Báo Nga: Khủng hoảng di cư đang làm “tan nát” EU

Theo báo Độc Lập (Nga), Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã tiến hành cuộc gặp không chính thức tại Luxembourg để thảo luận về cuộc khủng hoảng di cư đang diễn ra tại một số nước châu Âu.
Báo Nga: Khủng hoảng di cư đang làm “tan nát” EU - ảnh 1

Người di cư chen lấn tại nhà ga ở Budapest (Hungary)

Tờ báo cho biết, các nước EU đã nhất trí huy động lực lượng hải quân ở  Biển Địa Trung Hải  nhằm tiến hành giai đoạn hai của chiến dịch mang tên "EUNAVFOR Med", cho phép lực lượng này tịch thu và tiêu hủy các tàu chở người tị nạn vượt biên từ châu Phi sang châu Âu.

Ngoài ra, một Ủy ban không chính thức gồm ngoại trưởng các quốc gia EU cũng nhóm họp tại Gyumnihe gần Cologne để cùng nhau đưa ra cách tiếp cận chung đối với người tị nạn.

Cuộc khủng hoảng di cư trong lãnh thổ các nước EU đang có nguy cơ trở nên hỗn loạn. Hàng nghìn người tị nạn đã qua Budapesh (Hungary) vào Đức, đi qua đường hầm vào Anh, ồ ạt quá cảnh qua các nước Balkan để vào Hy Lạp và Italy.

Dòng người từ châu Phi và Trung Đông đổ dồn về châu Âu dường như chưa kết thúc. Vấn đề này dường như đang vượt ra khỏi khuôn khổ chính sách của châu Âu, trở thành một trong những nội dung trong chương trình nghị sự của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Đại diện cấp cao của EU về đối ngoại và chính sách an ninh Federica Mogherini cho rằng dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an sẽ có thể tiếp tục tiến hành giai đoạn ba của chiến dịch "EUNAVFOR Med".

Tại châu Âu, cả chính phủ và người dân các nước đều đang rất quan tâm đến vấn đề này. Các cuộc thảo luận liên tiếp diễn ra một cách khẩn trương. Theo Hãng thông tấn DPA (Đức), Pháp và Italy đã chuẩn bị các tài liệu cần thiết mang đến Hội nghị tại Gyumnihe, bàn về vấn đề cải cách chính sách nhập cư của châu Âu. Chính sách này nhấn mạnh đến việc cần đoàn kết hơn nữa trong EU, đồng thời phân bổ số người tị nạn một cách công bằng.

Về phần mình, Ngoại trưởng Luxembourg Jean Asselborn đề nghị chuyển quyền hạn của Văn phòng châu Âu về vấn đề di cư hiện nay tại Malta cho EU. Theo đó, EU có quyền giám sát cũng như áp dụng các tiêu chuẩn chung cho người tị nạn ở tất cả các nước thành viên của khối. Ngoài ra, ông Asselborn cũng đề xuất thành lập Ủy ban biên giới châu Âu nhằm kiểm soát các vấn đề ngoài biên giới của EU.

Dường như quá trình đánh giá nguyên nhân khủng hoảng và các biện pháp ổn định tình hình hiện nay của các nước thành viên EU đang đưa ra một đáp án chung. Tuy nhiên, hiện vẫn còn rất nhiều việc cần được giải quyết.

Rối loạn trong nội bộ EU thậm chí còn lớn hơn so với tình hình Hy Lạp không lâu trước đây bởi dòng người di cư đang tác động trực tiếp tới một số vùng của các quốc gia châu Âu, đồng thời gây hoang mang cho người dân ở các khu vực này.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã phải tiến hành cuộc gặp khẩn với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker và Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz hôm 4/9 vừa qua.

Mặc dù vậy, các bên vẫn đưa ra những ý kiến khác nhau. Thủ tướng Orban gọi đây là "vấn đề của nước Đức" bởi đa số người tị nạn chỉ muốn đến Đức và Budapesh chỉ là nơi tiếp nhận người di cư.

Có lẽ hàm ý của việc này là thành lập Tổng cục Cảnh sát biên giới (như đã thông báo trên kênh truyền hình Serbia RTS) gồm khoảng 900 sinh viên tốt nghiệp trung cấp cảnh sát đóng vai trò như những "thợ săn biên giới" nhằm ngăn chặn những người vượt biên trái phép từ Serbia. Ngoài ra, Tổng cục này cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ của khoảng 2.100 vệ binh trong công tác kiểm soát biên giới.

Báo Nga: Khủng hoảng di cư đang làm “tan nát” EU - ảnh 2

Người tỵ nạn ở Budapest

Báo "Frankfurter Allgemeine Zeitung" cũng dẫn lời Thủ tướng Hungary Viktor Orban giải thích về hành động xây hàng rào biên giới. Theo đó, chính sách di cư của EU đang mắc sai lầm. Ông Viktor Orban tuyên bố: "Bất kỳ chính sách nào của châu Âu cũng mang đến hy vọng cho người tị nạn về một cuộc sống tốt hơn khiến họ bất chấp tất cả (kể cả mạng sống của mình) để tìm đến châu Âu là hành động vô nhân đạo".

Tại Cộng hòa Czech, 81% người dân phản đối việc tiếp nhận người tị nạn - mức cao nhất trong số các quốc gia thành viên EU. Tổng thống Cộng hòa Czech Milos Zeman so sánh làn sóng di cư như một đợt sóng thần, và cho rằng phần lớn trong số đó là di cư kinh tế.

Slovakia cũng có một thái độ tiêu cực đối với vấn đề di cư. Thủ tướng nước này Robert Fico khẳng định đất nước của ông không có trách nhiệm với tình hình phức tạp hiện nay bởi Slovakia không hề tham gia vào chiến dịch quân sự tại các quốc gia đã tạo ra tình trạng di cư tràn lan như thế này.

Tại Praha và Vienna, người ta tuyên bố rằng chính phủ các nước này sẽ không tiếp tục tiến hành ngăn chặn người di cư đi qua Cộng hòa Czech để vào Đức. Chính quyền Czech ngày 4/9 vừa qua đã trả tự do cho 230 người tị nạn là công dân Syria đồng thời cho họ 1 tuần để rời khỏi quốc gia này.

Vấn đề di cư trở thành chủ đề chính trong cuộc gặp giữa những người đứng đầu chính phủ Cộng hòa Czech, Slovakia, Hungary và Ba Lan gọi là "Vyisegarad", diễn ra tại Praha vào ngày 4/9 vừa qua.

Trước đó, ngày 3/9, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố Moscow hy vọng các quốc gia EU sẽ không vi phạm quyền của người di cư phù hợp với nghĩa vụ quốc tế, đồng thời tích cực tham gia vào quá trình dập tắt nguyên nhân của làn sóng di cư này.

Đức Dũng (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !