Tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 1/6 dẫn tạp chí The National Interest Mỹ ngày 30/5 đăng bài một bài viết chỉ ra thách thức của Hải quân Mỹ với sức mạnh đang lên của Trung Quốc hiện nay của phó giáo sư James Holmes, khoa Chiến tranh và Chính sách, Học viện Chiến tranh hải quân Mỹ.
Bài viết cho rằng đến năm 2020, trong đối đầu tàu sân bay giữa Trung-Mỹ, do máy bay trên tàu sân bay của Trung Quốc áp dụng cất cánh kiểu nhảy cầu, vì vậy, lượng nhiên liệu và vũ khí mang theo của máy bay bị hạn chế nghiêm trọng, dẫn tới trong đối đầu giữa máy bay chiến đấu hai bên, họ sẽ ở vào vị trí bất lợi khi đối mặt với máy bay chiến đấu được phóng bằng hơi nước hoặc điện từ trên tàu sân bay Mỹ.
Hơn nữa, khi đó, vũ khí chống hạm của Mỹ sẽ từng bước hoàn thiện và đưa vào sử dụng, sẽ làm cho phạm vi hoạt động của Hải quân Trung Quốc giới hạn ở biển gần của nước này.
Theo bài viết, Hải quân Trung Quốc chính là một "hạm đội cứ điểm quan trọng" hiện đại, co quắp an toàn ở trong pháo đài phòng thủ biển gần, dựa vào không ngừng tăng cường hỏa lực để gây phiền phức cho đối thủ.
Trong chiến đấu, nếu hạm đội này vươn ra vùng biển quốc tế, đã mất đi "ô bảo vệ" quan trọng, sẽ phải đối mặt với số phận tàn khốc. Chỉ có cố thủ ở cửa nhà, trốn chui trốn lủi trong phạm vi chi viện hỏa lực bờ biển thì Trung Quốc mới có thể an tâm và kiêu căng.
Trung Quốc không ngừng khoe khoang họ có tên lửa dẫn đường với mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay", có ý đồ đe dọa tàu sân bay động cơ hạt nhân của Hải quân Mỹ. Trong đó, nổi bật nhất là tên lửa chống hạm tầm trung Đông Phong-21D và Đông Phong-26. Đây là trụ cột vững chắc của phòng thủ "chống can thiệp/chống tiếp cận" (A2/AD) của Quân đội Trung Quốc.
Trung Quốc đã làm cho rất nhiều nhà quan sát tin về điểm này, bao gồm các nhân viên làm việc lâu dài ở Lầu Năm Góc - họ đánh giá về sức chiến đấu của Trung Quốc.
Báo cáo thường niên mới nhất về sức mạnh quân sự của Trung Quốc do Lầu Năm Góc đưa ra đã thực sự cầu thị, cho rằng: Quân đội Trung Quốc hiện có thể sử dụng tên lửa Đông Phong-21 tấn công tàu chiến mặt nước (bao gồm tàu sân bay) ở ngoài 900 dặm Anh tính từ đường bờ biển Trung Quốc.
Điều này rất đáng sợ. Nhưng, Hải quân Mỹ cũng có "sát thủ tàu sân bay" của họ. Hoặc nói một cách chính xác hơn, đó là "sát thủ tàu chiến". Những sát thủ có thể tiêu diệt và bắn chìm tàu sân bay này cũng có thể tấn công tàu chiến có kích cỡ tương đối nhỏ.
Đồng thời, sau Chiến tranh Lạnh, Hải quân Mỹ đã khôi phục sức sống, vũ khí chống hạm đều được cải thiện rất lớn về số lượng, phạm vi và khả năng sát thương. Sau khi chiến tranh trên biển bùng nổ, sát thủ tàu sân bay của ai tốt hơn sẽ đóng vai trò quyết định trên chiến trường.
Cách nói ví von "sát thủ tàu sân bay" đã nhận được đồng tình của các nhà quan sát phương Tây. Điều này có nghĩa là tên lửa của Trung Quốc có thể tiến hành tấn công siêu xa đối với sự "ngạo mạn" của Hải quân Mỹ, ngăn chặn Mỹ tiến hành chi viện cho các đồng minh châu Á.
Điều gay go hơn, điều này có nghĩa là trên cơ sở chưa điều một tàu chiến ra khơi hoặc một máy bay cất cánh, sĩ quan chỉ huy Quân đội Trung Quốc có thể giành được một "chiến thắng vĩ đại" trong lịch sử thế giới. Điều này diễn ra chỉ trong nháy mắt sau khi ấn nút bấm phóng tên lửa chống hạm.
Có lẽ là như vậy. Nhưng, tại sao chú ý tới những chi tiết kỹ thuật như tầm bắn? Một mặt, tầm bắn tiêu chuẩn của tên lửa Đông Phong-21D là 900 dặm Anh, đã vượt xa bán kính tác chiến của máy bay trên tàu sân bay.
Vì vậy, một hạm đội tàu sân bay một khi đi vào chiến trường châu Á, sẽ có một cuộc chiến quy mô lớn nổ ra. Hơn nữa, không có phối hợp về phạm vi tác chiến sẽ làm cho tình hình xấu đi.
Mùa thu năm 2015, Quân đội Trung Quốc đã công bố tên lửa đạn đạo Đông Phong-26 trong Lễ duyệt binh quy mô lớn tại Bắc Kinh, nghe nói loại tên lửa này có tầm bắn tối đa là 1.800 - 2.500 dặm Anh.
Nếu công nghệ này thành công, tên lửa đạn đạo Trung Quốc có thể đe dọa bất cứ tàu chiến nào của Mỹ và đồng minh hoạt động ở các vùng biển trong chuỗi đảo thứ hai ở châu Á. Ngoài ra, số liệu tầm bắn của tên lửa Đông Phong-26 nói trên sẽ làm cho phạm vi tấn công của tên lửa chống hạm vượt xa chuỗi đảo.
Nhìn từ góc độ Đại Tây Dương, từ khu vực duyên hải Trung Quốc tấn công tàu chiến ở phía đông Guam sẽ tốt hơn so với từ căn cứ tên lửa ở trung tâm thành phố Washington tấn công tàu thuyền đi lại ở phía đông đảo Greenland.
Có thể tấn công Guam là một mối đe dọa tiềm tàng đối với lực lượng thực hiện nhiệm vụ ở Hawaii hoặc bờ biển phía tây nước Mỹ.
Trong khi đó, các căn cứ tiền tiêu ở Guam, Nhật Bản hoặc các khu vực khác ở Thái Bình Dương sẽ luôn bị phủ bóng đen bởi các cuộc tập kích tên lửa.
Đến nay, do hơn 5 năm qua tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D được biên chế cho Quân đội Trung Quốc, nhưng chưa từng tiến hành thử nghiệm trên biển, vì vậy, nó chưa có bất cứ giá trị nào. Trong khi đó, tên lửa Đông Phong-26 được thử nghiệm trong điều kiện chiến tranh thì càng ít.
Đây chính là nguyên nhân dừng lại để suy tính kỹ càng. Chính như có một quan điểm cho rằng, nếu trong thời bình không nắm chắc kỹ thuật, thì trong thời chiến sẽ thể hiện một cách đáng thất vọng.
Tuy nhiên, nếu nhân viên kỹ thuật Trung Quốc có thể thực hiện được "danh" xứng với "thực", thì tên lửa chống hạm sẽ là một thủ đoạn tấn công rất có hiệu quả. Quân đội Mỹ cho biết họ không có vũ khí đáp trả tên lửa chống hạm của Trung Quốc.
Theo Viettimes.vn