Báo Mỹ: Philippines có quá nhiều thứ để mất nếu “chia tay” Mỹ

Hôm 27/10, tờ Stars and Stripes của quân đội Mỹ cho rằng Philippines có quá nhiều thứ để mất nếu cắt đứt các mối quan hệ với Mỹ, đặc biệt là các thỏa thuận quốc phòng.

Stars and Stripes cho rằng, không có Philippines, sẽ là một tổn thất lớn trong chiến lược xoay trục sang châu Á của Mỹ. Tuy nhiên, Manila cũng có rất nhiều thứ để mất nếu từ bỏ các mối quan hệ với Mỹ.

Theo tờ này, việc từ bỏ liên minh với Mỹ sẽ ảnh hưởng đến vai trò của Philippines ở Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), gây tổn hại quá trình hiện đại hóa của quân đội và cả cuộc chiến đấu của Manila với các nhóm cực đoan ở miền Nam nước này.

Báo Mỹ: Philippines có quá nhiều thứ để mất nếu “chia tay” Mỹ - ảnh 1

Một binh sĩ Philippines đang tham gia cuộc tập trận chung với quân đội Mỹ hồi tháng 4/2016.

Các lực lượng vũ trang Philippines sẽ gặp trở ngại lớn nếu ông Duterte thực sự hủy bỏ các thỏa thuận quốc phòng với Mỹ. Stars and Stripes nhận định, quân đội Philippines từ lâu đã bị thiếu cả về tài chính và các chương trình đào tạo. Quân đội Philippines rõ ràng đang hưởng lợi từ các trang thiết bị và sự hiện diện của Mỹ.

Ông Patricio Abinales, một giáo sư của Chương trình Nghiên cứu châu Á tại Đại học Hawaii ở Manoa, cho biết: "Đó là một quân đội có quan hệ rất, rất mạnh mẽ với Mỹ, từ các bài huấn luyện, bài tập quân sự  đến các khóa đào tạo và các loại vũ khí”. Ông Abinales cũng là tác giả của nhiều cuốn sách về chính trị Philippines. Ông cũng là người sinh ra ở hòn đảo phía nam Mindanao, nơi ông Duterte từng sinh sống thời nhỏ.

Ông Abinales nói: "Tôi nghĩ rằng quân đội sẽ siết chặt hàng ngũ và nói: "Không, chúng tôi sẽ giữ các mối quan hệ với Mỹ”. Những mối quan hệ này luôn mạnh mẽ trong 20 năm qua".

Philippines đã từng là nơi chứa nhiều căn cứ quân sự lớn của Mỹ trong nhiều năm liền trước khi chính phủ Manila đóng cửa những căn cứ này vào năm 1991. Tuy vậy, mối quan hệ giữa quân đội hai nước không bị cắt đứt hoàn toàn. Nó được củng cố sau sự kiện nước Mỹ bị tấn công khủng bố ngày 11/09/2001 khi hai nước nhận thấy có mối lo ngại chung về chủ nghĩa khủng bố cực đoan.

Cũng trong năm 2001, nhóm khủng bố Abu Sayyaf có mối liên hệ với al-Qaeda đã thực hiện một vụ bắt cóc hàng loạt trên đảo Palawan của Philippines. Một con tin người Mỹ đã bị chặt đầu. Cuộc khủng hoảng đó kéo dài tới một năm cho tới khi một nhà truyền giáo Mỹ thiệt mạng trong cuộc tấn công quân sự nhằm giải cứu những người bị bắt còn lại.

Nhiều vụ đánh bom, bắt cóc để đòi tiền chuộc cũng như nhiều vụ tấn công khác đã xảy ra ở Mindanao và nhiều thành phố khác của Manila.

Năm 2002, Mỹ đã mở một cái gọi là mặt trận thứ hai trong cuộc chiến chống khủng bố bằng cách cử một lực lượng đặc biệt đến giúp Philippines chiến đấu chống lại các nhóm thánh chiến liên quan đến al-Qaeda ở Mindanao. Đến năm 2010, số lính Mỹ đóng quân ở Mindanao là 600 người. Mỹ chủ yếu giúp quân đội Philippines đào tạo các binh sĩ và thực hiện các nhiệm vụ tuần tra. Kết quả, các nhóm khủng bố liên tục bị mất lãnh thổ chiếm đóng.

Tháng trước, một phát ngôn viên của Lầu Năm Góc cho biết, số binh sĩ đặc nhiệm Mỹ ở Philippines hiện nay dao động từ 50 đến 100 người, tùy thuộc vào các bài tập luân phiên. Ngoài ra còn thường xuyên có 300 tới 500 lính Mỹ hỗ trợ các cuộc tập trận song phương thường xuyên và nhiều hoạt động khác.

PHẠM KHÁNH (Lược dịch)

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Đang cập nhật dữ liệu !