Báo Mỹ phân tích "Kế hoạch tổng thế" chống Trung Quốc của Đài Loan

Một trong những quan điểm mà rất nhiều nhà phân tích quân sự đã đưa ra trong những năm gần đây là, Bắc Kinh không có ý định dùng sức mạnh quân sự để chiếm lại Đài Loan.

Mới đây, tạp chí National Interest của Mỹ đã cho đăng tải một bài viết của tác giả J. Michael Cole - cựu chuyên gia phân tích trong Cơ quan An ninh tình báo Canada, hiện đang là Tổng biên tập của tạp chí Thinking Taiwan đồng thời là chuyên gia nghiên cứu cao cấp của Viện nghiên cứu Trung Quốc đương đại có trụ sở đặt tại Đài Bắc (Đài Loan). Bài viết của Michael Cole tập trung phân tích khá kỹ những "Kế hoạch tổng thể" của Đài Loan nhằm chống lại nguy cơ bị Trung Quốc tấn công trong tương lai. Dưới đây là nội dung bài viết.

Một số người lý luận rằng nếu Trung Quốc làm vậy họ sẽ phải chịu tổn thất rất nhiều. Trong khi có người tin rằng Bắc Kinh có thể đạt được mục đích thống nhất của mình bằng cách tiếp tục phát triển kinh tế cũng như đưa ra những động cơ để thuyết phục hòn đảo này dần dần “trở về” với Trung Quốc.

Mặc dù những yếu tố này thể hiện những nguyên nhân vì sao Trung Quốc không muốn gây chiến với Đài Loan, chúng ta không thể bỏ qua khả năng rằng quân đội Trung Quốc có thể sẽ phải tham chiến, đặc biệt là khi mục đích điều động quân đội được coi là “chiến tranh tự vệ”. Tức là, Trung Quốc lấy cớ “buộc lòng” phải hành động do tình hình khu vực trở nên biến động và “không thể cứu vãn” được nữa.

Báo Mỹ phân tích

Một máy bay F-16 của Không quân Đài Loan.

Do đó, mặc dù khả năng chiến tranh nổ ra ở eo biển Đài Loan trong tương lai gần là khá nhỏ, Đài Loan vẫn không thể ngồi yên và phải tìm kiếm một chiến lược quốc phòng hiệu quả.

Yếu tố đầu tiên của chiến thuật đó là Đài Loan phải xác định rõ ràng mục tiêu của mình là gì, và quan trọng nhất là, “chiến thắng” trong trường hợp này sẽ là như thế nào. Xét về sự khác biệt về số lượng và chất lượng của quân đội Trung Quốc và Đài Loan, có thể thẩy rõ ràng với Đài Loan, việc tiêu diệt toàn bộ quân đội Trung Quốc là điều không thể.

Hơn nữa, Đài Loan không có khí tài cần thiết và cũng không mong muốn chiến đấu nhằm tiêu diệt quân đội Trung Quốc trên lãnh thổ của họ. Do đó, khu vực giao chiến phần lớn sẽ là eo biển Đài Loan nếu là một cuộc tranh chấp, hoặc là đảo Đài Loan nếu là một cuộc đổ bộ chiếm đảo thực sự.

Tất nhiên, Quân đội Trung Quốc có nhiều phương thức để gây sức ép với Đài Loan và rất nhiều trong số đó không cần đến việc xâm chiếm đảo. Hải quân và Không quân có thể được điều động để phong tỏa đảo, còn Quân đoàn Pháo binh số 2 của Trung Quốc sẽ tấn công bằng tên lửa đối với các cơ quan đầu não của Đài Loan và các mục tiêu quan trọng khác ở Đài Loan, bao gồm tháp rađa, sân bay, căn cứ hải quân và các hệ thống quân sự khác của đảo.

Trong trường hợp đó, Đài Loan sẽ buộc phải dùng chiến lược phòng thủ hoàn toàn. Việc tăng cường và chia nhỏ các mục tiêu cũng như cải thiện khả năng phòng không là một phần trong chiến lược này và quân đội Đài Loan đã chuẩn bị trước trong nhiều năm. Mục tiêu của những biện pháp trên là nhằm giảm thiểu khả năng Trung Quốc đạt được mục đích của mình.

Hiện tại, Đài Loan có đủ nguồn tài nguyên để thực hiện những phương án trên. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc Trung Quốc không còn có thể phong tỏa hoặc đẩy mạnh chiến tranh ở Đài Loan nữa. Việc biến Đài Loan trở thành một pháo đài bất khả xâm phạm cũng cho thấy rằng, Bắc Kinh càng đẩy mạnh chiến tranh thì càng phải đối mặt với những vấn đề, bao gồm sức ép từ trong nước và quốc tế đối với việc sử dụng vũ lực. Do vậy, tổn thất của chiến lược đó với Trung Quốc sẽ rất nặng nề.

Báo Mỹ phân tích

Quân đội Trung Quốc đang ngày càng phát triển hơn và hoạt động trên biển của họ cũng trở nên táo bạo hơn.

Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều trường hợp mà việc xâm chiếm có thể là một bước đi chính đáng. Có rất nhiều báo cáo về quân sự Trung Quốc mà trong đó có nhắc đến cụm từ “chiến tranh tự vệ” hoặc những luận điểm có hàm ý tương tự. Đó có thể sẽ là một trong những cách mà chính phủ Trung Quốc sẽ dùng để hợp lý hóa việc dùng vũ lực để đạt được mục tiêu của mình. Trung Quốc sẽ coi mình là nạn nhân, chứ không phải kẻ gây hấn, do những tình huống bên ngoài đã “buộc” phải tấn công để bảo vệ những lợi ích cơ bản của mình bằng bất kỳ cách nào.

Nói cách khác, một sự thay đổi trong bối cảnh khu vực có thể sẽ khiến lãnh đạo Trung Quốc chỉ có 2 lựa chọn: hoặc là đầu hàng hoặc chiến đấu để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ. Một bản tuyên ngôn độc lập của Đài Loan rất có thể sẽ khiến Trung Quốc phản ứng bằng vũ lực, thông qua Đạo luật Chống ly khai mà nước này ban hành vào năm 2005. Trung Quốc cũng sẽ “buộc” phải hành động nếu nước này coi tình hình chính trị ở Đài Loan bất ổn đến mức có thể “đe dọa sự an nguy của người dân Trung Quốc”, qua đó châm ngòi những sự kiện gần giống như ở bán đảo Crimea để chiếm Đài Loan.

Do đó, chưa thể loại bỏ khả năng Trung Quốc sẽ dùng toàn bộ vũ lực để tấn công Đài Loan, khi chỉ dựa vào những tính toán về tổn thất và lợi ích đơn thuần. Ngay cả khi khả năng này vẫn chưa thể xảy ra, nó vẫn tồn tại. Dựa vào việc Đài Loan đang ngày càng không mong muốn tái hợp với Trung Quốc, việc Bắc Kinh quyết định triển khai quân sự, dĩ nhiên với mục đích “tự vệ”, để chống lại những “phần tử chia rẽ” đe dọa tư tưởng “Trung Quốc thống nhất” và khiến những khu vực khác sẽ làm điều tương tự.

Vậy Đài Loan có thể làm gì để đẩy lùi một cuộc xâm lược của Trung Quốc? Bởi quân đội nước này không thể chiến thắng được quân Trung Quốc theo cách thông thường, và Đài Loan cũng không được đảm bảo rằng những đồng minh như Mỹ và Nhật Bản sẽ can thiệp vì họ, phương pháp phòng thủ tốt nhất sẽ là đảm bảo Trung Quốc sẽ không có hành động mạnh bạo ngay từ lúc mới hình thành. Có nghĩa là, Đài Loan phải tìm cách gia tăng tổn thất của một cuộc xâm lược, cả về vật chất và tình thần, đối với quân đội, lãnh đạo và người dân Trung Quốc.

Lý thuyết mà nói, hoạt động này bao gồm việc xây dựng quân đổi nhằm chống lại một cuộc tấn công thủy – bộ bằng lực lượng hải quân và không quân, cùng với các loại tên lửa, pháo, lực lượng đặc nhiệm, và một đội quân dự bị được trang bị và huấn luyện đầy đủ. Việc đảm bảo các loại tàu và máy bay được an toàn sau các đợt pháo kích của Quân đoàn Pháo binh Số 2 trong giai đoạn đầu của cuộc xâm lược sẽ là rất quan trọng bởi chúng có vai trò tấn công các tàu vận chuyển quân trên eo biển Đài Loan.

Tuy vậy, chiến lược phòng vệ đó có thể sẽ không đủ để đẩy lùi Bắc Kinh. Do đó, Đài Loan cũng hướng đến việc gây ra những tổn hại lớn đối với lãnh thổ Trung Quốc. Đài Loan đã có tên lửa bắn từ tàu chiến cùng các loại tên lửa không đối đất có khả năng vô hiệu hóa các sân bay và các tháp rađa tại Trung Quốc.

Báo Mỹ phân tích

Một người Đài Loan phản đối sự xâm lược của Trung Quốc.

Sự phát triển và dàn trải của các loại tên lửa trên bộ và trên biển sẽ khiến quân đội Trung Quốc khó tìm kiếm và tiêu diệt toàn bộ các loại vũ khí này, qua đó gia tăng khả năng phản công của Đài Loan, đặc biệt là khi tầm bắn được cải thiện (tuy nhiên để giữ vững vị thế của mình, Đài Loan vẫn phải đảm bảo rằng họ chỉ sử dụng các loại vũ khí đó đối với các mục tiêu quân sự). Để tối đa hóa sức mạnh của các loại tên lửa, Đài Loan sẽ phải cải thiện khả năng xác định mục tiêu bằng việc đầu tư mạnh tay hơn vào công nghệ rađa và vệ tinh.

Bên cạnh đó, hoạt động tình báo tại Trung Quốc cũng như khả năng thực hiện chiến dịch phá hoại các mục tiêu quân sự sẽ nâng cao khả năng tấn công của Đài Loan. Một số lựa chọn khác bao gồm các loại máy bay không người lái có vũ khí và hạm đội tàu ngầm với khả năng bắn tên lửa. Tất cả các phương án trên đều phụ thuộc vào vào việc liệu Đài Loan muốn tiếp tục đầu tư hay không.

Bên cạnh những chiến lược phòng vệ bằng vũ khí, Đài Loan cũng có những chiến thuật về chính trị nhằm gây những thiệt hại lớn nếu Trung Quốc xâm lược. Đài Loan có thể đẩy mạnh chiến tranh chính trị hơn trước. Mục tiêu của nó là nhằm chống lại những hoạt động tương tự của Trung Quốc, trước đây đã từng thành công trong việc hạ thấp tinh thần của binh sĩ Đài Loan, trong khi đó các nước tin rằng Đài Loan là một đối tác an ninh thiếu tin cậy, hoặc việc hợp nhất với Trung Quốc là điều không thể tránh khỏi.

Báo Mỹ phân tích

Binh sĩ Trung Quốc trong một buổi diễn tập.

Ngoài ra, Đài Loan nên tìm cách khiến Trung Quốc tin rằng đồng minh của Đài Loan, gồm Mỹ và có thể cả Nhật Bản, sẽ phản ứng nếu quân đội Trung Quốc xâm lược Đài Loan. Đài Loan không nên để Bắc Kinh phân vân về việc liêu Mỹ sẽ tham gia nếu có xung đột ở eo biển Đài Loan, đặc biệt là khi sự chú ý của Washington tại khu vực này, cụ thể là Đài Loan, vẫn còn chưa rõ ràng.

