Báo Nga: Hiểm họa rình rập khi trang bị vũ khí sát thương cho Ukraine

Quyết định trang bị vũ khí sát thương cho quân đội chính phủ Ukraine sẽ chỉ khiến quốc gia này rơi vào một cuộc chiến quy mô lớn hơn và thậm chí là khơi mào chiến sự với Nga.

Cuộc chiến ở Ukraine đang trở thành vấn đề tranh cãi gay gắt trong giới hoạch định chính sách phương Tây. Việc áp đặt hàng loạt lệnh cấm vận chống lại Nga chỉ khiến mối quan hệ giữa phương Tây – Moscow rơi vào tình trạng đóng băng và đẩy lùi mọi nỗ lực ngoại giao xây dựng thỏa thuận ngừng bắn Minsk giúp chấm dứt giao tranh ở miền đông Ukraine giữa quân chính phủ Kiev và phe ly khai. 

Hiện nay, chính quyền Kiev vẫn đang nhận được các nguồn viện trợ từ chính phủ phương Tây bao gồm hỗ trợ tài chính, vũ khí phi sát thương như mũ sắt, áo chống đạn, xe bọc thép Humvees và cả chương trình đào tạo năng lực cho các đơn vị thuộc lực lượng Vệ binh quốc gia Ukraine. 

Báo Nga: Hiểm họa rình rập khi trang bị vũ khí sát thương cho Ukraine - ảnh 1

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko theo dõi cuộc tập trận hải quân ở vùng Mykolaiv hồi tháng Bảy.

Khi mà cuộc chiến ở miền đông Ukraine chưa có dấu hiệu chấm dứt, thông tin một số quan chức Mỹ đề nghị chính quyền của Tổng thống Barack Obama chuyển vũ khí sát thương cho quân đội Kiev, càng khiến tình hình thêm rối ren. Trước đó, giới chức cấp cao Ukraine đã gửi đề nghị Mỹ chuyển vũ khí "phòng vệ" để minh chứng cho "tinh thần đoàn kết" trong khối Liên minh châu Âu (EU) và các đồng minh của Mỹ. 

Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk từng nhấn mạnh: "Không có vũ khí, chúng tôi đã mất bán đảo Crimea và nhiều vùng đất thuộc lãnh thổ Ukraine. Đây là một bài học đáng nhớ". 

Thậm chí, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko còn cho rằng: "Để duy trì nền hòa bình, chúng tôi cần năng lực phòng thủ bằng các loại vũ khí sát thương. Tôi đề nghị được nhận 1.240 tên lửa chống tăng Javelin. Đây là chuyện hết sức bình thường". 

Ngay cả những quan chức cấp cao của Mỹ và NATO như Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter và Tổng Tư lệnh lực lượng NATO tại châu Âu Philip Breedlove, cũng đã lên tiếng ủng hộ vũ trang cho Ukraine. Theo họ, việc trang bị vũ khí sát thương cho Kiev sẽ giúp người dân nước này "bảo vệ quê hương" và buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin phải "trả giá đắt" trước cáo buộc Moscow can thiệp vào cuộc chiến tại miền đông Ukraine. 

Tuy nhiên, theo tờ The Moscow Times, việc hỗ trợ vũ khí sát thương cho Kiev lại là một ý tưởng tồi. 

Thứ nhất, "đáng lẽ, Ukraine phải có khả năng tự bảo vệ mình". Nguyên nhân khiến chính quyền Kiev không thể đẩy lui các cuộc tấn công trong năm 2014 là do sau 20 năm "tụt hạng", quân đội Ukraine từ vị trí là một trong những lực lượng hùng mạnh nhất thế giới, phải chứng kiến cảnh tượng chỉ còn vài ngàn binh sĩ sẵn sàng chiến đấu. 

Tình trạng tụt hạng xuất phát từ việc thiếu vắng một chiến lược quan tâm và chỉ đạo lâu dài từ chính phủ khiến khoản chi cho ngân sách quốc phòng liên tiếp sụt giảm. Nạn tham nhũng cũng khiến chức vụ Bộ trưởng quốc phòng Ukraine được thay như cơm bữa. Trong khi đó, năng lực chiến đấu của binh sĩ tụt dốc không phanh bởi nhiều năm trước thời điểm bùng nổ cuộc chiến hồi tháng 4/2014, Ukraine chưa tổ chức bất cứ cuộc tập trận nào quy mô tiểu đoàn hay lữ đoàn. Khi không có một chiến lược quân sự tổng thể, Mỹ cung cấp vũ khí cho quân đội Ukraine cũng không thể phát huy tác dụng. 

Thứ hai, việc Washington trang bị hàng loạt vũ khí cho quân đội chính phủ Ukraine với mục đích phòng vệ sẽ có nguy cơ biến thành một cuộc xung đột lớn. Dù giới lãnh đạo Ukraine từng khẳng định số vũ khí được viện trợ chỉ phục vụ mục đích phòng vệ nhưng nếu như thỏa thuận ngừng bắn Minsk ra đời, Kiev sẽ không cần số vũ khí này nữa. 

Tuy nhiên, khi các cuộc đàm phán thỏa thuận ngừng bắn Minsk sụt đổ, khả năng chính phủ Ukraine sẽ dùng số “vũ khí sát thương” để giành lại quyền kiểm soát Donetsk và Luhansk, hai khu vực đang nằm trong tay phe ly khai và cả Crimea, bán đảo đã sáp nhập vào Nga hồi tháng Ba năm ngoái. Đây sẽ là nguồn cơn làm khơi dậy một cuộc chiến có quy mô lớn hơn trên lãnh thổ Ukraine và thậm chí là với Nga. 

Ngoài ra, Mỹ cần cân nhắc lại cái gọi là “tăng tổn thất trên chiến trường đối vói Tổng thống Putin” khi Washington quyết định chuyển vũ khí cho Ukraine. Bởi vũ khí của Mỹ sẽ trở thành cơ sở để Nga có cơ hội can thiệp vào cuộc chiến ở Ukraine. Theo đó, các lực lượng quân sự Nga có thể nhanh chóng triển khai cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy miền đông Ukraine trước khi Mỹ kịp đưa vũ khí tới Kiev. Ngoài ra, quân đội Kiev cần thời gian để học cách sử dụng các loại vũ khí của Mỹ thì phe ly khai đã biết dùng nhiều loại vũ khí do Nga sản xuất. 

Lý do thứ ba khiến Mỹ không nên đưa vũ khí tới Ukraine là do tình hình Kiev hiện vô cùng bất ổn. Chính quyền Ukraine không chỉ đối mặt với các vấn đề liên quan tới suy thoái kinh tế, bất ổn chính trị và xã hội mà còn mất dần khả năng kiểm soát đối với các đoàn quân tình nguyện. Điển hình, quân chính phủ Ukraine từng xung đột với nhóm cựu hữu Right Sector ở thành phố Mukachevo, miền tây Ukraine. 

Một nguy cơ tiềm ẩn khác là khả năng số vũ khí Mỹ cung cấp cho Ukraine có thể rơi vào tay những tổ chức cực đoan. Điển hình, tại chiến trường Afghanistan, Iraq và Syria, lực lượng Taliban và Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đã giành được không ít vũ khí của Mỹ và dùng chính những vũ khí này để chống lại các lực lượng an ninh Mỹ. Đối với Ukraine, tình trạng này là rất dễ xảy ra bởi lâu nay, quốc gia này vẫn chưa thể triệt tận gốc nạn tham nhũng và thị trường chợ đen buôn bán vũ khí. 

Nhà Trắng cũng từng khẳng định trang bị vũ khí sát thương cho Ukraine chỉ khiến tình hình chiến sự và đổ máu gia tăng tại quốc gia này. 

Nghiên cứu của Viện Pew mới đây cho thấy đa phần các quốc gia trong khối NATO đều phản đối cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine. Tỷ lệ phản đối ở Mỹ là trên 50% và ở Đức là trên 80%. 

Theo The Moscow Times, ngoại giao vẫn là con đường ưu tiên số 1 để giải quyết tình hình căng thẳng ở Ukraine. Trước hết, Mỹ và EU có thể giúp Ukraine xóa bỏ nạn tham nhũng, buôn lậu và thị trường chợ đen buôn bán vũ khí. Tiếp đó, Mỹ và NATO có thể cân nhắc phương pháp nào là tốt nhất để đào tạo thêm cho giới lãnh đạo quân sự Ukraine cũng như tiến hành cải cách và tái cơ cấu các lực lượng Ukraine.  

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ The Moscow Times - tờ nhật báo tiếng Anh hàng đầu tại Nga, phát hành từ năm 1992. The Moscow Times thuộc sở hữu của công ty Truyền thông Độc lập, công ty xuât bản truyền thông lớn của Nga.

MINH THU (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !