỉnh Thanh Hóa-Nghệ An trong tháng 3 này.

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh, có nơi dưới 9 độ

Dự báo từ ngày 24/2, ở Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế trời chuyển rét, vùng núi có nơi rét đậm; vài nơi có mưa.

Miền Bắc chuyển rét trong ngày Valentine

Ảnh hưởng của không khí lạnh, từ ngày 14/2, Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế trời chuyển rét, vùng núi có nơi rét đậm.

Dự báo thời tiết 11/2: Miền Bắc hửng nắng, sắp đón gió mùa đông bắc

Dự báo thời tiết ngày 11/2, miền Bắc và Bắc Trung Bộ vẫn có sương mù, mưa phùn nồm ẩm nhưng giảm dần, trưa chiều hửng nắng. Từ Trung đến Nam Bộ có nắng, trong đó miền Đông nắng nóng.

Đang cập nhật dữ liệu !