Sự mập mờ này, vốn là một phần trong chính sách của Mỹ tại eo biển Đài Loan kể từ sau Chiến tranh Triều Tiên, cần phải bị loại bỏ và thay thế bằng một loạt những động thái rõ ràng khiến Trung Quốc phải quan ngại Mỹ. Tokyo cũng là một đối tác gần với Đài Loan, do đó có thể có khả năng hai nước sẽ hợp lực với nhau.

Nếu Bắc Kinh tin vào sự can thiệp của Mỹ và Nhật Bản, họ sẽ ngại tiến hành chiến dịch quân sự có thể khiến hai nước trên phản ứng. Sự xuất hiện của hai nước này sẽ gia tăng đáng kể tổn thất của một cuộc xâm lược và làm giảm khả năng “đánh nhanh thắng nhanh” mà Trung Quốc mong muốn.

Đài Loan cũng có thể tận dụng những gì họ đang có, một thể chế dân chủ tự do và một nền kinh tế tương đối lớn, để khuyến khích cộng đồng quốc tế lên tiếng phản đối việc ép buộc Đài Loan hợp lại với Trung Quốc bằng phương pháp quân sự. Việc thuyết phục Bắc Kinh rằng quốc tế sẽ không chấp nhận hành động vũ lực và sẽ áp đặt cấm vấn kinh tế nếu cần sẽ là một bức tường bảo vệ cho Đài Loan.

Việc giúp những người bên ngoài hiểu được bản chất và sự quý giá của xã hội của họ, và khuyên khích họ chủ động hơn trong việc tạo nên lâp trường vững chắc hơn đối với Đài Loan sẽ mất nhiều thời gian. Những chương trình mà Bộ Ngoại giao Đài Loan đang thực hiện sẽ là nền tảng của những nỗ lực trên, cùng với việc nâng cao quan hệ với các nước khác cũng là một điều nên làm.

Bên cạnh đó, những doanh nhân Đài Loan lập nghiệp tại Trung Quốc và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế nước này trong những thập kỷ qua cũng có thể đe dọa ngừng kinh doanh và rút khỏi đất nước nếu quân đội Trung Quốc gây hấn trên eo biển Đài Loan. Mặc dù đã sống và làm kinh doanh nhiều năm ở Trung Quốc, phần lớn những người này không muốn nhìn quê hương mình gặp chiến tranh. Sức ép từ phía họ đối với Trung Quốc là điều không thể xem thường.

Cuối cùng, Đài Loan có thể đẩy lùi Trung Quốc bằng chiến tranh tin học. Bằng công nghệ thông tin, Đài Loan có thể xác đinh các mục tiêu quân sự và dân sự để đáp trả nhằm gây gián đoạn cho Trung Quốc nếu đảo bị tấn công.

Theo đó, ngành ngân hàng và công nghệ cao là những mục tiêu chính. Ngoài ra, việc có thể cản trở hay thậm chí là vô hiệu hóa vũ khí hạt nhân của Trung Quốc, hoặc tiêu diệt hệ thống phòng không, khiến Trung Quốc phải hứng chịu những đợt ném bom từ máy bay Mỹ sẽ khiến Bắc Kinh phải dè chừng hơn trước khi tiến hành xâm lược.

Để làm được những điều trên, Đài Loan phải phát đi những tín hiệu cho thấy họ có thể thực hiện những đòn tấn công như vậy để khiến Bắc Kinh tin rằng mối đe dọa là có thật. Họ cũng phải bảo vệ mình khỏi các hoạt động gián điệp của Trung Quốc.

Sau cùng, việc Mỹ và Nhật Bản chưa cam kết can thiệp nếu cuộc xâm lược xảy ra sẽ khiến quân đội Đài Loan có rất ít khả năng để đánh bại Trung Quốc. Sự chênh lệch về sức mạnh giữa hai nước là quá lớn, do vậy cách duy nhất để Đài Loan chiến thắng là phải đảm bảo rằng Trung Quốc không bao giờ được tấn công Đài Loan. Chiến lược đẩy lùi là vũ khí mạnh nhất mà họ có và họ cần phải làm được nhiều hơn thế.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.

Anh Tuấn (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !